Xe vi phạm chất đống lãng phí: Ai chịu trách nhiệm?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/xe-vi-pham-chat-dong-lang-phi-ai-chiu-trach-nhiem-20230317232038277.htm

Nhiều xe tang vật, xe vi phạm được cơ quan công an nhiều nơi tạm giữ đang chất đống hư hỏng, biến dạng tại các kho bãi dưới trời mưa nắng do điều kiện bảo quản kém. Lãng phí tài sản này ai phải chịu trách nhiệm?

Sáng 17-3, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP.HCM tiếp tục khảo sát theo kế hoạch tại Công an huyện Hóc Môn và quản lý thị trường về công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện hành chính bị tạm giữ, tịch thu.

Lãng phí tài sản, của cải xã hội

Quá trình khảo sát cho thấy tình trạng xe máy vi phạm giao thông bị tạm giữ chiếm số lượng lớn trong điều kiện kho bãi không bảo đảm khiến xe hư hỏng, biến dạng.

Những ngày qua, trước khi khảo sát tại huyện Hóc Môn, đoàn giám sát đã khảo sát tại Công an TP Thủ Đức, Công an quận 1, Công an quận 6... cũng ghi nhận thực trạng thiếu, quá tải kho bãi bảo quản nên xe vi phạm cũng như nhiều tang vật khác bị hư hỏng, suy giảm giá trị.

Đánh giá về công tác bảo quản tang vật, xe bị tạm giữ và tịch thu, ông Nguyễn Văn Đạt - phó trưởng Ban Pháp chế - cho rằng những tang vật, xe này là tài sản của nhân dân, cá nhân, tổ chức. Đáng lẽ phải bảo quản tốt thì mang để ngoài trời mưa nắng như vậy. Nếu tài sản đó thuộc trường hợp tịch thu, đưa ra bán đấu giá thu ngân sách thì cũng phải bảo quản tốt để bảo đảm giá trị tài sản.

"Đừng để tình trạng tài sản lúc đưa vô tạm giữ giá trị là 10 đồng đến khi đưa ra chỉ còn 1 đồng, thậm chí là sắt vụn. Đề nghị kho bãi bảo quản phải có mái che, che chắn, phòng cháy chữa cháy", ông Đạt nói và đề nghị cơ quan công an, quản lý thị trường phải rà soát lại các quy định hiện hành liên quan công tác quản lý, bảo quản tang vật, xe.

"Phải rà soát lại quy định. Các cơ quan có trách nhiệm quản lý, bảo quản phải thực thi hết trách nhiệm của mình. Nội dung nào, quy định nào khi thực hiện bị vướng mắc do khách quan hay chủ quan thì kiến nghị cụ thể. Chẳng hạn như quy định giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người vi phạm tạm giữ cũng đã có, nhưng chưa thực hiện", ông Đạt nêu.

Mất 2 - 3 năm để bán đấu giá

Trao đổi với đoàn giám sát, đại diện Công an TP Thủ Đức, địa phương có số lượng lớn xe vi phạm bị tạm giữ và tịch thu, cho biết trong thời hạn tạm giữ (bảy ngày theo quy định), người vi phạm có xe tốt, số tiền phạt ít thì đã đóng tiền phạt và lấy xe về. Còn lại các xe tồn lưu chủ yếu là xe vi phạm nồng độ cồn, xe "mù", xe không bảo đảm an toàn kỹ thuật... bị bỏ lại.

"Đặc biệt khi tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn thời gian gần đây, các xe vi phạm bị tạm giữ tăng lên. Lỗi nồng độ cồn có mức phạt cao kèm với các lỗi khác, nếu xe có giá trị thấp, người vi phạm không đến đóng phạt, lấy xe về dù hết thời hạn tạm giữ", vị này nói và cho biết các địa phương chủ yếu tận dụng đất trống, trụ sở... để làm nơi tạm giữ.

Trong khi đó, theo đại diện Công an quận 1, quy định pháp luật buộc trách nhiệm của cơ quan tạm giữ tang vật, phương tiện phải bảo quản tốt cho tài sản nhưng không quy định điều kiện tiêu chuẩn kho bãi. "Trong khi đó quỹ đất bố trí kho bãi rất thiếu mà việc thuê kho của tư nhân cũng không dễ thực hiện vì theo quy định việc thuê phải trải qua trình tự đấu thầu, bố trí ngân sách", vị này cho biết.

Các cơ quan cũng nêu tình trạng thiếu kinh phí để xây dựng kho bãi trong khi không có quy định thu lệ phí trông giữ xe tạm giữ nên không có nguồn kinh phí tái đầu tư, cải tạo, sửa chữa kho bãi... Trong khi đó, với xe bị tịch thu, quy trình xử lý để bán được một xe máy từ khi người vi phạm bỏ xe phải tuân thủ thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 12 tháng.

Ngoài ra, phải trải qua các bước xác minh, thông báo, tịch thu, thẩm định giá bán đấu giá mất khoảng 2 - 3 năm. Việc thực thi đối với quy định đặt tiền bảo lãnh xe và quy định giao xe vi phạm cho người vi phạm tạm giữ cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

"Các khó khăn, vướng mắc trên khiến xe vi phạm bị tịch thu lưu cữu chất đống kho, bãi và bị xuống cấp, hư hỏng. Cộng với xe bị tạm giữ mới mỗi ngày tạo áp lực quá tải cho kho bãi", đại diện công an một địa phương cho biết.

Có nhiều cách ngăn chặn, không cần giữ xe

Ngày 9-3-2023, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 762 về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Theo đó, giao giám đốc Sở Tài chính phê duyệt phương án đối với tang vật, phương tiện do các cơ quan cấp TP và chủ tịch UBND tịch thu. Chủ tịch UBND quận, huyện được phê duyệt phương án đối với tang vật, phương tiện do cơ quan quận huyện, phường xã ra quyết định tịch thu.

Các đơn vị được khảo sát cũng kiến nghị với đoàn giám sát về việc kiến nghị cơ quan chức năng tinh gọn thủ tục đặt tiền bảo lãnh. Trong khi đó, bà Phạm Quỳnh Anh - trưởng Ban Pháp chế HĐND TP - cho biết lãnh đạo TP phụ trách cải cách tư pháp đã yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan báo cáo về thực trạng quản lý, bảo quản tang vật, xe bị tạm giữ, tịch thu để có hướng tháo gỡ, hoàn thiện.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc xử phạt qua hình ảnh camera đối với ô tô được lực lượng chức năng thực hiện thời gian qua rất hiệu quả nên hoàn toàn có thể áp dụng phạt nguội qua camera khi xử phạt xe máy.

Theo ông Tuấn, với xe máy phát hiện trực tiếp phạm lỗi, cảnh sát giao thông có thể giữ bằng lái, giấy đăng ký xe đối với lỗi nhẹ hoặc có thể gỡ biển số xe để tạm giữ, người vi phạm sẽ không thể lái xe đó ra đường được nữa.

Với trường hợp chủ xe máy nào không chấp hành việc đóng tiền xử phạt vi phạm, có thể lưu giữ, chia sẻ thông tin vi phạm hành chính đến các cơ quan liên quan. Khi chủ xe tái phạm sẽ bị phạt kèm "truy thu" mức tiền phạt lần vi phạm trước.

Trong trường hợp chủ xe máy vi phạm mà không chấp hành đóng tiền phạt, khi mua bán hay sang tên, cơ quan chức năng xử lý, "truy thu".

"Như vậy có thể thấy có nhiều cách ngăn chặn bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt của người vi phạm và răn đe người vi phạm chứ không nhất thiết phải tạm giữ xe mà bảo quản kém ảnh hưởng đến tài sản của người dân", ông Tuấn gợi ý.

.....
 
Dân chứ ai , dân ko vi phạm thì làm gì chất đống :rolleyes: songtrachnhiemkhongthuocvecanhanmalacuatoandan
 
Người vi phạm chịu trách nhiệm . Vi phạm pháp luật xong bỏ xe, không lên đóng phạt. Cơ quan chức năng nên nghiên cứu đề xuất là khi bắt vi phạm là lấy vân tay luôn, bỏ xe ko đóng phạt thì chấm điểm công dân , phạt theo cấp số nhân cho sml luôn :doubt:
 
Sao không đăng chợ tốt bán thu ngân sách
soilzx9.png
 
"... xảy ra là điều không ai mong muốn, song đừng đề cập đến trách nhiệm thuộc về ai, ngành nào, mà trách nhiệm thuộc về toàn dân" :ah:
 
Lều báo ngu học, 3 môn 9 điểm. Trách nhiệm thuộc về quần chúng Ngu dân chứ có đếch gì mà hỏi ngáo?
 
Back
Top