kiến thức Volumetric Efficiency - Hiệu suất khí nạp

Mr. Noname

Senior Member
Đăng lại do bị xóa thớt vì tít viết hoa toàn bộ :amazed::amazed::amazed:
Chia sẻ bài viết về công nghệ VVA trên Exciter 155 mới ra từ ACCEL Motorsports
---
VE - Volumetric Efficiency gọi nôm na trong tiếng Việt là hiệu suất nạp khí của động cơ, được thể hiện bằng tỉ số giữa [tỉ trọng của hòa khí trong xi lanh ngay sau kì nạp đầu kì nén] chia cho [tỉ trọng của hòa khí tại họng nạp] – theo wikipedia. Hoặc, có có thể hiểu đây là sự chênh lệch giữa áp suất khí nạp ở trong xi lanh sau kì nạp với áp suất trung bình ở họng nạp.

Hiểu đơn giản hơn nữa thì đây có thể gọi là tỉ số giữa khối lượng không khí nạp được sau kì nạp (xupap nạp đóng) so với cùng lượng thể tích không khí của buồng đốt tính ở áp suất khí quyển.

Sau khi anh em đọc 7 7 49 lần mấy câu phía trên mà cũng không hiểu thì nên đọc câu mì ăn liền này: VE chính là con số nói lên độ “đặc” của khí nạp vào động cơ, so với áp suất không khí bên ngoài.

Vậy hiệu suất nạp khí quyết định điều gì trong động cơ: câu trả lời là liên quan mật thiết tới sức mạnh động cơ, cụ thể ở đây là mã lực và lực kéo. Điều đơn giản mà ai ở đây cũng biết là càng nạp được nhiều hòa khí trong một kì nạp thì ở kì nổ sẽ sản sinh nhiều năng lượng, thế thôi.

Với việc sản xuất động cơ cũng như độ xe thì “người ta” cực kì quan tâm vấn đề này, và bất cứ hành động thay thế các linh kiện mà anh em gắn cho xe mình đều làm thay đổi con số VE này, ví dụ vài cái nhé: thay đổi lọc gió, thay bô, thay họng gió, thay họng nạp, thay (góc) cam, thay xupap… Mỗi linh kiện thay vào xe sẽ ảnh hưởng nhất định và có tác dụng mạnh ở một dải tua máy nhất định, và lúc mà vô đúng toàn đồ ở tua cao cho xe mình thì anh em sẽ kháo nhau gọi là “xe tao vô đúng bài” đó.

1609669192052.png

...

Việc thay đổi từng bộ phận hoặc làm gì trong cái động cơ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến VE thì mình xin gác lại cho mấy bài sau, vì mình từng khui ra một chủ đề về Variable Valve Timing (VVT) nhưng thấy nói mỗi cái đó thì nó sẽ làm mất đi tính tổng quan và khiến ae khó hiểu hơn khi chỉ nói VVT ảnh hưởng VE như thế nào. Nên, để sau nhé, hôm nay hiểu VE là gì trước cái đã.

Với mấy động cơ nạp hòa khí cưỡng bức như turbocharge và supercharge thì VE dễ lớn hơn 100%, đặc hơn nhiều không khí ngoài môi trường, vì đơn giản đó là nạp cưỡng bức, luồng không khí nạp sẽ bị gia tốc và nén lại, trở nên cô đặc hơn trước khi vào buồng đốt, tất cả chỉ phụ thuộc vào việc cài đặt cho hệ thống nén khí của turbocharge và supercharge. Áp suất khí nạp cho mấy xe “chơi hết cỡ” thậm chí có thể lên đến vài bar – 300%-400%. Vì lí do này mà người ta rất chuộng làm turbo hoặc cải thiện hệ thống turbo, vì dễ lụm nhiều mã lực hơn ở vòng tua thấp hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.

Với động cơ hút khí tự nhiên (naturally aspirated engine) thì chuyện hòa khí nạp có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển là chuyện thường như ở huyện, vì trên đường nạp có những thứ gây rối rắm cho dòng chảy của khí nạp làm hòa khí không chạy vào xilanh một cách trơn tru nhất được: vướng cái lọc, vướng bướm ga, vướng kim phun, vướng cái xupap, họng nạp thân xupap thì toàn muội than,... như kiểu bạn đang hút vui vẻ nước trong li trà sữa mà mắc phải viên trân châu vậy. Tỉ số này chỉ bò bò ở khoảng 80-100% là tốt lắm rồi.

Tuy nhiên với rất nhiều nghiên cứu trào máu não của mấy ông kĩ sư và nhà vật lí thì con số này có thể đạt đỉnh điểm lên đến 130%, tuy chỉ ở một dải tua máy nhất định, và để giữ tỉ số này luôn cao trong toàn bộ dải hoạt động của động cơ thì lại phải variable khá là nhiều thứ.

Bài này đơn giản đến đây, nhưng đảm bảo khó hiểu, ae đọc lại đi nhé
😈
😈
😈


Chúc một ngày tốt lành.
---
Nguồn: ACCEL Motorsports
 
Back
Top