Vozer đi qua ghé lại cho em xin 1 ý tưởng với!

Con tôi 3 tuổi, điện thoại bét nhè ko giới hạn. Nhưng trong đầu nó là câu chuyện bà nội kể, tôi vẫn phải kể chuyện cho nó khi đi ngủ, cả tiếng đồng hồ nói chuyện

Nghe nhìn hay nhưng ko đọng vào đầu

Làm gì thì cũng phải viết, viết dc phải đọc và đọc nhiều
 
Hồi xưa thấy môn Văn không quan trọng nhưng lớn rồi mới biết viết luận, báo cáo đều sử dụng đến nó. Cứ lấy ví dụ thực tế mà phang thớt ạ
nghị luận thì đi làm còn đáp ứng chứ nnghị luận thơ văn thì khỏi luôn :(
 
Con tôi 3 tuổi, điện thoại bét nhè ko giới hạn. Nhưng trong đầu nó là câu chuyện bà nội kể, tôi vẫn phải kể chuyện cho nó khi đi ngủ, cả tiếng đồng hồ nói chuyện

Nghe nhìn hay nhưng ko đọng vào đầu

Làm gì thì cũng phải viết, viết dc phải đọc và đọc nhiều
thêm là làm thế nào để rèn con vào việc đọc, nghe, nói nhiều

tôi ko cấm cũng ko nói mồm

cho xem với chơi điện tử chán cmnl, tắt wifi 5g, để mỗi 1 game, mỗi 1 video. xem chơi phát chán. game thì đi ngủ tôi xóa hết, bao giờ ngồi chỗ có wifi thì thích cài gì thì cài :LOL:

điện thoại tý lại tắt nguồn, tắt tiếng

và nó nhìn thấy bố đọc sách, đi ngủ tắt điện ko dc xem điện thoại thì chỉ có nói chuyện, nghe kể chuyện, và lúc nào biết chữ thì đọc thôi

chơi cùng nhau rất nhiều, đủ trò. max trí tưởng tượng. cuối cùng là chỉ có đọc thôi chứ ko có con đường nào khác
 
văn học vẫn còn sức hấp dẫn với công chúng nhé, chỉ là ngày xưa thì ng ta chuộng thơ, văn xuôi, còn ngày nay thì người ta chuộng sách self help, sách dạy làm giàu, đều là văn học nhưng hướng tới thị hiếu của ng đọc thôi
 
Góc học tập!


Chào các bác^^ . Vozer em biết không chỉ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống mà kiến thức về khoa học cũng vô cùng đa dạng nữa, nay mạn phép em được lên đây xin nhờ các vozer chỉ giáo.

Em đang làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học này, muốn xin các vozer trên thông thiên văn ,dưới tường địa lý 1 ý kiến để cho bài luận của em thêm phong phú và hoàn thiện hơn ^^

Đề tài là:

“Trong bối cảnh văn hoá NGHE, NHÌN lên ngôi như hiện nay, VĂN HỌC với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” dường như không còn nhiều sức hấp dẫn đối với công chúng”

- Hãy bàn luận về nhận định trên?

Các bác thấy em chọn đề tài này có hợp thực trạng không ạ, và mỗi người cho em xin 1 chút ý tưởng để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn .Em xin cảm ơn!

via theNEXTvoz for iPhone
Chẩn luôn Minh ei. Ai cãi dắt ra chợ cá nghe mấy bà chửi, đảm bảo về bỏ nghề văn luôn. :):)

via nextVOZ for Android
 
thời đại bây giờ kiến thức ngắn, mì ăn liền, tiếp thu nhanh lên ngôi rồi. đọc sách chỉ dành cho ai thích đào sâu suy nghĩ.
59S2vtW.png
 
văn học vẫn còn sức hấp dẫn với công chúng nhé, chỉ là ngày xưa thì ng ta chuộng thơ, văn xuôi, còn ngày nay thì người ta chuộng sách self help, sách dạy làm giàu, đều là văn học nhưng hướng tới thị hiếu của ng đọc thôi

Có vẻ bác hiểu sai câu hỏi của em rồi ạ. Này là nói đến văn hoá đọc không còn sức hấp dẫn so với văn hoá nghe , nhìn như thời đại nay.


via theNEXTvoz for iPhone
 
Có vẻ bác hiểu sai câu hỏi của em rồi ạ. Này là nói đến văn hoá đọc không còn sức hấp dẫn so với văn hoá nghe , nhìn như thời đại nay.


via theNEXTvoz for iPhone
à, mình thấy cái văn hoá ngôn từ nên tưởng là nói về văn học thôi.Nếu nói về văn hoá đọc trong thời buổi hiện nay thì mình thấy có vài vấnđề khiến cho văn hoá đọc ngày càng ít đi:
  • Nhịp sống quá vội vàng, người ta không có hoặc không muốn thời gian ra để đọc những cuốn sách chi chít chữ nữa
  • Hiện tại công việc đa số là làm trên máy tính nhiều, nhìn cái màn hình đã 8,9 tiếng, thêm điện thoại nữa, tới cuối ngày đi làm về là 2 con mắt đã mỏi nhừ r, k ai muốn đọc sách nữa, thay vì đó ng ta có audio book, vừa để thư giãn vừa kết hợp làm thêm những việc khác, tiện lợi hơn.
  • Giờ đọc sách chủ yếu là sách chuyên ngành, dày, khó cần nghiền ngẫm suy nghĩ nhiều, chứ thể loại văn học đại chúng, thơ,... đều đã có audibook r
edit: đm mấy ông dev cái trang voz này nhé, gõ chữ toàn bị dính lại vcl
 
Đặt câu hỏi:
Liêu văn hoá đọc đăng dần mất đi chỗ đứng trong thời đại công nghệ lên ngôi và văn hoá nghe nhìn phát triển vượt bậc ?
Mở bài: Chém gió, chém nhiệt tình vào
1: Văn Hoá nghe nhìn
Nêu khái niệm
Phân tích
a: Lợi
- Thời gian, sức hấp dẫn, cách tiếp cận, cách thưởng thức ...
b: Hại
- quá nhiều lựa chọn, tính văn học, mức cảm thụ....
2: Văn hoá đọc
Nêu khái niệm
Phân tích
  • Lợi: Như trên
  • hại: Như trên
3: Văn học với tư cách là đại diện tiêu biểu của văn hoá đọc, là nghệ thuật của ngôn từ đang dần mất đi sự hấp dẫn đối với công chúng:
-Thực trạng
-nguyên nhân: Chủ quan, khách quan
- giải pháp: Mỗi nguyên nhân đi kèm với một giải pháp.
Kết luận: Chém gió, nêu quan điểm cá nhân
Chốt một câu thật đặc biệt để ăn điểm.
"Văn học không chỉ mang lại giá trị về tri thức, nó còn là công cụ mà ngôn từ lan toả sức sống của nghệ thuật vào đại chúng. Nó là sức mạnh, là sự vĩnh hằng của tâm hồn mà con người không bao giờ được phép buông bỏ."
 
Góc học tập!


Chào các bác^^ . Vozer em biết không chỉ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống mà kiến thức về khoa học cũng vô cùng đa dạng nữa, nay mạn phép em được lên đây xin nhờ các vozer chỉ giáo.

Em đang làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học này, muốn xin các vozer trên thông thiên văn ,dưới tường địa lý 1 ý kiến để cho bài luận của em thêm phong phú và hoàn thiện hơn ^^

Đề tài là:

“Trong bối cảnh văn hoá NGHE, NHÌN lên ngôi như hiện nay, VĂN HỌC với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” dường như không còn nhiều sức hấp dẫn đối với công chúng”

- Hãy bàn luận về nhận định trên?

Các bác thấy em chọn đề tài này có hợp thực trạng không ạ, và mỗi người cho em xin 1 chút ý tưởng để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn .Em xin cảm ơn!

via theNEXTvoz for iPhone
thực tế thôi,
văn học ngày xưa truyền tải thâm thúy, phê phán thói đời, chế giễu, chê bai thói hư tật xấu để người đọc nhận ra mà né tránh hoặc tự thấy mình sai để bỏ cái tật đó đi => tựu chung là chữ nghĩa làm nên nhân cách, rất giá trị.

Văn học ngày nay cứ ~ 30 củ/ cuốn sách, 3 củ/ bài báo, tâng bốc bản thân, chối bỏ công lao, du nhập văn hóa lai căng, định hướng, kiến tạo ra trending với mục đích tối thượng: kinh tế => tựu chung là mượn danh nghệ thuật để tô son trát phấn, bán thứ giả tạo, rất rất nhiều ....

Thà tôi nghe, nhìn một người nói được làm được ngoài đời, còn hơn đâm đầu vào mấy con chữ toxic tràn lan, không được phê duyệt kiểm duyệt.

Bonus: chủ nghĩa tiêu thụ đã lan rộng toàn cầu, con người ta không chỉ tiêu thụ vật chất một cách thái quá, mà còn tiêu thụ cả văn hóa mà không cần biết thứ đó có phù hợp với mình hay không, chỉ cần miễn là nó mới (tâm lý fomo của đám đông).
 
góc nhìn 1 thằng kỹ thuật:
Phần 1: lịch sử của văn học và ý nghĩa
Phần 2: nghệ thuật ngôn từ và các ví dụ
Phần 3: Văn học Hiện đại và Thị hiếu công chúng
Phần 4: Xu hướng thưởng thức văn học
Phần 5: Góc nhìn cá nhân và kết bài hoặc các phương thức kết hợp văn học với văn hoá nghe nhìn
Tôi thì nghĩ nên đưa phần 5 lên đầu
 
Back
Top