A great man
Senior Member
Ở góc nhìn chuyên môn, bạn đọc Hoàng Ngọc Vinh nhận định việc khảo sát tiếng Anh là cần thiết nếu mục tiêu rõ ràng và triển khai hợp lý.
Tuy nhiên độc giả này cũng cho rằng cần rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức như tránh lỗi kỹ thuật, chọn thời điểm phù hợp và xây dựng đề sát với thực tiễn giảng dạy hơn.
Một số ý kiến khác cũng đồng thuận với tinh thần cải tiến và nhấn mạnh vai trò chủ động của người thầy trong việc học tập.
Tài khoản thon**@gmail.com đề xuất: "Quyền lợi đi liền nghĩa vụ. Cần tiến tới cơ chế học sinh đánh giá giáo viên để thúc đẩy cạnh tranh và phát triển".
Tài khoản Hai lúa chăn vịt đặt kỳ vọng lớn vào đội ngũ nhà giáo: "Thầy giáo là trí thức, không nên biện minh dạy toán, văn không cần tiếng Anh. Cần có khả năng dự hội thảo, giao tiếp với đồng nghiệp quốc tế".
Bạn đọc thuy**@gmail.com thẳng thắn: "Trình độ tiếng Anh của giáo viên hiện nay thực sự đáng lo ngại, có thể bất lợi cho học sinh nếu không cải thiện".
"Không thể để tình trạng thầy cô soạn bài giảng mà không hiểu các thông báo tiếng Anh trên máy tính, phải nhờ con cái chỉ giúp.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học là để phục vụ công việc và giữ uy tín nghề nghiệp" - độc giả Hồng Hà viết.
Tài khoản Trang cũng nhấn mạnh đến chất lượng tuyển dụng giáo viên hiện nay khi không ít người tốt nghiệp các trường dân lập, điểm đầu vào thấp, lại dễ dàng xin được việc, trong khi sinh viên sư phạm trường top đầu thì khó tìm chỗ đứng.
"Đây mới là vấn đề mấu chốt cần được quan tâm trong cải cách giáo dục", bạn đọc này viết.
Không đạt học bồi dưỡng 6,2 triệu, có khác gì ép buộc?
Trái với các ý kiến trên, nhiều giáo viên và bạn đọc bày tỏ sự bức xúc trước cách tổ chức và mục đích khảo sát.
"Khảo sát đại trà mọi giáo viên, kể cả người không giảng dạy tiếng Anh, khiến họ áp lực và khó hiểu về mục đích cuối cùng", bạn đọc Vinh nêu quan điểm.
"Khảo sát toàn bộ giáo viên, kể cả người không dạy tiếng Anh, để làm gì?", tài khoản cont**@gmail.com viết.
Bạn đọc Phuong, bạn đọc Ha cùng lên tiếng: "Chúng tôi không dạy môn tiếng Anh thì khảo sát làm gì? Còn nói khảo sát để rồi lên kế hoạch bồi dưỡng thì cuối cùng cũng là bắt học mà thôi".
Độc giả Mỹ Lệ chia sẻ: "Đề quá khó, thậm chí giáo viên tiếng Anh còn không làm được, đa số phải nhờ người giỏi tiếng Anh làm giùm".
Tài khoản Thúy Hoa, giáo viên tiếng Anh THPT, chia sẻ: "Tôi làm bài không nổi, đề quá khó. Nhiều giáo viên phải nhờ "cao thủ" làm giúp.
Ai không đạt thì phải đi học bồi dưỡng 6,2 triệu đồng. Như vậy có khác gì ép buộc?".
Tài khoản hnm*@gmail.com cho rằng: "Những quy định từ trên trời này khiến người trong ngành mệt mỏi. Không đạt thì phải học bồi dưỡng, còn đạt cũng phải tốn tiền cấp chứng chỉ".

Vụ khảo sát tiếng Anh 73.000 thầy cô: Ủng hộ cũng có, băn khoăn cũng nhiều
Việc tổ chức khảo sát năng lực tiếng Anh cho toàn bộ giáo viên các cấp tại TP.HCM đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều, ủng hộ cũng có, băn khoăn cũng nhiều.