thảo luận [Voz Can Cook] Hướng dẫn vozer nấu ăn gia đình.

bianhchum

Senior Member
Chào mấy thím, chắc nhiều thím cũng biết qua thớt “ Mỗi tuần 1 món”, thớt đó hiện tại đang tạm dừng vì mình khá nhiều việc nên không chăm thớt đó được, món ăn trong đó cũng khá khó, bài viết lộn xộn... nên cũng ít bàn luận, thời gian tới mình sẽ sắp xếp lại thớt đó cho mọi người dễ theo dõi.
- Hiện tại nhờ covid nên cũng nhiều thời gian, mình tạo thớt này để mọi người giao lưu với nhau, chủ yếu là những món ăn hàng ngày, bửa cơm gia đình.... Mình nghỉ bếp chuyên cũng khá lâu, nên có thể quên hoặc sai sót vài thứ, mấy thím đừng khắc khe quá nhé.
- Ở thớt này mình sẽ hướng dẫn mấy thím từng bước một, chuẩn bị dụng cụ, cách sử dụng dụng cụ, sơ chế thực phẩm, những nguyên liệu cơ bản kết hợp được với nhau.


Phần 1: Dụng cụ bếp. Số lượng. Mục đích sử dụng.

- Dao : dao có nhiều loại, trong bếp gia đình mình cần những loại sau: Dao thái thịt - cá, dao chặt, dao thái rau củ, dao trái cây, dạo mủi nhọn nhỏ, dao bào đa năng. Dao thì mình ưu tiên dùng của kiwi nhé. 1 cây mài dao, 1 cục đá mài.
+ Dao thái thịt: x2
1625898999465.png
.
Lưu ý: có 1 loại gần giống như này nhưng lưỡi dao nhỏ + mỏng hơn, mũi dài + nhọn hơn. Đó là dao thái rau củ.
+ Dao thái rau củ: x1
1625899231491.png

+ Dao trái cây: x1
1625899288277.png


+ Dao bào có loại kết hợp: bào sợi, bào vỏ....

* Dao mình mua trong Mega Market (MM) nhé, mấy thím vô đó lựa có đủ loại.

- Thớt: Mình dùng thớt nhựa. Trong MM có bán giá từ 200-350k 1 tấm, tùy theo kích thước, thớt to thì dùng sướng. Thớt nhựa sạch, dễ vệ sinh, ít để lại vết dao trên thớt.
+ Nên mua tối thiểu là 4 cái, 4 màu khác nhau. 1 đồ sống, 1 rau củ, 1 đồ chín, 1 hoa quả. Thường thì đồ sống ( đỏ), rau củ ( xanh lá), đồ chín ( trắng), hoa quả ( trắng). Thím nào kỹ tính thì mua thêm 1 thớt dành riêng cho hải sản ( xanh dương).
*** Khi dùng thớt nhớ lót 1 khăn ướt ở dưới để tránh trơn trượt.
- Khăn: Khăn trong bếp rất quan trọng, sử dụng loại khăn không rụng lông, màu xám hoặc trắng. Trong MM có bán 30k-50k/cái.
+ Khăn trắng dùng để lau thớt, lau dụng cụ, lau chén dĩa.... những đồ dùng sạch, sử dụng trực tiếp.
+ Khăn xám dùng lau bàn, vệ sinh, lót thớt.... Dùng để làm vệ sinh.
- Chảo: Ưu tiên dùng chảo chống dính hết nhé. Giá dao động từ 3-600k/ cái. Tùy kích thước. Trong MM có bán.
+ 1 chảo lòng sâu 28-30cm. 1 chảo lòng sâu 20cm
+ 1 chảo đáy bằng 28-30cm.
- Nồi: Dùng nồi inox hết nhé: Trong MM có bán bộ 3-5 nồi, tùy vào điều kiện, nhưng theo mình thì mua 3 nồi là đủ, thêm 1 nồi lớn 20l.
- Thau - rổ: Khoản 5 bộ, cũng chia màu ra nhé: đỏ, xanh lá, trắng. Rửa rau thì thau - rổ sẽ to hơn làm thịt cá.
- Những dụng cụ khác: Vá canh 3-5 cái ( mua nhiều kích cỡ), 2 xẻng ( ưu tiên mua xẻng nhựa của Đức), 2 kẹp gắp đầu bọc nhựa ( mua loại dài ~25cm), 1 cây đánh kem cỡ trung. Dùng nhựa để hạn chế hư chảo nha.
  • Túi zip, túi + máy hút chân không: túi zip dễ mua, mua nhiều size tuỳ theo nhu cầu bảo quản. Máy hút chân không khoản 2-300k, túi hút 3-4k/túi, đảm bảo hơn túi zip, có thể tái sử dụng vài lần.
  • Cân tiểu ly 3kg: loại 0,1g là được. Hoặc mua loại 1kg 0,1g. Giá từ 200-1tr.
Cách sử dụng dao:

+ Cách cầm dao:
1625900655020.png

+ Cách kê tay khi thái đồ:
1625900685339.png



*** Khi thao tác vừa xong với dao thì cắm ngay vào ống cắm dao, nếu ống cắm dao dạng nghiên: ngửa lưỡi dao lên trên, tránh trường hợp lưỡi dao kéo dài trên mép ống cắm làm hư lưỡi.
1625901613738.png


- Nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì đặt dao nằm ngang phía trên cùng của thớt, lưỡi dao hướng lên trên. Tránh trường hợp vô ý đưa tay trúng lưỡi dao.












 

Attachments

  • 1625902747634.png
    1625902747634.png
    1.1 MB · Views: 482
Last edited:
Chào mấy thím, chắc nhiều thím cũng biết qua thớt “ Mỗi tuần 1 món”, thớt đó hiện tại đang tạm dừng vì mình khá nhiều việc nên không chăm thớt đó được, món ăn trong đó cũng khá khó, bài viết lộn xộn... nên cũng ít bàn luận, thời gian tới mình sẽ sắp xếp lại thớt đó cho mọi người dễ theo dõi.
- Hiện tại nhờ covid nên cũng nhiều thời gian, mình tạo thớt này để mọi người giao lưu với nhau, chủ yếu là những món ăn hàng ngày, bửa cơm gia đình.... Mình nghỉ bếp chuyên cũng khá lâu, nên có thể quên hoặc sai sót vài thứ, mấy thím đừng khắc khe quá nhé.
- Ở thớt này mình sẽ hướng dẫn mấy thím từng bước một, chuẩn bị dụng cụ, cách sử dụng dụng cụ, sơ chế thực phẩm, những nguyên liệu cơ bản kết hợp được với nhau.


Phần 1: Dụng cụ bếp. Số lượng. Mục đích sử dụng.
- Dao : dao có nhiều loại, trong bếp gia đình mình cần những loại sau: Dao thái thịt - cá, dao chặt, dao thái rau củ, dao trái cây, dạo mủi nhọn nhỏ, dao bào đa năng. Dao thì mình ưu tiên dùng của kiwi nhé. 1 cây mài dao, 1 cục đá mài.
+ Dao thái thịt: x2
View attachment 643113.
Lưu ý: có 1 loại gần giống như này nhưng lưỡi dao nhỏ + mỏng hơn, mũi dài + nhọn hơn. Đó là dao thái rau củ.
+ Dao thái rau củ: x1
View attachment 643118
+ Dao trái cây: x1
View attachment 643119

+ Dao bào có loại kết hợp: bào sợi, bào vỏ....

* Dao mình mua trong Mega Market (MM) nhé, mấy thím vô đó lựa có đủ loại.

- Thớt: Mình dùng thớt nhựa. Trong MM có bán giá từ 200-350k 1 tấm, tùy theo kích thước, thớt to thì dùng sướng. Thớt nhựa sạch, dễ vệ sinh, ít để lại vết dao trên thớt.
+ Nên mua tối thiểu là 4 cái, 4 màu khác nhau. 1 đồ sống, 1 rau củ, 1 đồ chín, 1 hoa quả. Thường thì đồ sống ( đỏ), rau củ ( xanh lá), đồ chín ( trắng), hoa quả ( trắng). Thím nào kỹ tính thì mua thêm 1 thớt dành riêng cho hải sản ( xanh dương).
*** Khi dùng thớt nhớ lót 1 khăn ướt ở dưới để tránh trơn trượt.
- Khăn: Khăn trong bếp rất quan trọng, sử dụng loại khăn không rụng lông, màu xám hoặc trắng. Trong MM có bán 30k-50k/cái.
+ Khăn trắng dùng để lau thớt, lau dụng cụ, lau chén dĩa.... những đồ dùng sạch, sử dụng trực tiếp.
+ Khăn xám dùng lau bàn, vệ sinh, lót thớt.... Dùng để làm vệ sinh.
- Chảo: Ưu tiên dùng chảo chống dính hết nhé. Giá dao động từ 3-600k/ cái. Tùy kích thước. Trong MM có bán.
+ 1 chảo lòng sâu 28-30cm. 1 chảo lòng sâu 20cm
+ 1 chảo đáy bằng 28-30cm.
- Nồi: Dùng nồi inox hết nhé: Trong MM có bán bộ 3-5 nồi, tùy vào điều kiện, nhưng theo mình thì mua 3 nồi là đủ, thêm 1 nồi lớn 20l.
- Thau - rổ: Khoản 5 bộ, cũng chia màu ra nhé: đỏ, xanh lá, trắng. Rửa rau thì thau - rổ sẽ to hơn làm thịt cá.
- Những dụng cụ khác: Vá canh 3-5 cái ( mua nhiều kích cỡ), 2 xẻng ( ưu tiên mua xẻng nhựa của Đức), 2 kẹp gắp đầu bọc nhựa ( mua loại dài ~25cm), 1 cây đánh kem cỡ trung. Dùng nhựa để hạn chế hư chảo nha.

Cách sử dụng dao:

+ Cách cầm dao:
View attachment 643132
+ Cách kê tay khi thái đồ:
View attachment 643133


*** Khi thao tác vừa xong với dao thì cắm ngay vào ống cắm dao, nếu ống cắm dao dạng nghiên: ngửa lưỡi dao lên trên, tránh trường hợp lưỡi dao kéo dài trên mép ống cắm làm hư lưỡi.
View attachment 643156

- Nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì đặt dao nằm ngang phía trên cùng của thớt, lưỡi dao hướng lên trên. Tránh trường hợp vô ý đưa tay trúng lưỡi dao.


Hóng ạ 😘

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hôm nay sẽ là bài viết về những nguyên liệu cơ bản: những nguyên liệu nào có thể kết hợp với nhau, thứ tự, mục đích, thời gian nấu.

Phần 2: Nguyên liêu.

Mình sẽ chia làm 2 nhóm:
- Nguyên liệu chính:
+ Thịt: bò, heo, gà, vịt, ếch, chim cút, dê,.
+ Hải sản: cá nước ngọt, cá nước mặn, tôm, mực - bạch tuột.
+ Các loại rau, củ.
- Nguyên liệu phụ:
+ Hành tím, hành tây, hành lá, tỏi, ớt, sả, nghệ, gừng. tiêu.
+ Gia vị: nước mắm, nước tương, dầu hào, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm.

Thịt:
- Sơ lượt về thịt: Chúng ta có 3 loại thịt cơ bản nhất là: bò, heo, gà. Trong đó thịt bò là thịt có mùi nặng nhất, đến heo, sau cùng là gà.
  • Tuy nặng mùi nhưng bò (bò ta) lại hợp với khẩu vị của người Việt, nếu dùng những nguyên liệu phụ cũng nặng mùi thì nó sẽ mất đi hương vị đặc trưng của nó.
  • Heo là loại thịt cân bằng nhất, dễ kết hợp nhất.
  • Gà: trên thị trường chia làm 2 nhánh: gà ta - gà CN. Chúng ta tiếp xúc nhiều với gà CN hơn gà ta, hiện tại có 1 loại gà Bến Tre: loại này có thể xem là ở giữa gà ta và gà CN, thịt tương đối gần với gà ta nhưng mùi + vị ngọt trong thịt thì không bằng, giá rẻ dễ tiếp cận với những bạn ở TP lớn. Về gà CN thì mùi gần như không có, chưa kể sẽ hơi hôi, vậy nên khi nấu ăn ta sẽ kết hợp với những nguyên liệu phụ nhiều mùi để kích thích vị giác.

- Kết hợp thịt và những nguyên liệu phụ:
*** Bò: Tỏi, tiêu, hành tây, nước tương, muối.
+ Thịt bò chỉ đi với tỏi, tiêu. Các món xào, nướng.... đều ướp tỏi hoặc xào sơ với tỏi. Tiêu cho vào sau cùng.
Món xào:
+ Thịt bò ngon nhất khi vừa chín tới, ở những món xào, để giữ vị ngọt trong thịt, chúng ta sử dụng lửa lớn + dầu nóng khi xào, chỉ nêm 1 chút muối hoặc nước tương ( để áp đi 1 phần mùi bò, phù hợp với đa số mọi người).
+ Vì phù hợp ăn vừa chín tới, nên khi xào ta kết hợp những loại: cần, hành tây, ớt chuông. Những loại rau củ này phù hợp ăn sống, mùi vị không quá nồng, có vị ngọt và vị thơm - cay đặc trưng riêng. Tuy nhiên, chỉ cho vào sau cùng, vì nếu chín hẳn thì sẽ không còn vị đặc trưng nữa.
Món nước:
+ Với những món nước thì bò sẽ phức tạp hơn. Khi nấu chín, nước trong bò ra nhiều, sẽ tạo mùi khó chịu. Nêu với những món nước như: bún, phở, lẩu... thường kết hợp với nhiều nguyên liệu tạo mùi như: sả, tỏi + vỏ tỏi, quế, hồi, thảo quả, đinh hương, hạt ngò.... Hoặc những gói nguyên liệu như: bò kho, cari....
+ Những món nước thường sẽ dùng phần xương để nấu nước dùng, nên mùi sẽ nặng hơn phần thịt. Những nguyên liệu trên dùng để áp mùi + tạo nên hương vị riêng cho từng món ăn.
Món nướng:
  • Với bò nướng nguyên tảng. Ta chỉ nên ướp nhẹ với tiêu, tỏi, nướng tương. Hoặc dùng muối cho nó tây, nhưng bò Việt đi với muối không hợp lắm nhé.
  • Với bò thái mỏng. Ta có thể kết hơp: tỏi, sả, tiêu, hạt nêm, chút đường, dầu hào, nước tương. Có thể thêm 1 chút nước mắm, có mắm thì k có nước tương.
* Bò nướng tảng thường sẽ dùng thịt bê, ăn là ăn thịt. Còn bò thái mỏng là ăn gia vị.
***Heo: Tỏi, hành, nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu. Riêng với thịt heo thì : hành. nc mắm, tiêu. là 3 gia vị không thể thiếu khi nấu các món về heo
Món kho - xào:
+ Với những món kho - xào: ta sẽ ướp thịt heo với hành - tỏi băm, tiêu, đường, chút nước mắm. Khi nấu ta cũng sẽ phi thơm hành - tỏi trước khi cho thịt vào. Thịt heo dù kho thì cũng nêm ướp trước. Thịt sẽ đậm đà và thơm hơn. Không nhất thiết phải ướp nhiều gia vị, vì thịt heo sẽ nấu chín nên khi nấu ta có nhiều thời gian để nêm nếm.
Món nước:
  • Thịt heo mùi nhẹ nên món nước nguyên liệu cũng nhẹ nhàng hơn: Hành tây, hành tím, tỏi nguyên củ, gừng. Có thể nướng sơ qua bếp ga để thơm hơn.
  • Trong món nước ta sẽ nêm muối hạt + đường phèn ngay lúc đầu khi nấu, để phần xương - thịt sẽ ngấm gia vị, khi ra thành phẩm sẽ không bị nhạt.
  • Với các món canh ta sẽ nêm chút nước mắm vào sau khi nấu xong. Có nước mắm vào nồi canh sẽ đậm đà hơn rất nhiều.
  • Riêng các món bún - phở thì sẽ không nêm mắm hay bất cứ gia vị có mùi nào khác: nước tương...
  • Hạn chế dùng hạt nêm vì sẽ gây đục nước + mùi hạt nêm sẽ lấn hết mùi xương.
Món nướng:
  • Hành, tỏi, sả, tiêu, mắm, nước màu, đường, mật ong, hạt nêm.
  • Thịt heo tuy dễ nhưng với món nướng lại khá là khó. Trong các món nướng như sườn non, cốt lết hay ba chỉ thái 5mm hoặc hơn, ta cần giữ độ ngọt - nước trong thịt vì như thế thịt mới mềm, mà miếng thịt khi nướng xong phải có màu nâu đẹp, bóng. Để làm được điều này có 2 nguyên liệu quan trọng nhất đó là : nước màu và mật ong, nếu không có nước màu thì khi thịt khô mới chuyển sang màu nâu, không có mật ong thịt sẽ không bao giờ bóng.
*** Gà.
+ Gà sẽ đi với: tỏi, sả, ớt, tiêu, nghệ, nước tương, dầu hào, đường, hạt nêm,
Món kho - xào:
  • Hay có sự nhầm lẫn giữa kho sả và xào sả. 2 cách nấu này về cơ bản là giống nhau, khác nhau ở định lượng nguyên liệu - thời gian nấu.
  • Gà sẽ được ướp chung với: sả, tỏi, nước tương, đường, hạt nêm, dầu hào.
  • Ớt hiểm đỏ rất phù hợp với cách nấu này, càng cay càng ngon.
  • Màu vàng của nghệ sẽ làm món ăn hấp dẫn hơn.
Món nước:
  • Gà với món nước chỉ cần xào nhẹ qua với tỏi, khi nấu gà CN có thể cho thêm miếng gừng mỏng để khử mùi.
  • Thịt gà mùi nhẹ nên khi kết hợp với những nguyên liệu: Quế, hồi, thảo quả, đinh hương, hạt ngò.... thì định lượng nấu sẽ rất ít, thời gian nấu nguyên liệu này trong nồi cũng ngắn. Thường dùng cho món phở hoặc lẩu.
Món nướng:
  • Tỏi, sả, tiêu, nc tương, dầu hào, hạt nêm, đường.
  • Gà nướng sẽ ngon hơn khi nhiều sả + tỏi băm ( còn vỏ). Vỏ tỏi rất thơm khi nướng lên.
*Tính chất thịt ếch cũng gần giống như thịt gà. Có thể áp dụng chung cho nhau.
***Vịt, cút.
  • Vịt khá là nặng mùi, vậy nên vịt không bao giờ thiếu gừng + rượu trắng. Từ khâu sơ chế đến nấu. Các bạn mua vịt thì lúc nào cũng nên kèm theo nhiều gừng nhé.
  • Vịt không nhiều món và cũng không xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn nên mình không viết nhiều.

Hải sản:
- Sơ lượt về hải sản: Thường thì ta sẽ chia ra làm 2 nhánh: Nước ngọt - Nước mặn. Mỗi nhánh cách nấu và nguyên liệu cũng khác nhau hoàn toàn.
  • Về cá nước ngọt: Mùi cá nước ngọt nặng hơn, tính chất thịt khác biệt. Khi nấu cá nước ngon sẽ nhiều công đoạn và gia vị hơn.
  • Cá nước mặn: Với cá nước mặn nói riêng và hải sản nói chung, cách chế biến ngon nhất vẫn là hấp và nướng mọi. Vì sống tự nhiên, môi trường rộng lớn, mỗi loại có tính chất thịt khác nhau. Vậy nên khi ăn hấp - nướng mọi ta mới cảm nhận được vị ngon của nó.

***Cá nước ngọt:
  • Cá nước ngọt ta hay gặp nhất là: cá rô, điêu hồng, rô phi, chim, chép, lóc, trê, basa, các loại cá da trơn....
  • Đa số cá trên thị trường là cá nuôi, thịt sẽ không ngon và có mùi nặng hơn cá sông.
  • Để hạn chế được mùi của cá nuôi ( trừ cá da trơn: lóc, hú...) cách tốt nhất là chiên sơ.
  • Các món kho nên cho nhiều tỏi, đầu hành lá ( mùi dễ chịu hơn hành tím),ớt hiểm đỏ, tiêu.
  • Phù hợp với các món lẩu - canh có vị chua. Vì cá béo nên ăn với các món nước chua sẽ ít bị ngán.

***Cá nước mặn:
+ Cá nước mặn hợp nhất với nước mắm và ớt. Hạn chế tỏi - hành khi nấu.

*** Tôm, mực:
+ Phù hợp nhất với tỏi, tiêu, nước mắm. Áp dụng cho các món xào, kho.

Rau củ:
  • Rau ta có 2 loại: Rau dùng để nấu( cải, muống...) - Rau thơm ( rau thơm, tía tô, húng....)
  • Các loại rau khi xào sẽ kết hợp với tỏi đập( để vỏ) và dầu hào + hạt nêm.
  • Rau thơm ta có thể dùng để ăn sống. Tuy nhiên trong 1 vài món ăn sẽ kết hợp khi nấu.
  • Rau có 1 lưu ý rất quan trong: Đổi màu, đổi mùi - mất mùi, đổi vị. Khi bị nấu chín, dù loại nào đi nữa. Vậy nên khi thao tác với rau phải nhanh, dứt khoát, nên chuẩn bị chén gia vị sẵn để hạn chế thời gian nấu.
** Những nguyên liệu ta sử dụng 2 phần như: hành lá ( đầu hành - lá), sả ( gốc sả - lá sả), ngò rí ( gốc ngò- lá ngò)... Phần gốc là phần lưu mùi nhiều nhất, nhưng nó không nhiều mùi thơm, trong nấu ăn để món ăn lưu mùi lâu ta sẽ dùng phần gốc để nấu. Về phần lá, trong lá có nhiều tinh dầu nên phần lá sẽ thơm hơn, nhưng nó cũng rất nhanh mất mùi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, những phần lá chỉ dùng để trang trí hoặc tạo mùi khi món ăn đã được hoàn thành.

Bài viết mình viết tay, kiến thức chủ quan, nếu có thiết sót, các thím hỏi mình sẽ giải đáp và bổ sung sau, nếu có sai đâu các thím sửa dùm.
Đây là phần quan trọng nhất, là kiến thức cơ bản về nguyên liệu. Khi đã hiểu nguyên liệu gì cần gì thì ta có thể tự biến tấu thành những món ăn phù hợp nhất trong mọi hoàn cảnh.
 
Last edited:
Đề nghị chủ thớt sắm ngay mấy em dao # . Ai lại dùng dao kiwi :(.

z2593342236879_813c399f8a54314681ce93b5e7a79b39.jpg

Hướng dẫn chọn dao thôi, kiwi đa dạng mà giá hợp lý, chất lượng ổn. Xài quen thì nếu thích nâng cấp sau.
Đang xài mấy con Tojiro của jav. Thép vg10.
Mà đang bán bánh mì nên đâu dùng chi nó.


via theNEXTvoz for iPhone
 
ủng hộ thím, mình cũng đau đầu nghĩ hôm nay ăn gì. Dịch dã wfh nên cứ phải nghĩ sáng ăn gì, trưa ăn gì, tối ăn gì :surrender:
 
Trước khi vào món ăn cơ bản thì mình bổ sung thêm 1 ít kiến thức nữa, cũng rất quan trọng.
Phần 3: Sơ chế nguyên liệu.

  • Phần này mình sẽ hướng dẫn sơ chế những nguyên liệu hay gặp nhất trong bửa cơm gia đình.
  • Những thứ bắt buộc phải có trong bếp: Muối hột, rượu trắng ( loại nào cũng được, pha cồn cũng được), chanh.

- Thịt heo:
+ Nếu thái mỏng để nấu, thì chỉ cần rửa qua nước muối.
+ Nếu để nguyên khối dùng để luộc, sườn non, xương heo....: rửa nước muối, sau đó chần qua nước sôi, rửa lại bằng nước sạch thật sạch => sử dụng nước mới để nấu.
+ Nội tạng heo: Rửa muối, khử chanh, chần nước sôi. Với dạ dày thì cần phải lộn ngược lại, rửa muối và chanh thật sạch, chần qua nước sôi cạo sạch lớp màng trắng. Với các bộ phận khác thì rửa muối. Với lòng non thì chỉ cần xả nước vào trong 1 lần ( với người thích ăn còn phần cơm bên trong) hoặc rửa nhiều lần tùy theo cách ăn của gia đình, lòng già thì lộn ngược lại rửa sạch với chanh và muối.
- Thịt bò: chỉ rửa khi còn nguyên khối thịt, thịt thái rồi không rửa lại. Chỉ cần rửa nước.
+ Xương bò cũng làm giống xương heo như trên.
- Gà:
  • Đối với gà CN: rửa muối + rượu trắng.
  • Gà ta thì rửa nước.
- Vịt, cút: Chanh, gừng, rượu. Rửa từ trong ra ngoài, cầm vỏ chanh và gừng chà lên từng bề mặt thịt cho thật sạch.

- Hải sản:
- Đồ biển: rửa nước sạch, với tôm - cua - ghẹ dùng bàn chải đánh vào mấy khe dưới lớp vỏ.
+ Cá biển: với cá tươi thì không cần bỏ nội tạng, nhưng cá đông lạnh tốt nhất là bỏ hết.
- Đồ nước ngọt:
  • Với cá da trơn (trê, hú, basa...): Nấu 1 nồi nước sôi, để sủi tăm, dội vào cá. Lúc này sẽ thấy 1 lớp màn trắng bao phủ con cá, đó là lớp nhớt. Sau đó dùng chanh rửa lại lần nữa là sạch.
  • Lươn: thả vào muối hạt khi còn sống, 1 lúc là lươn tự hết nhớt.

Các thím đọc qua phần trên để lưu lại những cách sơ chế cơ bản nhất, những thứ cần thiết cho việc sơ chế. Những món ăn sau này sẽ hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn nguyên liệu khi mua và cách sơ chế những nguyên liệu ít gặp, có thể sẽ không nhắc lại phần trên.
 

Thread statistics

Created
bianhchum,
Last reply from
talatroi,
Replies
490
Views
56,602
Back
Top