Xem các phim như tam quốc, mới thấy Trung quốc tù xưa luôn coi trọng người có mưu mẹo. Mưu mô. Kế sách

timlaidi

Senior Member
Trước cả thời vua hùng. Là thời xuân thu,. Đến đời tần thuỷ Hoàng xem các phim bọn nó đề cao người có mưu mô. Kế sách, bọn nó viết sách truyền dạy cho con cháu. Đến tận giờ sách đó vẫn còn. Và còn đọc được , Hèn j trung quốc cái j cũng giỏi, còn vn mình giờ dùng chữ quốc ngữ, các ghi chép hoăc vừa rồi ở hà nội thủ đô cái bia ghi chữ hạ mã. Nghĩa là xuống ngựa mà dân vn tưởng bia thờ ai thắp nhang quì lạy cúng bái. Nghĩ cũng đen vì ko còn xài chữ hán chữ nôm nhỉ
Với nó khi xưa thời vn mình còn chưa dựng nước. Bên nó đã mở khoa thi cử tìm người tài vào làm quan. Còn vn tận đến năm 1070 thời lý mới mở khoa thi cử đầu tiên. Mới chính thức đi tìm hiền tài đât nước thì mới thấy vn mình đi sau nó quá xa
 
Last edited:
Mưu mô kế sách nhưng vẫn đi sau phương tây.
Tây lông ít mưu mô tập trung nghiên cứu thành quả ko ai bàn cãi. Lắm mưu nhiều kế vẫn đi sau thế giới thôi.

Bạn có biết nó dẫn trước châu âu và toàn thế giới tận 4600 năm. Đến thời nhà Minh tầm 1600 nó vẫn nắm hơn 50% GDP toàn thế giới. Đến thời nhà Thanh do nhà Thanh bế quan toả cảng. Cấm giao thương nên mới khựng lại và đi lùi đia bạn. Cũng vì thế nó mới bị phuong tây vượt và dùng súng đàn áp để đòi mở của buôn bán ở hông kông đó
 
Bạn có biết nó dẫn trước châu âu và toàn thế giới tận 4600 năm. Đến thời nhà Minh tầm 1600 nó vẫn nắm hơn 50% GDP toàn thế giới. Đến thời nhà Thanh do nhà Thanh bế quan toả cảng. Cấm giao thương nên mới khựng lại và đi lùi đia bạn. Cũng vì thế nó mới bị phuong tây vượt và dùng súng đàn áp để đòi mở của buôn bán ở hông kông đó
Thế sao ko nghĩ nước mình nhỏ yếu hơn nó bao nhiêu mà mấy nghìn năm ở cạnh nó mà vẫn ko bị nó đồng hoá, vẫn sinh ra con cháu là người Việt, giữ được tiếng nói văn hoá riêng.
 
Rồi sao ? Văn minh mấy nghìn năm để lại gì cho đời ? Ngay ở TQ hiện tại mấy ai học tứ thư ngũ kinh ? Trong khi đó trẻ con trên cả thế giới 100% đi học đều phải học đại số Pythagoras hình học Euclid vật lý Archimedes , lớn lên 1 tý thì học Euler Newton Mendeleyev ... , cao cấp thì Gauss Einstein Faraday... . Ngoại trừ sgk văn học và lịch sử ra thì 12 năm trên ghế nhà trường hình như chẳng có cái tên TQ nào .
 
Bạn có biết nó dẫn trước châu âu và toàn thế giới tận 4600 năm. Đến thời nhà Minh tầm 1600 nó vẫn nắm hơn 50% GDP toàn thế giới. Đến thời nhà Thanh do nhà Thanh bế quan toả cảng. Cấm giao thương nên mới khựng lại và đi lùi đia bạn. Cũng vì thế nó mới bị phuong tây vượt và dùng súng đàn áp để đòi mở của buôn bán ở hông kông đó
Dẫn chứng đâu
 
Bạn có biết nó dẫn trước châu âu và toàn thế giới tận 4600 năm. Đến thời nhà Minh tầm 1600 nó vẫn nắm hơn 50% GDP toàn thế giới. Đến thời nhà Thanh do nhà Thanh bế quan toả cảng. Cấm giao thương nên mới khựng lại và đi lùi đia bạn. Cũng vì thế nó mới bị phuong tây vượt và dùng súng đàn áp để đòi mở của buôn bán ở hông kông đó
Tại sao nó lại bế quan toả cảng, nếu mạnh thế sao không khiến phương tây nghe lời nó, nếu nó xịn thì tự nó nghĩ ra cách hiện đại hoá đi lên đi, tại sao phải du nhập văn hoá phương tây làm gì, nó là cái nôi của thế giới mà
 
Uh công nhận có lẽ cùng là dân châu á với bị nhiễm văn hoá nó nên mình có chút thiên vị. Công tâm nếu giờ mang dăm ba cái như: nho giáo, khổng giáo, lão giáo, đạo giáo, thần giáo ... mà tq để lại ra để so sánh khoa học kĩ thuật phương tây thì chả giúp ích gì cho con người chinh phục vũ trụ. Chăc chỉ có thể an ủi tinh thần, tu dưỡng tâm thái lúc về già :(
 
Bạn có biết nó dẫn trước châu âu và toàn thế giới tận 4600 năm. Đến thời nhà Minh tầm 1600 nó vẫn nắm hơn 50% GDP toàn thế giới. Đến thời nhà Thanh do nhà Thanh bế quan toả cảng. Cấm giao thương nên mới khựng lại và đi lùi đia bạn. Cũng vì thế nó mới bị phuong tây vượt và dùng súng đàn áp để đòi mở của buôn bán ở hông kông đó

Gớm, " dẫn trước châu âu và thế giới tận 4600 năm", ờm, thế Imperium Romanum hay Basileia ton Rhomaion để làm cảnh à? Bế quan toả cảng thì nhà minh đã làm rồi, nên mới đẻ ra đám oa khấu fake, và thế tại sao lại bế quan? Phương tây nào dùng súng đòi mở cửa buôn bán ở hồng kông? Các cuộc chiến tranh Nha phiến đéo phải vì lí do này.

Chốt: cổ nâu thì câm cmn mồm vào

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Thế sao ko nghĩ nước mình nhỏ yếu hơn nó bao nhiêu mà mấy nghìn năm ở cạnh nó mà vẫn ko bị nó đồng hoá, vẫn sinh ra con cháu là người Việt, giữ được tiếng nói văn hoá riêng.
:haha: ví dụ cái văn hóa riêng coi nè
 
Gớm, " dẫn trước châu âu và thế giới tận 4600 năm", ờm, thế Imperium Romanum hay Basileia ton Rhomaion để làm cảnh à? Bế quan toả cảng thì nhà minh đã làm rồi, nên mới đẻ ra đám oa khấu fake, và thế tại sao lại bế quan? Phương tây nào dùng súng đòi mở cửa buôn bán ở hồng kông? Các cuộc chiến tranh Nha phiến đéo phải vì lí do này.

Chốt: cổ nâu thì câm cmn mồm vào

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
4600 năm mà vẫn ko có mARN nhỉ, lịch sử tàu chỉ có nội xâm thôi. Ra ngoại bang vs thế giới chỉ là con cóc ghẻ.
 
4600 năm mà vẫn ko có mARN nhỉ, lịch sử tàu chỉ có nội xâm thôi. Ra ngoại bang vs thế giới chỉ là con cóc ghẻ.

Ko nói vậy được. Đánh ngoại bang có cả đống, như đánh hung nô, nhu nhiên, cao câu ly, hay tây vực,... Lãnh thổ cực đại về phía tây của nhà đường là tận sông talas( nó ở đâu thì tự gg)

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Rồi sao ? Văn minh mấy nghìn năm để lại gì cho đời ? Ngay ở TQ hiện tại mấy ai học tứ thư ngũ kinh ? Trong khi đó trẻ con trên cả thế giới 100% đi học đều phải học đại số Pythagoras hình học Euclid vật lý Archimedes , lớn lên 1 tý thì học Euler Newton Mendeleyev ... , cao cấp thì Gauss Einstein Faraday... . Ngoại trừ sgk văn học và lịch sử ra thì 12 năm trên ghế nhà trường hình như chẳng có cái tên TQ nào .
Nho giáo kìm hãm sự phát triển văn minh quá nhiều, con người chỉ tập trung vào văn học và lịch sử, các môn tự nhiên thì nghiên cứu quá ít. Trừ các phát minh cổ đại (la bàn, thuốc nổ...) thì trung hoa cổ hơn được phần còn lại mỗi cái kĩ thuật luyện kim
 
Công bằng mà nói nó cũng đỉnh của thế giới cổ đại đi.
Thời Đông Hán cũng đã có tiếp xúc với Ấn Độ, La Mã rồi
Các bên cử sứ giả đưa lễ, thăm dò lẫn nhau (Lược sử loài người)
Thời Tùy nó đã đào được con Đại Vận Hà, kênh đào dài nhất thế giới kết nối các vùng, vận quân lương dễ dàng
Và cũng vì thế mà nhà Tùy suy sụp
Thời Đường kế thừa thành tựu, quân sự văn hóa đỉnh cao của thế giới phương Đông rồi
Thời Tống quá giàu có
Đến thời Minh, nho giáo cực thịnh,
Thời gian đầu cũng đầu tư cho thám hiểm đại dương(đoàn của Trịnh Hòa),
Đội tàu khổng lồ so với phần còn lại của thế giới
Nhưng đời vua sau cancel vụ này + nho giáo + xưởng vệ làm tan nát luôn.
Thời nhà Thanh lãnh thổ phát triển cực đại
Thời nhà Tập...
Chờ đời sau ghi lại
kI4a9lH.jpg
 
Nho giáo kìm hãm sự phát triển văn minh quá nhiều, con người chỉ tập trung vào văn học và lịch sử, các môn tự nhiên thì nghiên cứu quá ít. Trừ các phát minh cổ đại (la bàn, thuốc nổ...) thì trung hoa cổ hơn được phần còn lại mỗi cái kĩ thuật luyện kim

Cop lại 1 bài vậy
Đặc điểm Nho giáo Việt Nam.
(Viết chủ yếu theo cảm nghĩ sau khi đọc Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam
Nguyễn Tài Thư- Tạp chí Triết học)

****

- Sự phát triển Nho giáo Việt Nam có thể coi như một đường cong chúc xuống với điểm bắt đầu là triều Lý và đi tới đỉnh cao là thời Lê Thánh Tông của triều Lê, sau đó là thời kỳ Nho giáo rơi vào khủng hoảng cho đến tận cuối triều Nguyễn. Về sau thì không nói đến nữa <(")

- Nếu không nói đến cải cách học thuật thời Hồ - mà thực tế mang tính chủ quan nhằm khẳng định việc cướp ngôi là bình thường của mình (quan điểm của tôi) - thì Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật. Chính sự lệ thuộc vào phương Bắc của triều đình và sự an phận của các sĩ phu đã đưa đến tình trạng đó. Vì thiếu các học phái khác nhau, nên Nho giáo Việt Nam vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Do đó Nho giáo Việt Nam nhanh chóng suy thoái vì chính nó không chịu vận động.

- Nho giáo nước ta hướng tới cái thực tế, công lợi, xa lánh cái siêu hình, cao xa. Thực tế các nhà nho học chữ nhằm đi thi, làm quan kiếm tiền, như thế là xong nhiệm vụ. Còn chả ai lý luận siêu hình kiểu như mơ mộng trứng có trước hay gà có trước ( tranh luận lý khí như các nhà Tống Nho). Do đó thi cử đỗ hàng vạn nhưng có công thì được vài mống, mà nhiều người tài trong lịch sử nước ta còn chả biết chữ <(")

- Thói quen thích đơn giản và ngắn gọn. Trước kho tàng thư tịch đồ sộ từ Trung Hoa mà tiếp cận thì khó (nhận qua đường đi sứ là chính) thì các nhà Nho có thói quen là tóm tắt lại. Như “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, “Tứ thư đại toàn” sang Việt Nam chỉ còn là “Thuyết ước” và “Ước giải” ; hoặc như cuốn “Tính lý đại toàn” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “Tiết yếu”. Nếu ở triều Trần có “Tứ thư thuyết ước” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “Tứ thư ước giải” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “Tứ thư trích giảng” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “Tính lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Chính kiểu thích học gọn nhớ ít nên Nho học Việt đơn giản, suy nghĩ cũng đơn giản theo, tư duy sáng tạo đều thu hẹp (nói phũ hơn là nông cạn <(") )

  • Chưa kể Nho giáo Việt cũng không thuần nho mà lại nửa cam nửa quýt, tam giáo lẫn lộn. Tuy là cách nghĩ mới - bổ sung thêm Nho giáo những quan điểm về sống chết, tâm linh, hoạ phúc, nhưng thái độ đó tạo môi trường khép kín, an phận trong giới sĩ phu, thành ra chỉ mỗi Việt Nam là lúng túng nhất trong 4 nước đồng văn khi tiếp xúc văn minh phương Tây.
  • Tập quán sùng bái thánh hiền, giáo điều và máy móc. Cái này dễ nhận ra, văn chương và lập luận của họ thường mào đầu bằng các chữ: “Tử viết” (Đức Khổng Tử nói), “Thi viết” (Kinh Thi nói), “Thư viết” (Kinh Thư nói), v.v..

....

P/s :
Nói tóm tắt lại là Nho giáo Việt Nam hầu như không phát triển, dặt dẹo, nhỏ bé , chậm chạp khi đem so với các nước đồng văn còn lại.
Thực ra nguyên nhân cũng vì "vật chất quyết định ý thức".

Nền kinh tế phần đa là nông, dân lúc đói lúc no lên thường cầu giời khấn Phật, an phận thủ thường, ưa Phật hơn Nho. Đến khi xã hội lên thịnh trị, Nho giáo độc tôn trong giới cầm quyền thì bụp cái quay ra đánh nhau, vứt hết tam cương vào xó. Thành ra chỗ đứng đã ít lại không đáng kể.
Chưa kể quy mô kinh tế nhỏ, nghèo, giấy bút thiếu thốn. Lúc in kinh Phật có thể được vàn vạn cuốn, nhưng giấy bút cho sĩ tử không có nổi 1 tập, phải đi mua từ Trung Quốc ( thời Nguyên có thương nhân sang nước ta kêu không sản xuất nổi giấy bút, có thể nói quá nhưng thực tế ít thật). Giấy bút ít đã khổ, sách vở kinh điển còn thiếu nữa. Mỗi lần đi sứ thì sứ ta tự bỏ tiền túi mua dăm quyển, đem về nhà thì mượn hết người này người nọ rồi đem chép của nhau <(") .
Rồi nghèo quá nên chả mấy ai đủ tiền đi "du học", trao đổi học thuật với các nước đồng văn...

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Rồi sao ? Văn minh mấy nghìn năm để lại gì cho đời ? Ngay ở TQ hiện tại mấy ai học tứ thư ngũ kinh ? Trong khi đó trẻ con trên cả thế giới 100% đi học đều phải học đại số Pythagoras hình học Euclid vật lý Archimedes , lớn lên 1 tý thì học Euler Newton Mendeleyev ... , cao cấp thì Gauss Einstein Faraday... . Ngoại trừ sgk văn học và lịch sử ra thì 12 năm trên ghế nhà trường hình như chẳng có cái tên TQ nào .

Sgk địa lí lớp 11 có bài trung quốc đấy, toán thì nhắc đến số pi của tổ xung chi, tiếng anh có vài lần nhắc đến... Nhưng nói chung là ko nhiều

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Cop lại 1 bài vậy
Đặc điểm Nho giáo Việt Nam.
(Viết chủ yếu theo cảm nghĩ sau khi đọc Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam
Nguyễn Tài Thư- Tạp chí Triết học)

****

- Sự phát triển Nho giáo Việt Nam có thể coi như một đường cong chúc xuống với điểm bắt đầu là triều Lý và đi tới đỉnh cao là thời Lê Thánh Tông của triều Lê, sau đó là thời kỳ Nho giáo rơi vào khủng hoảng cho đến tận cuối triều Nguyễn. Về sau thì không nói đến nữa <(")

- Nếu không nói đến cải cách học thuật thời Hồ - mà thực tế mang tính chủ quan nhằm khẳng định việc cướp ngôi là bình thường của mình (quan điểm của tôi) - thì Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật. Chính sự lệ thuộc vào phương Bắc của triều đình và sự an phận của các sĩ phu đã đưa đến tình trạng đó. Vì thiếu các học phái khác nhau, nên Nho giáo Việt Nam vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Do đó Nho giáo Việt Nam nhanh chóng suy thoái vì chính nó không chịu vận động.

- Nho giáo nước ta hướng tới cái thực tế, công lợi, xa lánh cái siêu hình, cao xa. Thực tế các nhà nho học chữ nhằm đi thi, làm quan kiếm tiền, như thế là xong nhiệm vụ. Còn chả ai lý luận siêu hình kiểu như mơ mộng trứng có trước hay gà có trước ( tranh luận lý khí như các nhà Tống Nho). Do đó thi cử đỗ hàng vạn nhưng có công thì được vài mống, mà nhiều người tài trong lịch sử nước ta còn chả biết chữ <(")

- Thói quen thích đơn giản và ngắn gọn. Trước kho tàng thư tịch đồ sộ từ Trung Hoa mà tiếp cận thì khó (nhận qua đường đi sứ là chính) thì các nhà Nho có thói quen là tóm tắt lại. Như “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, “Tứ thư đại toàn” sang Việt Nam chỉ còn là “Thuyết ước” và “Ước giải” ; hoặc như cuốn “Tính lý đại toàn” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “Tiết yếu”. Nếu ở triều Trần có “Tứ thư thuyết ước” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “Tứ thư ước giải” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “Tứ thư trích giảng” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “Tính lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Chính kiểu thích học gọn nhớ ít nên Nho học Việt đơn giản, suy nghĩ cũng đơn giản theo, tư duy sáng tạo đều thu hẹp (nói phũ hơn là nông cạn <(") )

  • Chưa kể Nho giáo Việt cũng không thuần nho mà lại nửa cam nửa quýt, tam giáo lẫn lộn. Tuy là cách nghĩ mới - bổ sung thêm Nho giáo những quan điểm về sống chết, tâm linh, hoạ phúc, nhưng thái độ đó tạo môi trường khép kín, an phận trong giới sĩ phu, thành ra chỉ mỗi Việt Nam là lúng túng nhất trong 4 nước đồng văn khi tiếp xúc văn minh phương Tây.
  • Tập quán sùng bái thánh hiền, giáo điều và máy móc. Cái này dễ nhận ra, văn chương và lập luận của họ thường mào đầu bằng các chữ: “Tử viết” (Đức Khổng Tử nói), “Thi viết” (Kinh Thi nói), “Thư viết” (Kinh Thư nói), v.v..

....

P/s :
Nói tóm tắt lại là Nho giáo Việt Nam hầu như không phát triển, dặt dẹo, nhỏ bé , chậm chạp khi đem so với các nước đồng văn còn lại.
Thực ra nguyên nhân cũng vì "vật chất quyết định ý thức".

Nền kinh tế phần đa là nông, dân lúc đói lúc no lên thường cầu giời khấn Phật, an phận thủ thường, ưa Phật hơn Nho. Đến khi xã hội lên thịnh trị, Nho giáo độc tôn trong giới cầm quyền thì bụp cái quay ra đánh nhau, vứt hết tam cương vào xó. Thành ra chỗ đứng đã ít lại không đáng kể.
Chưa kể quy mô kinh tế nhỏ, nghèo, giấy bút thiếu thốn. Lúc in kinh Phật có thể được vàn vạn cuốn, nhưng giấy bút cho sĩ tử không có nổi 1 tập, phải đi mua từ Trung Quốc ( thời Nguyên có thương nhân sang nước ta kêu không sản xuất nổi giấy bút, có thể nói quá nhưng thực tế ít thật). Giấy bút ít đã khổ, sách vở kinh điển còn thiếu nữa. Mỗi lần đi sứ thì sứ ta tự bỏ tiền túi mua dăm quyển, đem về nhà thì mượn hết người này người nọ rồi đem chép của nhau <(") .
Rồi nghèo quá nên chả mấy ai đủ tiền đi "du học", trao đổi học thuật với các nước đồng văn...

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Mình k có nghiên cứu, chủ yếu biết đc vài thông tin qua phim ảnh và những bài viết ngắn trên mạng thôi chứ k biết rằng nho gia bên tàu cũng nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu như vậy thì khoa kỹ phương đông cũng phải phát triển chứ sao lại tậm tịt như thế
 
Mình k có nghiên cứu, chủ yếu biết đc vài thông tin qua phim ảnh và những bài viết ngắn trên mạng thôi chứ k biết rằng nho gia bên tàu cũng nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu như vậy thì khoa kỹ phương đông cũng phải phát triển chứ sao lại tậm tịt như thế
Đọc thử bài này
Tính độc đáo của toán học Trung Hoa
***
Trong toán học Trung Hoa cổ truyền, không có những biện luận hình học dựa trên những tiên đề, định đề, định nghĩa và định lý. Không có những chân lý tuyệt đối theo kiểu Euclide mà chỉ có những chân lý tương đối và tạm thời. Trong hình học, không có góc và cả đường song song; mà chỉ có chiều dài, diện tích và thể tích. Cũng không có đại số theo kiểu Ả Rập, không có việc tìm căn phương trình bằng cách dùng dấu căn hoặc những đường cong đại số cắt nhau. Cũng không có đại số “hùng biện'', tức là trình bày bằng những câu văn dài dòng.

Dẫu vậy, toán học Trung Hoa không phải dựa trên những phương pháp thuần túy kinh nghiêm chủ nghĩa mà dựa trên những nguyên lý khám phá: tức là nhấn mạnh đến quá trình khám phá hớn trình bày cẩn thận mọi chi liết trong biện luận về cái được gọi là mặc nhiên.
Ví dụ, một trong những nguyên lý cơ bản của hình học Trung Hoa nói rằng, diện tích hay thể tích của một hình sẽ không thay đổi sau khi nó bị chia nhỏ và được ghép lại, cho dù số các mảnh vụn đó có thể là vô cùng.
Loại nguyên lý này hoàn toàn không loại trừ việc dùng đến môt hệ tiên đề; nhưng trong thực tế, các hình học của Trung Hoa thường không phải là trừu tượng. Trái lại, chúng là những mảnh hoàn toàn có thể sờ mó được của một hình chắp, có thể nhận ra được bằng màu sắc của chúng và có thể tha hồ điều khiển. Hình học Trung Hoa chủ yếu dựa trên việc xem xét khéo léo và tỉ mỉ 1 số kết quả. Phương pháp này không chỉ giữ một vai trò quan trọng trong tính toán diên tích và thể tích, mà cả trong việc nêu bật một số thuộc tính của tam giác vuông; trong việc tính tổng một dãy, giải các phương trình hay các hệ phương trình, và trong sự tương đương của đồng nhất thức toán học.
****

Ngoài ra, hình học Trung Hoa không thấy có gì sai trái (quan điểm của Eucliđe cũng vậy) trong việc dùng những tính toán hoặc bất kỳ phương pháp nào khác có ích để giải một bài toán nhất định. Thái độ ấy cho thấy ảnh hưởng của Đạo Lão rất lớn. Thực vậy, các nhà toán học Trung Hoa từ Thế kỷ III đến Thế kỷ V, tỏ ra vô cùng khâm phục Trang Tử; không coi ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhất để tiếp cận thực tế, với lý do là những biện luận giả đối của các nhà ngụy biện đã cho thấy những giới hạn ngôn ngữ. Trang Tử kết luận rằng, biện luận bằng lời, có khả năng đưa đến những kết luận rõ ràng sai trái, không phải là một biện pháp chắc chắn để đạt tới thực tế. Do đó, các nhà toán học Trung Hoa chịu ảnh hưởng của Đạo Lão, có xu hướng chỉ dành cho ngôn ngữ niềm tin hạn chế. Ngược lại, có xu hưởng sử dụng mọi phương tiện có trang tay, không bao giờ coi nhẹ việc kiểm chứng cụ thể của các giác quan. Vĩ lẽ đó, họ rất ham thích các phép tính toán và mọi thao tác chừng nào có thể tránh đặt chúng thành lời, Họ chỉ dùng đến biện luận bằng lời làm phương sách cuối cùng, khi khỏng có cách nào tốt hơn. Làm sao các nhà toán học bề ngoài chỉ biết những khía cạnh cụ thể như vậy, kết quả chỉ sản sinh ra những kết quả tinh vi? Thực ra, tính chất thực hành của toán học Trung Hoa hoàn toàn không có nghĩa là thiếu trừu tượng. Ngược lại, một số kết quả thu được qua thao tác những mảnh chắp hình cho thấy, họ rất khéo léo và tài tình có khả năng trừu tượng hóa cao! Ngoài ra, các nhà toán học Trung Hoa nhiều khi chủ tâm bóp méo thực tể, vì họ không thể dễ dàng giảng dạy môn học này bằng cách sử dụng làm ví dụ những bài toán ngày càng phức tạp của cuộc sống hằng ngày. Vì lẽ đó, nhiều bài toán Trung Hoa che đậy những tình huống hoàn toàn hư cấu dưới bề ngoài cụ thể: những giá trị không thể có được trong thực tế hoặc quá lớn, hoặc quá nhỏ, hoăc vô nghĩa (dùng phân số khi nói về người); những số liệu kết hợp với nhau một cách tùy tiện, những khi cộng diện tích với thể tích và giá cả; đảo ngược vai trò của thông số và ẩn số như khí tính kích thước của các vật thể khi bỉết thể tích, hoặc tính vốn khi biết lãi, hoặc tính tổng lượng hàng khi biết phần chia cho mỗi người. Rõ ràng, những phương pháp đó cho phép mở ra tình huống lý thú hơn rất nhiều xét theo quan điểm toán học.
****
Đại số của Trung Hoa đã phát triển trên “lãnh thổ giả định" ấy. Trong các sách giáo khoa cổ xưa nhất, có nhiều công thức có sẵn để giải những loại bài toán nhất định. Đến tột điểm, những bài toán là những trường hợp riêng biệt. Sau này, xuất hiện những phương pháp tổng quát có khả năng giải ngày càng nhiều loại bài toán hơn, khi đó không cần đến tình huống giả định nữa. Tất cả những điều có thể sẽ không diễn ra nếu không có các phương pháp tính toán của Trung Hoa dựa vào công cụ tính toán cơ học, Bàn tính có lẽ là cõng cụ được biết đến nhiều nhất, nhưng xuất hiện muộn (khoảng Thế kỷ XV). Thực ra, các nhà toán học Trung Hoa trước hết dựa vào việc điểu khiển những que đếm (trù toán) được sắp xếp sao cho thể hiện các hệ số khác nhau của các phương trình.
Được thể hiện bằng hình thể vị trí của các que đếm, các bài toán Trung Hoa đã rút ra khỏi bối cảnh cụ thể để bước sang lĩnh vực trừu tượng. Phương pháp tính toán này thường được gọi là phương trình (phương có nghĩa là “hình vuông" hay “hình chữ nhặt và trình có nghĩa là “phân chia") gồm có việc sắp xếp các que đếm để tạo thành một hình vuông hoặc một hình chữ nhật (một ma trận). Có hai loại que được sử dụng: que đỏ và que đen, tức là que dương và que âm, tiêu biểu cho hai mặt âm dương bổ sung cho nhau theo Vũ trụ quan Trung Hoa.
Vậy ở đây là một môn đại số “công cụ", không cần đến mọi biện luận bằng lời. Đó là mặt mạnh của nó, mà cũng là măt yếu của nó vì trong khi sử dụng các que đếm, các phép tính biến mất ngay sau khi thực hiện, "Nghệ thuật các que"này giống hệt nghệ thuật của các nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn không cần nhìn tổng phổ, và không phải ngẫu nhiên mà một số nhà toán học Trung Hoa so sánh rõ ràng toán học với âm nhạc. Tính toán và thao tác, đó là những thành phẩn cơ bản của mội dang toán học chưa hề bao giờ cảm thấy bị trói buộc bởi bất kỳ một giáo điều nào, và qua nhiều giai đoạn trong lịch sử của nó đã hòa nhập một cách hỗn tạp nhiều yếu tố từ các nền văn hóa khác
****
JEAN CLAUDE MARTZLOFF, nhà Trung Quốc học nguời Pháp, công tác nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa bọc Pháp (CNRS), đặc biệt quan tâm đến những sự trao đổi giữa khoa học Trung Hoa và truyền thống khoa học khác.

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Trước cả thời vua hùng. Là thời xuân thu,. Đến đời tần thuỷ Hoàng xem các phim bọn nó đề cao người có mưu mô. Kế sách, bọn nó viết sách truyền dạy cho con cháu. Đến tận giờ sách đó vẫn còn. Và còn đọc được , Hèn j trung quốc cái j cũng giỏi, còn vn mình giờ dùng chữ quốc ngữ, các ghi chép hoăc vừa rồi ở hà nội thủ đô cái bia ghi chữ hạ mã. Nghĩa là xuống ngựa mà dân vn tưởng bia thờ ai thắp nhang quì lạy cúng bái. Nghĩ cũng đen vì ko còn xài chữ hán chữ nôm nhỉ
Với nó khi xưa thời vn mình còn chưa dựng nước. Bên nó đã mở khoa thi cử tìm người tài vào làm quan. Còn vn tận đến năm 1070 thời lý mới mở khoa thi cử đầu tiên. Mới chính thức đi tìm hiền tài đât nước thì mới thấy vn mình đi sau nó quá xa
Một điều thú vị là người Hoa đi đến đâu và cộng đồng họ cũng giàu có: Singapore, Taiwan, cộng đồng các quốc gia đông nam á ...chứng tỏ tố chất người Hoa đã có sẵn và chờ đợi cơ hội để phát huy, nên họ trở nên giàu có là điều hiển nhiên.

Binh pháp tôn tử là cuốn binh pháp vẫn còn giá trị đến ngày nay, đáng tiếc người VN không phải ai cũng tiếp cận được.

Bên đấy họ vẫn mở kì thi công chức vs đãi ngộ rất cao, cạnh tranh khốc liệt. Nên những người nghèo mà tài giỏi thì vẫn có vé để thay đổi cuộc đời.

Kì thi cao khảo bên đó cũng rất khó và nghiêm túc, đọc đề và bài làm của thí sinh cũng thấy bên đó viết văn chiều sâu mấy chục tầng so vs học sinh VN viết văn, ở VN chủ yếu bám sát dàn ý để chấm điểm và viết càng dài càng tốt nên học sinh khó phát huy được khả năng tư duy của mình.

Nền tảng tri thức mà sử sách Tàu ghi chép lại còn khá đồ sộ, các điển tích điển cố, nền tảng đạo đức, cá giá trị văn hóa lịch sử vô cùng đồ sộ nên tư duy, kiến thức và thế gian quan của họ vẫn ở tầng cao hơn.
 
Back
Top