(WoT) Fresher - Ảo tưởng, cuồng vỹ, thiếu kỹ năng, thiếu hợp tác, thiếu khả năng học hỏi (series)

maihoang96hp

Junior Member
nguồn

Đầu tiên, trước khi vào nội dung thì tôi phải làm rõ rằng: bài này chỉ là nhận xét, không hề có ý định công kích. Đây là những nhận xét rút ra trong 3 năm tôi làm công tác mentor cho các junior, fresher trong lĩnh vực marketing.

Về vị trí của tôi, thì là vị trí Senior marketer trong 1 tập đoàn. Tôi đảm nhiệm công việc mentor cho các bạn intern và fresher vì đó là sở thích cá nhân, thông qua đó tôi nắm được chất lượng đào tạo nhân sự của các trường đại học và xây dựng 1 mạng lưới networking trong lĩnh vực.

3 năm qua, tổng cộng tôi đã mentor cho 11 bạn, độ tuổi từ 20 - 24. Trong 6 người gần nhất tôi mentor, họ đều bộc lộ những điểm yếu về tâm lý và kỹ năng mà đáng ra, họ phải được trang bị trong môi trường đại học hoặc gia đình. Trong bài viết này, tôi sẽ nói rõ các điểm đó để các bạn trẻ trong forum nếu tự nhận thấy mình mắc phải thì cải thiện hoặc đề phòng các hậu quả.

1. Thế hệ cuồng vỹ

Cuồng vỹ, tức là muốn làm những điều lớn lao.

Đầu tiên, phải nói rằng cuồng vỹ không phải là điều tiêu cực. Không có tư tưởng cuồng vỹ, đã không có những ý tưởng đột phá, các doanh nghiệp tỷ đô, công nghệ thay đổi cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, cuồng vỹ không có nghĩa là khinh thường việc nhỏ. Ở thời điểm fresher và junior, mang tư tưởng cuồng vỹ dễ khiến các bạn trẻ lâm vào tình trạng: việc lớn thì làm không nổi, việc nhỏ thì không muốn làm. Đó là chưa kể, cuồng vỹ theo quan điểm của các bạn trẻ còn bị diễn giải sai lệch:

  • Đối với các bạn, cuồng vỹ là làm 1 nhãn hàng to, nổi tiếng, nhắc đến ai cũng phải biết
  • Đối với các bạn, cuồng vỹ là chỉ thích đâm đầu vào lập kế hoạch, còn không có 1 khái niệm gì về công tác thực thi
  • Đối với các bạn, cuồng vỹ là chỉ thích những thứ bề nổi, đưa các bạn lên chiếm spotlight, còn những công tác hậu trường thì không muốn đụng tay.
  • Đối với các bạn, dự án phải lớn, ngân sách phải to, làm với người nổi tiếng mới "bõ". Còn những chiến dịch nhỏ lẻ, cách viết 1 bài pr? "em bỏ"
...

Còn nhiều hơn nữa biểu hiện của cuồng vỹ sai lệch. Ở độ tuổi này, cái "ngầu" quan trọng hơn hết thảy. Được làm 1 công việc thật "bảnh" là đủ để thỏa mãn. Bất kể rằng các bạn chả đóng vai trò gì trong cái "bảnh" đó nhiều. Đôi khi việc chụp 1 cái ảnh với backdrop chương trình nổi tiếng cũng làm các bạn thỏa mãn hơn là chạy đi thực hiện công tác giấy tờ hoặc ngồi viết 1 bức thư mời họp báo.

Thế nhưng chẳng thể trách được các bạn, bởi vì vấn đề nó nằm trong cách giáo dục của nhà trường:

- Đầu tiên, để mở được lớp kinh tế rất dễ: có bàn, có ghế, mời được giảng viên ("mượn" từ các trường kinh tế hoặc kéo mấy đứa mới tốt nghiệp đại học, đi học thạc sỹ vài năm, chưa từng ra thị trường thực tế về làm giảng viên) là đã đủ điều kiện để mở lớp. Vậy nên so với các khối ngành kỹ thuật, nghiên cứu, sinh hóa... thì dạy kinh tế kiếm lời hơn nhiều. Từ đó sinh ra 1 loạt dấu chấm hỏi về chất lượng giảng viên và chất lượng giảng dạy => cái bạn được học chưa chắc đã là cái thực tế.

- Thứ 2, chính vì dấu chấm hỏi về chất lượng giảng dạy, nên kiến thức bọn trẻ được học toàn là về các case study của các nhãn lớn thời... 4 5 năm trước. Văn vở thì là là vì nó là case to, kinh điển, nhưng lý do thực sự là do bọn thợ dạy không có kiến thức thực tế, nên chẳng dạy được cái gì thực tiễn. Các case từ 4, 5 năm trước chuyển sang thời hiện đại chỉ có tác dụng làm hình mẫu ở mô hình to, chuyển sang mô hình doanh nghiệp nhỏ (SME chiếm 90% doanh nghiệp VN) thì áp dụng ko nổi => với các bạn, được làm những thứ to tát vậy mới là "marketing".

Với các giảng viên ở các trường kinh tế to hẳn (như NEU, FTU...) ông nào cũng đi dạy vì đam mê, toàn tự vận hành doanh nghiệp riêng, vậy nên kiến thức rất đa dạng và nhiều bài học thực tiễn. Tiếc là mấy ông này lại ít khi nhận lời đi dạy ở mấy trường ngoài.

- Thứ 3, thế hệ này ngập tràn sự so sánh và tự ti về bản thân. Ở cái độ tuổi tự khẳng định, đi làm 1 công việc bàn giấy, chạy đi phát tờ rơi khiến cho các bạn tự ti khi so sánh mình với bạn bè trên facebook, insta. Các bạn ko đủ sự thông minh để hiểu rằng 1 tấm ảnh đó là kết quả của 1 tập thể vất vả bao lâu và đứa kia đóng vai trò như thế nào. Các bạn chỉ biết ganh đua bằng cách apply vào những bên có thể cho các bạn 1 tấm ảnh như vậy => ảo tưởng về công việc.

Chính vì cuồng vỹ, nên cái ngành này các bạn trẻ đâm đầu hết vào các agency, làm cái gì cũng phải xinh đẹp lồng lộn nhưng lắm khi sáo rỗng.

Chính vì cuồng vỹ, nên nhà tuyển dụng "sợ" các bạn, vì các bạn nhảy như ếch. Công ty nào không làm cái gì to to đẹp đẹp như các bạn muốn là các bạn nhảy.

Chính vì cuồng vỹ, nên việc nhỏ các bạn "khinh" không muốn làm, và làm không nên thân. Không làm nổi việc nhỏ ai dám giao cho các bạn việc lớn?

Và nếu các bạn may mắn vào được các tập đoàn lớn, các agency về creative, booking để làm các campaign to, xinh đẹp, và đủ giỏi để đáp ứng công việc trong đó thì xin chúc mừng, các bạn muốn làm điều (có vẻ) to lớn ngay và các bạn đã làm được. Nhưng nên nhớ rằng 90% doanh nghiệp việt là SME.

Vậy những con người cuồng vỹ đang làm tại SME, các bạn cứ mơ về những thứ lớn lao thì nên gọi là gì?

Đó chính là mục 2, những con người ảo tưởng.

2. Thế hệ ảo tưởng

Bất tài không đáng sợ, tài mọn mà chí lớn mới đáng sợ.

Ảo tưởng, lắm khi là hệ quả của cuồng vỹ. Các bạn mơ đến điều to lớn và muốn làm điều to lớn không sai, nhưng cứ mơ về điều to lớn khi năng lực có hạn thì gọi là ảo tưởng.

Để biết mình có năng lực làm cái điều cuồng vỹ hay không, có 1 cách test rất nhanh: nếu bạn muốn hướng tới 1 mục tiêu cuồng vỹ, bạn có 1 kế hoạch khả thi nào hay không? Nếu kế hoạch đó có, thì nó có khả năng chia nhỏ thành từng năm, từng tháng, từng tuần, thậm chí là từng ngày hay không? Vẽ xong kế hoạch rồi, bạn có thực hiện theo nó không hay bỏ đó?

Nếu bạn không có kế hoạch - bạn ảo tưởng.
Nếu kế hoạch đó không khả thi (bạn không biết thực hiện thế nào, bắt đầu ra sao) - Bạn ảo tưởng.
Nếu kế hoạch đó không thể chia ra các step nhỏ, cụ thể - Bạn ảo tưởng.
Nếu bạn vẽ (hoặc chôm) được kế hoạch cụ thể và không (muốn) làm theo - Bạn ảo tưởng.

Ảo tưởng nhiều loại, nhưng theo tôi chủ yếu thì chia làm 2 loại là ảo tưởng viễn cảnh và ảo tưởng thiển cận. Chia theo 2 kiểu này, tôi sẽ liệt kê các yếu tố cấu thành ảo tưởng và cách nhận biết bạn có đang ảo tưởng không. Rút lại, kết cục của sự ảo tưởng sẽ ra sao và làm thế nào để phòng tránh. Hãy nhớ rằng đây chỉ là cách tôi chia theo kinh nghiệm cá nhân, gói gọn trong công việc và sự nghiệp của ngành marketing của các bạn trẻ, chứ ko phải nghiên cứu hay gì cả.

Đầu tiên, là ảo tưởng viễn cảnh

Ảo tưởng viễn cảnh là ảo tưởng trong tương lai: bạn nghe người ta nói về nó, bạn thấy người ta làm điều đó, bạn nghĩ rằng cứ bắt đầu ở con đường như thế thì bạn sẽ được như thế. Đó là 1 cái ảo tưởng trong công việc, trong con đường thăng tiến, trong 1 dự án, trong 1 ngành nào đó mà các bậc tiền bối "tô hồng" để dễ "lừa" các mầm non vào ngành mà bóc lột.

Để đưa ra ảo tưởng viễn cảnh thì rất nhiều. Ở đây tôi chỉ phân tích 1 case cụ thể và cái ngây ngô của nó, còn lại các bạn cứ tự vấn bản thân hoặc nhìn ra các bạn cùng trang lứa để thêm vào danh sách:

Trong CV, các bạn mới ra trường ghi to, rõ ràng ở "mục tiêu công việc": Trở thành BM (brand manager - quản lý nhãn) trong 5 năm, trở thành CMO trong 10 năm hoặc tương tự thế.

Chà, hay quá. Mục tiêu quá rõ ràng. Vậy BM em nghĩ nó là gì? nó khác CMO chỗ nào, đặc thù công việc ra sao? Lộ trình nào để em đi từ 1 vị trí intern hoặc executive để lên vị trí BM? Em cần phải trau dồi những kiến thức gì?

Các bạn trả lời câu này rất trôi chảy, theo 1 mẫu công thức: ậm ừ,... em, ... ậm ừ. BM là... ậm ừ, em nghĩ là.... ậm ừ, còn CMO thì,... ậm ừ.

Nếu còn nhớ phần trên, bạn nhớ tôi nói về các dấu hiệu ảo tưởng chứ? Rõ ràng đây là 1 sự ảo tưởng theo hướng "nhẹ": cứ đi làm lâu năm sẽ lên sếp. Nếu giữ tư tưởng này khi đi làm, ko biết phải học cái gì, thì hậu quả sẽ là 1 trong 2 trường hợp:

Hoặc là làm nhân viên đến cuối đời, 10 năm kinh nghiệm là 1 năm được lặp lại 10 lần;

Hoặc không may bằng 1 cách thần kỳ nào đó bạn được lên chức, thì sẽ hoang mang không biết phải làm gì và kéo theo cả công ty đi xuống, bị sa thải và thất nghiệp trong 1 đống phốt, tự nghi ngờ năng lực bản thân.

Tất nhiên, rất nhiều người trong chúng ta bắt đầu khi còn thơ ngây, trẻ dại và tràn đầy hoài bão như thế. Nhưng sau khi đi làm vài năm thì đời sẽ vả chúng ta tỉnh ra, chúng ta tự tìm hiểu được các thứ cần học hỏi và cuối cùng cũng được up level. Tuy vậy, thường nó "trượt" xa khỏi cái kế hoạch 5 năm kia nhiều lắm.

Ảo tưởng viễn cảnh là ảo tưởng về mục đích và mục tiêu, trong khi chưa hề có sự phân tích, tính toán làm sao để đạt được. 1 số ảo tưởng kiểu này có thể kể đến như: được mức lương xx sau yy năm, sau xx năm sẽ được vào tập đoàn này công ty nọ,...

Ảo tưởng này nhiều khi không mang lại hậu quả rõ rệt ngay, vì nó tính đường dài, cùng lắm chỉ khiến các bạn đi chậm lại hoặc giậm chân tại chỗ. Cái nguy hiểm nằm ở ảo tưởng thứ 2:

Ảo tưởng thiển cận

Nếu như ảo tưởng viễn cảnh là ảo tưởng về 1 mục tiêu xa vời, thì ảo tưởng thiển cận lại là cái ảo tưởng về nguồn lực hiện tại. Nói 1 cách đơn giản là đánh giá sai về những điều đang có.

Mà cái nguy hiểm nhất trong số các ảo tưởng thiển cận là ảo tưởng về năng lực bản thân. Cụ thể hóa là ảo tưởng về cái bằng, mác trường, 1 số dự án đã từng làm được, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân…

Cái ảo tưởng cá nhân này, cái nào cũng đều có hại:

Ảo tưởng nơi xuất thân (bằng cấp, trường top,...) khiến các bạn trẻ có tâm lý thượng đẳng, nghĩ rằng mình thuộc tầng lớp Elite.
Ảo tưởng năng lực khiến các bạn trẻ có máu ăn thua, máu thể hiện bản thân, lúc nào cũng có tâm lý người khác coi thường mình, mình không được trọng dụng.
Ảo tưởng hoàn cảnh khiến các bạn luôn xem mình là trung tâm, mình là người đặc biệt
Ảo tưởng thành tựu khiến các bạn lao đầu vào trong những thử thách khó, các tương lai mông lung… mà không nghĩ đến hậu quả.

Dù có là ảo tưởng nào, thì đều có 1 kết cục: các bạn tự đẩy bản thân mình vào tình thế dễ bị tổn thương.

Khi bạn thượng đẳng, bạn dễ bị ghét. Đặc biệt với các nhân sự thế hệ cũ hoặc những người làm hành chính, giấy tờ.

Khi bạn máu ăn thua, máu thể hiện; bạn chứng tỏ rằng mình là 1 đứa trẻ trâu luôn bắt mọi người chú ý. Khi ý kiến của bạn không được xem trọng, bạn bất đắc chí, giận dỗi xem nơi đây không nhận ra khả năng của mình.

Khi bạn nghĩ rằng bạn là người thuộc tầng lớp underdog, bạn muốn người khác bảo vệ chở che, luôn tỏ ra yếu đuối. Đến khi nhận ra ai cx có vấn đề của mình, bạn tự giận dỗi, tủi thân.

Khi bạn nghĩ rằng mình không kém đến thế, bạn lao đầu vào 1 task khó, nhưng thay vì chứng tỏ bản thân thì lại dính vào thế há miệng mắc quai, không biết cầu người khác giúp đỡ thế nào.

Để rồi tất cả những ảo tưởng đó, khi nó vỡ ra, chỉ 1 mình bạn đối mặt. Chẳng có ai giúp bạn đâu, vì bất cứ cái ảo tưởng nào của bạn cũng làm người xung quanh khó chịu. Nếu bạn là gái xinh, có thể bạn sẽ được tha thứ. Nhưng nếu xấu? Dẹp mẹ đi, đã xấu còn đóng vai ác!

Cái cảm giác 1 đứa trẻ vừa mới bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt với cuộc đời và mọi thứ đều chống lại bạn? Nó chẳng hề vui vẻ tí nào. Nhưng hậu quả không dừng ở đó. Hậu quả thực sự đến là do cái cách các bạn trẻ đối mặt khi mọi thứ vỡ ra: Trốn chạy.

Những đứa trẻ trốn chạy theo nhiều cách: khóc lóc, ương ngạnh, gân cổ lên cãi, im lặng bỏ đi… nhưng tựu chung đều là trốn tránh với vấn đề. Để rồi sau đó, nhưng người đồng nghiệp, sếp của các bạn ngồi giải quyết hậu quả, trong khi bạn ngồi im như thóc, gặm nhấm cái sự thất vọng ê chề về chính bản thân mình.

Đó, điểm qua 2 cái ví dụ về 2 cái sự ảo tưởng điển hình, các bạn trẻ cũng phần nào thấy được cái hại của sự ảo tưởng. Ảo tưởng và cuồng vỹ thường đi đôi với nhau, và khi kết hợp lại nó chẳng thành cái hay ho gì: Phần lớn các bạn trải qua những năm đầu đi làm với cái vẻ hậm hực, thất vọng, bất đắc chí, đổ lỗi.

  • Tại sao mình phải làm công việc này?
  • Hay nhảy qua bên khác? bên A, B vừa làm cái này cái kia hay
  • Lão kia chẳng làm gì suốt ngày ngồi chơi, công việc của lão toàn mình làm? Nếu thế mình cũng làm được.
  • Không phải mình dở đâu, là do abc xyz ấy! làm sao mình xử lý được? có mỗi mình gặp phải vấn đề này!
  • Cái đcm công ty hãm l, bố nghỉ!

Thật ra chẳng ai quan tâm đâu, chỉ là khi các bạn từ chìm vào trong cái Ego của bản thân, thì chẳng thể mở lòng ra học hỏi nhiều điều để cải thiện.

Nhưng cái sự ảo tưởng, cái sự cuồng vỹ là cái dễ tha thứ, bởi ai cũng đã từng có 1 thời như vậy. Các mentor nhìn thấy họ trong các bạn, nên họ có sự vị tha. Họ xem cái ảo tưởng và cuồng vỹ đó đáng yêu, là tinh thần cầu tiến trong công việc. Như nuôi 1 đứa trẻ con hay cáu gắt, họ chỉ nhớ những lúc bọn nó ngoan.

Nhưng nuôi 1 đứa trẻ hư (và không phải con mình) thì không như vậy. Đó chỉ là chuỗi ngày tra tấn.

Và cái bọn thiếu kỹ năng, thiếu hợp tác, thiếu học hỏi chính xác là những đứa vừa hư đốn vừa ngu dốt mà bất cứ thằng mentor nào cũng chán ngán tận cổ. Các vấn đề này tôi sẽ tiếp tục ở phần 2 của Series.
 
Mình hiểu cảm giác của chủ thớt. Mình thì luôn ưu tiên ứng viên mà mình tự pv. Chứ mình ko phải người pv thì thường mình ko nhận đào tạo
 
Mới ra trường thì mắc những cái trên là điều quá bình thường.
Nhưng đi làm 3-4 năm rồi mà vẫn mắc thì đảm bảo những thằng đó sẽ không còn thuốc chữa.
 
Cá nhân mình làm kỹ thuật nên không biết giải thích sao. Nhưng cảm giác của bạn mình từng trãi :)) và các lỗi trên mình cũng bị hết :))
Tuyển người là của hr rồi quăn cho mình train :)) trong khi chẳng được đi nghe phỏng vấn chứ đừng nói đến đặt câu hỏi :)) mà đôi khi cũng vui suy nghĩ của bọn trẻ cũng thú vị nhiều ý kiến hay.
Hôm trước có đứa hỏi 'tại sao không quăn ra ngoài cho bọn freelancer làm mấy cái đơn giản mà đè bọn nó ra mà làm???" Trong khi bọn nó làm còn sai lên sai xuống mà tìm cái khó :))

via nextVOZ for Android
 
Về khoản mục tiêu công việc trong 5 năm, 10 năm: cái này cá nhân mình nghĩ bị chi phối khá nhiều từ chính HR. Fresher sẽ lấy kinh nghiệm phỏng vấn từ các anh chị trước 1-2 khoá truyền lại những câu hay hỏi khi đi phỏng vấn. Với những bạn nhắm vào những công ti, tập đoàn lớn, câu này sẽ được gợi ý trả lời như bác đã nói: “trở thành abc trong 5 năm, xyz trong 10 năm.” Và bản thân mình cũng đã được hỏi câu đó.
Còn từ góc độ cá nhân sau khi đã từng là fresher đi phỏng vấn: HR toàn hỏi để sao cho mình vẽ bản thân mình thật đẹp, chính bản thân mình còn thấy mình giả tạo trong lúc trả lời ấy.
Không biết khi đax có kinh nghiệm thì nội dung buổi phỏng vấn sẽ như nào, đợi khi nào nhảy việc thì trải nghiệm sau vậy.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top