tin tức VTC lên tiếng chỉ trích Steam và nhiều cổng game khác đang kinh doanh chui trên VN

ThanhJunior

Senior Member
Theo khảo sát sơ bộ của Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), doanh thu từ game lậu chiếm 30% doanh thu toàn thị trường game Việt Nam. Như vậy, ảnh hưởng từ game lậu với thị trường nội địa là rất lớn, nhiều giải pháp cũng đã được đưa ra ở dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP (gọi tắt là dự thảo luật mới).

Nhưng như đã đề cập ở bài viết trước, chính sách của cơ quan quản lý khó lòng bao quát hết các mặt của công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay. Do vậy, rất cần sự chung tay góp ý, đóng góp của các nhà phát hành trong nước, để từ đó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà.

Có một điều khá bất ngờ, mặc dù bị ảnh hưởng doanh thu từ game lậu như ở trên, nhưng khi phóng viên liên hệ với các nhà phát hành lớn đang phát hành game ở trong nước như VNG, Gamota (Appota), Vietnam Esports, SohaGame, DECO, các doanh nghiệp này đều không bình luận hay đưa ra giải pháp gì với việc quản lý game xuyên biên giới đang nhức nhối hiện nay.
Chỉ có 2 nhà phát hành là VTC Game (VTC Intecom) và VTC Mobile là đưa ra thực trạng doanh nghiệp mình đang gặp phải và đề xuất phương án để ngăn chặn.
Với câu hỏi ảnh hưởng của game lậu về mặt doanh thu, VTC Game (VTC Intecom) cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 đã bị sụt giảm từ 30-40%, còn đại diện VTC Mobile cho biết khó đo đếm chính xác để có con số cụ thể.

Về giải pháp để ngăn chặn game lậu, cả hai đơn vị này đều đề xuất chặn dải IP máy chủ game lậu, chặn các cổng game lậu trực tuyến Steam, Play Store, App Store, Epic, Origin... nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra cũng phải yêu cầu các đơn vị quảng cáo (Facebook, Google) tuân thủ các quy định về quảng cáo game ở Việt Nam và chú trọng rà soát các kênh thanh toán trong nước hỗ trợ cho game xuyên biên giới không phép.
Đây là những giải pháp cũng đã được đưa vào trong dự thảo luật mới của Bộ TT&TT. Song song đó, để công tác quản lý có hiệu quả hơn nữa, các nhà phát hành Việt cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý như thông báo, báo cáo, kiến nghị lên cơ quan hữu trách về những trường hợp game lậu, game không phép xuyên biên giới đang vận hành chui ở Việt Nam, để từ đó có những giải pháp hạn chế sự hoành hành của game lậu trên các nền tảng xuyên biên giới hiện nay.

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn
_________________________________

Sắp chuẩn bị đủ 100 game trên Lib Steam rồi mà chặn cái chắc oẳng
4gmOAMB.png


"Từng trao đổi với 1 luật sư chuyên về gaming của singapore thì thấy ntn:

1. đám steam hay epic ko phải là phát hành game, mà là 1 dạng cung cấp platform phân phối phần mềm, còn thằng phát hành là riêng (vd EA, Activision....). Phân phối thì đc phép làm qua biên giới chứ ko phải hiện diện thương mại tại VN.

2. Việc yêu cầu đăng ký khi phát hành game (vd rating độ tuổi, kịch bản...) là hợp lý và phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới, tuy nhiên yêu cầu nhà phát hành game lúc nào cũng phải có hiện diện thương mại tại Việt Nam là vớ vẩn và ko phù hợp với thực tế hiện nay nữa. Pháp luật VN chỉ quy định đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thành lập tại Việt Nam, chứ ko quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử qua biên giới. Hiện nay khi có yêu cầu, các nhà phát hành game tại nước ngoài có thu nhập cao tại VN (gần đây là đám Net Marble, Supercells...) đều chấp nhận gỡ game khỏi store luôn vì éo hơi đâu đi lập công ty tại VN hay phải chui đầu qua đám Garena, VNG, FPT. Làm như vậy vừa gây thất thu cho ngân sách (khi éo thu được thuế của chúng nó), vừa ko giải quyết được vấn đề kiểm soát nội dung (vì nó gỡ khỏi store VN nhưng vẫn cho tải ở store nước khác - và người chơi vẫn có thể nạp thẻ nạp card để chơi game của nó).

3. Nếu ko có luật điều chỉnh thì chỉ có thể thực hiện 1 biện pháp là gửi công văn đe doạ đám phát hành / phân phối, ko thì đi ....chặn IP, cấm truy cập :)) tuy nhiên làm như vậy thì sẽ bị cho là ko có tự do internet theo 1 số cam kết của chính phủ VN với quốc tế. Hơn nữa sẽ có những thằng éo thèm gỡ theo yêu cầu, vì nó lập luận là game của tôi có phát hành ở VN đéo đâu, do dân ông tự đi tải mang về chơi đấy chứ => cũng éo làm gì được.

Bởi vậy nên VN cần xem xét điều chỉnh lại luật, cho thành lập cơ quan rating game cho bọn phát hành lớn nó tự đến mà làm, cũng ko cần phải bắt có pháp nhân và xin giấy phép nữa. Còn nếu luật ko sửa thì tốt nhất...éo nên có store VN gì cả, vì sẽ bị kiếm chuyện :)) thằng supercells năm rồi cũng nhận công văn của Bộ TTTT, xong nó lẳng lặng xoá cmn game khỏi store, vì thị trường VN quá bé, và người chơi vẫn tự do tải game từ store khác về chơi được :))"
 
Last edited:
Giờ mà chặn thì ai công nhận có nền kinh tế thị trường. Mà k ai công nhận thì tự đóng cửa thủ dâm như bắc triều tiên ấy
 
Hỏi ngu trường hợp mình ngồi ở Việt Nam mua game trên Steam bằng Visa hay Mastercard được tính là giao dịch nước ngoài hay giao dịch nội địa.
 
Game nước ngoài, down từ máy chủ nước ngoài, store nước ngoài, có bản quyền đàng hoàng không có một cái yếu tố việt gì hết thì đòi tiền gì. Băng thông thì trả tiền nhà mạng vn rồi. Giống như tôi ra nước ngoài cầm theo cái hdd chép đầy game, phim bản quyền(từ steam, amazon,...) rồi mang về nước chơi thì tính tiền thuế kiểu gì.

Sent from Xiaomi Redmi K30 via nextVOZ
 
Last edited:
Lậu là thế nào nhỉ?
Có phải người chơi ở vn, mua gói trong game, hay gì đó thì nph game phải đóng thuế cho vn ah?
 
Game nước ngoài, down từ máy chủ nước ngoài, store nước ngoài, có bản quyền đàng hoàng không có một cái yếu tố việt gì hết thì đòi tiền gì. Băng thông thì trả tiền nhà mạng vn rồi. Giống như tôi ra nước ngoài cầm theo cái hdd chép đầy game, phim bản quyền rồi mang về nước chơi thì tính tiền thuế kiểu gì.

Sent from Xiaomi Redmi K30 via nextVOZ
Theo nguyên tắc kinh doanh phát sinh doanh thu là phải có trách nhiệm nộp thuế rồi phen. Cái này có luật quy định thật đấy, không phải vẽ ra đâu :doubt:
Nếu làm chặt có thể bắt mở văn phòng đại diện hoặc ủy quyền cho một bên nào đấy ở VN phát hành và tính thuế trên đơn vị đó
 
ko nộp thuế cho doanh thu phát sinh tại VN thì là lậu. Nhưng những case này chế tài cực khó, trừ khi NPH game có miếng bánh cực ngon tại VN thì may ra nó chịu nghe, chứ ko nó cấm IP VN và xóa mẹ game khỏi store là xong :LOL: bố mày dí bùi vào dăm ba cái đồng doanh thu lẻ

VN mà ko ra đc cơ chế nào để trung hòa điều này thì chỉ có tự bóp dái, ko ăn đc thì đạp đổ thôi
 
Theo nguyên tắc kinh doanh phát sinh doanh thu là phải có trách nhiệm nộp thuế rồi phen. Cái này có luật quy định thật đấy, không phải vẽ ra đâu :doubt:
Nếu làm chặt có thể bắt mở văn phòng đại diện hoặc ủy quyền cho một bên nào đấy ở VN phát hành và tính thuế trên đơn vị đó
Steam nó đã nộp thuế doanh thu ở nước nó rồi. Vn muốn lấy thuế đó thì nói chuyện với Mỹ. Doanh thu phát sinh từ người việt thì đâu nhất thiết phải đóng thuế vn. Như giờ tôi đi công tác nước ngoài, Campuchia hay gì mua game acc steam lúc đó thì trả thuế cho ai. Tôi chỉ biết tôi mua game chính hãng, bản quyền đàng hoàng sao lại bảo game lậu. Vn thích cứ tạo store mua bản quyền game bán cho người việt, đâu ai cấm.

Sent from Xiaomi Redmi K30 via nextVOZ
 
Last edited:
Back
Top