WHO gióng hồi chuông cảnh báo về việc tiêu thụ muối

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://laodong.vn/the-gioi/who-giong-hoi-chuong-canh-bao-ve-viec-tieu-thu-muoi-1157962.ldo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về nhu cầu giảm lượng muối trong bữa ăn. Chỉ có 5% quốc gia trên thế giới có thể đáp ứng nhiệm vụ phổ quát này.

Hiện nay, lượng muối ăn trung bình một ngày của một người trên thế giới là 10,8 gram, cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5 gram muối mỗi ngày (một thìa cà phê) cho người lớn.

Theo WHO, việc có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống trở thành yếu tố rủi ro chính gây ra bệnh tật và tử vong liên quan đến chế độ ăn uống.

Ngày càng có nhiều bằng chứng nói lên mối liên hệ giữa lượng natri cao dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư dạ dày, béo phì, loãng xương và bệnh thận.

Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.

Nguồn natri chính là muối ăn (natri clorua), nhưng nó cũng có trong các loại gia vị và phụ gia khác, như bột canh chẳng hạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, các nỗ lực giảm muối có thể cứu sống 7 triệu người vào năm 2030.

Báo cáo cũng đánh giá, việc thực hiện các chính sách giảm natri trong thực phẩm của các quốc gia bằng cách sử dụng "Thẻ tính điểm natri quốc gia" trên thang điểm từ 1 (mức thực hiện thấp nhất) đến 4 (mức cao nhất).

Cho đến nay, chương trình này mới chỉ được triển khai đầy đủ ở 9 quốc gia: Brazil, Chile, Cộng hòa Czech, Lithuania, Malaysia, Mexico, Saudi Arabia, Tây Ban Nha và Uruguay.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới, và lượng natri dư thừa là một trong những lý do chính.

Báo cáo này cho thấy, hầu hết các quốc gia vẫn chưa thực hiện các bước bắt buộc để giảm lượng natri tiêu thụ, khiến người dân của họ có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác".

........................
 
Na+ là chất điện giải có vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, cũng như các hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh. Ngoài ra, cùng với Kali và Chlorua, Natri rất cần thiết cho quá trình vận chuyển tích cực các nguyên liệu qua màng tế bào như chuyển hoá glucose và trao đổi ion Natri của tế bào.

Vì vậy, dư thừa Natri so với nhu cầu khuyến cáo gây tăng tính thấm, tăng trương lực thành mạch, gây ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây ra THA. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc, từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối và các gia vị mặn khi chế biến thức ăn, khi chấm thức ăn
 
Ở VN đa số phẫn giữ truyền thống bữa ăn là ăn cơm nên hầu như đồ ăn phải mặn để ăn với cơm cho vừa.. mà ngay cả các món ăn chơi, nhậu thì vẫn khá mặn , tẩm ướp đủ thứ nhưng vẫn phải chấm thêm mắm hoặc muối ớt chanh các kiểu.. khéo dân Việt ăn mặn hàng đầu thế giới cũng nên. Cơ mà nghĩ lại thì nghèo xưa giờ thì có tí thịt cá thì phải kho mặn để ăn với cơm thôi, rồi rau củ luộc hay nấu canh ăn với cơm nếu nhạt toẹt thì ăn thế nào được.
 
Last edited:
Ở VN đa số phẫn giữ truyền thống bữa ăn là ăn cơm nên hầu như đồ ăn phải mặn để ăn với cơm cho vừa.. mà ngay cả các món ăn chơi, nhậu thì vẫn khá mặn , tẩm ướp đủ thứ nhưng vẫn phải chấm thêm mắm hoặc muối ớt chanh các kiểu.. khéo dân Việt ăn mặn hàng đầu thế giới cũng nên.
Khẩu vị phần lớn dân VN đều vậy mà, khách tới nhà tôi ăn cơm ai cũng kêu nhạt...nhiều người đến ăn trái cây cũng phải chấm muối... chắc họ chả để ý ăn nhiều muối thì nguy hiểm thế nào.
 
Bản đồ tiêu thụ muối toàn cầu
1678886335122.png
 
Khẩu vị phần lớn dân VN đều vậy mà, khách tới nhà tôi ăn cơm ai cũng kêu nhạt...nhiều người đến ăn trái cây cũng phải chấm muối... chắc họ chả để ý ăn nhiều muối thì nguy hiểm thế nào.
Mình cũng thế, nấu cái gì cũng bị nói nhạt, nhất là nấu canh. Giờ thấy lớp trẻ đỡ hơn, cũng nhiều người ăn khá mặn nhưng nhạt thì cũng ăn vô tư k ý kiến kiểu thế nào cũng nuốt được chứ mấy bác, cô chú lớn tuổi nhạt xíu là chê ngay.
 
Ở VN đa số phẫn giữ truyền thống bữa ăn là ăn cơm nên hầu như đồ ăn phải mặn để ăn với cơm cho vừa.. mà ngay cả các món ăn chơi, nhậu thì vẫn khá mặn , tẩm ướp đủ thứ nhưng vẫn phải chấm thêm mắm hoặc muối ớt chanh các kiểu.. khéo dân Việt ăn mặn hàng đầu thế giới cũng nên. Cơ mà nghĩ lại thì nghèo xưa giờ thì có tí thịt cá thì phải kho mặn để ăn với cơm thôi, rồi rau củ luộc hay nấu canh ăn với cơm nếu nhạt toẹt thì ăn thế nào được.
Ko cứ là cơm
Hầu hết các món ăn trên thế giới đều lấy vị mặn làm chủ, đặc biệt các món làm từ thịt.
 
Châu phi toàn ăn bánh mì với bột ngô không nên ko cần muối như mấy ông nhà nghèo châu á ăn cơm thì phải..
TQ, Hàn, Nhật ăn nhiều muối nhất châu Á kìa, chính xác là ẩm thực càng dở thì càng ăn ít muối, ở châu Âu thì Ý cũng ăn nhiều muối hơn mấy nước châu Âu khác
 
sợ mặn rồi ăn ba cái nước chấm công nghiệp cho đỡ mặn thì chết càng nhanh hơn
 
Nhưng liệu chuẩn 5g/ngày áp cho toàn dân thế giới có hợp lí

Thể trạng Âu Mẽo sao so với Đông Á
 
TQ, Hàn, Nhật ăn nhiều muối nhất châu Á kìa, chính xác là ẩm thực càng dở thì càng ăn ít muối, ở châu Âu thì Ý cũng ăn nhiều muối hơn mấy nước châu Âu khác
Một phần mấy nước giàu có điều kiện ăn nhiều thịt cá cũng sẽ tiêu thụ nhiều muối hơn.. riêng tụi trung á thì chắc thịt cừu rẻ :D:D
 
Ko cứ là cơm
Hầu hết các món ăn trên thế giới đều lấy vị mặn làm chủ, đặc biệt các món làm từ thịt.
Đúng rồi, nhưng đang xét vị mặn khi nấu ăn thôi chứ người Việt dù ăn mặn nhưng lại ăn ít đồ ăn nên chia ra cũng ko nhiều còn cứ tính tiêu thụ TB thì hầu như nước nào có điều kiện, ăn nhiều thịt là nhiều muối thôi.
 
Back
Top