tin tức Xiaomi tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu 2020, gia tăng doanh thu và lợi nhuận bất chấp đà suy thoái chung của thị trường

lebao

★★★★★
tayto
Tập đoàn Xiaomi (viết tắt là “Xiaomi” hoặc “Tập đoàn”; Mã chứng khoán: 1810), là công ty Internet với điện thoại thông minh và phần cứng thông minh dựa trên cốt lõi là Mạng Internet kết nối vạn vật (IoT), hôm nay công bố kết quả kinh doanh hợp nhất chưa qua kiểm toán trong quý 2/2020 và nửa đầu năm 2020, tính đến ngày 30/6/2020.

Kết quả tài chính nổi bật trong nửa đầu năm 2020:

• Tổng doanh thu đạt 103,24 tỷ NDT, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại dự báo suy giảm của giới phân tích;

• Lợi nhuận gộp xấp xỉ 15,26 tỷ NDT, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái;

• Lợi nhuận trong kỳ xấp xỉ 6,65 tỷ NDT, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại dự báo của giới phân tích;

• Lợi nhuận ròng chưa điều chỉnh theo tiêu chuẩn IFRS xấp xỉ 5,67 tỷ NDT, giảm 0,7% không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại dự báo của giới phân tích;

• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 0,279 NDT.

Kết quả tài chính nổi bật trong quý 2/2020:

• Tổng doanh thu xấp xỉ 53,54 tỷ NDT, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 7,7% so với quý trước;

• Lợi nhuận gộp xấp xỉ 7,70 tỷ NDT, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,9% so với quý trước;

• Lợi nhuận trong kỳ xấp xỉ 4,49 tỷ NDT, tăng 129,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 108% so với quý trước;

• Lợi nhuận ròng chưa điều chỉnh theo tiêu chuẩn IFRS xấp xỉ 3,37 tỷ NDT, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 46,6% so với quý trước;

• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 0,189 NDT.

Tập đoàn Xiaomi cho biết:Suốt nửa đầu năm 2020, bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 và hàng loạt bất ổn lớn trên toàn cầu, hệ sinh thái kinh doanh đa dạng của Xiaomi vẫn chứng tỏ được khả năng phục hồi mạnh mẽ của mình với các con số doanh thu lẫn lợi nhuận điều chỉnh đều đánh bại dự báo suy giảm của giới phân tích thị trường, bên cạnh các hoạt động mở rộng kinh doanh. Chúng tôi tiếp tục ghi tên vào danh sách Fortune Global 500 lần thứ hai, xếp thứ 422, tăng 46 bậc so với năm ngoái. Năm 2020 kỷ niệm 10 năm thành lập Xiaomi, chúng tôi cũng nâng cấp chiến lược cốt lõi lên 'Smartphone X AIoT'. Trong đó, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái AioT xoay quanh chiếc smartphone nhằm đưa Xiaomi nhanh chóng dẫn đầu kỷ nguyên sống thông minh trong tương lai. Một thập kỷ tới, chúng tôi sẽ tuân thủ vững chắc 3 tôn chỉ: Không ngừng khám phá và đổi mới, Tiếp tục cung cấp các sản phẩm giá tốt hiệu suất cao và Tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất để mọi người dùng trên thế giới tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Of3Ncvv.jpg


Tuân thủ 3 tôn chỉ vững chắc và Duy trì vị thế trên thị trường smartphone cao cấp

Giữa hàng loạt thách thức khó khăn mà COVID-19 giáng xuống thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, Xiaomi vẫn nỗ lực theo đuổi tôn chỉ “không ngừng khám phá và đổi mới, tiếp tục cung cấp các sản phẩm giá tốt hiệu suất cao”. Kết quả là, Tập đoàn đã gặt hái doanh thu từ phân khúc điện thoại thông minh lần lượt là 31,628 tỷ NDT trong quý 2/2020 và 61,952 tỷ NDT trong nửa đầu năm 2020, xuất xưởng 28,3 triệu chiếc smartphone.

Theo Canalys, quý 2/2020, Xiaomi đứng thứ 4 trên toàn cầu về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng, chiếm 10,1% thị phần. Tại thị trường nước ngoài, các lô hàng điện thoại thông minh cao cấp của hãng có giá bán lẻ từ 300 Euro trở lên đã tăng 99,2% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại thông minh trung cấp đến cao cấp có tỷ trọng doanh số cao được ra mắt, thúc đẩy giá bán trung bình (“ASP”) các dòng điện thoại thông minh của tập đoàn tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 7,5% so với quý trước.

Các động thái theo đuổi quyết liệt chiến lược thương hiệu kép cũng thu về những kết quả đáng kể. Mi 10 và Mi 10 Pro, bộ đôi smartphone 5G hàng đầu của Xiaomi ra mắt hồi tháng 2/2020 đã xuất xưởng hơn 1 triệu chiếc chỉ trong vòng 2 tháng. Vào tháng 8/2020, Xiaomi tiếp tục giới thiệu Mi 10 Ultra với điểm số DxOMARK đạt 130 cho hiệu suất máy ảnh tổng thể, một lần nữa xếp số 1 trên toàn cầu tại thời điểm ra mắt, doanh thu vượt 400 triệu NDT sau 10 phút mở bán.

Thương hiệu Redmi cũng góp cánh tay nối dài đưa công nghệ 5G tiếp cận với thị trường đại chúng. Tập đoàn đã tung ra dòng Redmi 9A với giá chỉ từ 499 NDT hồi tháng 6/2020 và Redmi K30 Ultra với nhiều tính năng cao cấp giá từ 1.999 NDT vào tháng 8/2020.

Năm 2020 không thể bỏ qua sự kiện Xiaomi khai trương nhà máy thông minh với tổng vốn đầu tư 600 triệu NDT, mở ra kỷ nguyên sản xuất mới của chuỗi nhà máy của Xiaomi. Mi 10 Ultra là mẫu điện thoại siêu cấp đầu tiên được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy thông minh Xiaomi.

Nâng cấp chiến lược cốt lõi của “Smartphone X AIoT” theo đuổi cuộc sống thông minh

Doanh thu từ mảng thiết bị IoT và sản phẩm phong cách sống lần lượt đạt 15,253 tỷ NDT trong quý 2/2020 và 28,237 tỷ NDT trong nửa đầu năm 2020. Các lô hàng TV toàn cầu của Xiaomi xuất xưởng khoảng 2,8 triệu chiếc, đạt mức tăng trưởng tương đương so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp đà suy giảm của thị trường TV nói chung. Theo All View Cloud (“AVC”), trong quý 2/2020, các lô hàng TV của Xiaomi tiếp tục chiếm vị trí số 1 suốt 6 quý liên tiếp tại Trung Quốc và nằm trong top 5 trên toàn cầu.

Quý 2, Xiaomi giới thiệu hai sản phẩm chủ lực thuộc dòng Mi TV Master Series mới nhằm mở rộng vị thế trên thị trường cao cấp. Vào tháng 7/2020, Tập đoàn giới thiệu chiếc TV OLED đầu tiên - Mi TV Lux 65” OLED. Đến tháng 8/2020, Xiaomi tiếp tục ra mắt chiếc TV siêu cấp thứ hai trong phiên bản Mi TV Master Series - Mi TV LUX Transparent - TV trong suốt được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới.

Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng trên toàn thế giới, TV thông minh của Xiaomi đã thâm nhập vào nhiều thị trường hơn gồm Ba Lan, Pháp và Italy trong quý II. Tháng 7/2020, Xiaomi đã tổ chức buổi ra mắt hệ sinh thái Xiaomi toàn cầu đầu tiên cùng hàng loạt sản phẩm mới, bao gồm dây đeo Mi Smart Band 5 và tai nghe không dây Mi True Wireless Earphones 2 Basic.

Gần đây, Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi, ông Lei Jun đã gửi tâm thư đến các nhân viên thông báo nâng cấp chiến lược cốt lõi “Smartphone x AIoT” lên tầm cao mới trong thập kỷ tới nhằm thúc đẩy các lợi ích hiệp đồng. Trong đó, Xiaomi vẫn lấy smartphone làm nền tảng kinh doanh, còn hệ sinh thái thiết bị AIoT xoay chuyển quanh điện thoại thông minh sẽ cho phép tập đoàn thực sự dẫn đầu kỷ nguyên sống thông minh trong tương lai.

Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, số lượng thiết bị IoT được kết nối (không bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay) trên nền tảng IoT của Xiaomi đạt khoảng 271 triệu thiết bị, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước. Có hơn 5,1 triệu người dùng sở hữu từ 5 thiết bị kết nối với nền tảng IoT của Xiaomi trở lên (không bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay), tăng 63,9% so với cùng kỳ năm trước. Ứng dụng Mi Home thì có 40,8 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có tới 67,9% người dùng điện thoại thông minh của các hãng di động khác. Vào tháng 6 năm 2020, Trợ lý AI (“小 愛 同學”) của Xiaomi có 78,4 triệu MAU, tăng 57,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xiaomi cũng tiếp tục tăng cường mối liên kết giữa các sản phẩm với sáng kiến “Xiaomi Share” nhằm hỗ trợ quyền luôn truy cập vào âm nhạc, video và cuộc gọi thoại chuyển đổi trên nhiều thiết bị. Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia đã phát triển tính năng màn hình đa nhiệm hỗ trợ chụp ảnh và chỉnh sửa tài liệu trên nhiều thiết bị. Trong tương lai, Tập đoàn sẽ tiếp tục nâng cao khả năng kết nối giữa các thiết bị thông minh, đồng thời mang tới nhiều trải nghiệm mới và ứng dụng thông minh hơn giúp người dùng Xiaomi trên toàn cầu dẫn đầu cuộc sống thông minh.

Dịch vụ Internet đa dạng đóng góp nguồn doanh thu lớn

Doanh thu từ mảng dịch vụ Internet lần lượt đạt 5,908 tỷ NDT trong quý 2/2020 và 11,808 tỷ NDT trong nửa đầu năm 2020. Riêng quý 2/2020, có đến 343,5 triệu người dùng MIUI hàng tháng, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có 109,7 triệu người dùng MIUI hàng tháng tại Trung Quốc.

Trong quý 2/2020, doanh thu quảng cáo đạt lên 3,5 tỷ NDT, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh ở thị trường nước ngoài lẫn đà hồi phục của thị trường Trung Quốc. Doanh thu dịch vụ Internet (bao gồm doanh thu từ nền tảng thương mại điện tử Youpin, dịch vụ kinh doanh Fintech, dịch vụ Internet TV và dịch vụ Internet ở nước ngoài) đã tăng 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% tổng doanh thu dịch vụ Internet.

Trong tháng 6/2020, người dùng SmartTV Xiaomi và Mi Box đạt 32,0 triệu, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, số lượng thuê bao trả phí đã tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,0 triệu thuê bao.

Thị trường nước ngoài tăng trưởng ổn định bất chấp khó khăn

Xiaomi giữ vững vị trí số 1 ở Tây Âu về tỷ lệ tăng trưởng smartphone


Doanh thu Xiaomi từ thị trường nước ngoài lần lượt đạt 24,029 tỷ NDT trong quý 2/2020 và 48,861 tỷ NDT trong nửa đầu năm 2020. Theo Canalys, quý 2/2020, Xiaomi lọt top 5 hãng điện thoại thông minh có thị phần lớn nhất ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ; top 3 tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cũng theo Canalys, các lô hàng điện thoại thông minh của Xiaomi tại châu Âu trong quý 2/2020 đã tăng vượt bậc 64,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16,8% thị phần, lần đầu tiên ghi tên Xiaomi vào top 3 trên thị trường cạnh tranh này. Riêng Tây Âu, các lô hàng điện thoại thông minh Xiaomi đã tăng 115,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,4% thị phần. Các lô hàng điện thoại thông minh tại Tây Ban Nha cũng tăng 150,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xếp thứ nhất suốt 2 quý liên tiếp với 36,8% thị phần. Bên cạnh đó, Xiaomi cũng đứng thứ 2 ở Pháp, thứ 4 ở Đức và Ý về số lượng smartphone xuất xưởng.

Tại Đông Âu, Xiaomi đã trở thành công ty điện thoại thông minh số 1 ở Ukraine và Ba Lan xét về số lượng smartphone xuất xưởng, với thị phần tương ứng là 37,1% và 27,5%. Tại Ấn Độ, Tập đoàn chiếm lĩnh 30,7% thị phần, tiếp tục duy trì vị trí số 1 suốt 12 quý liên tiếp tại thị trường này, theo IDC.

Tác động của đại dịch COVID-19 bùng phát

Quý 2/2020, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động toàn cầu của Xiaomi ở các mức độ khác nhau. Vào tháng 4 và 5/2020, một số thị trường trọng điểm của Tập đoàn thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, kéo doanh số bán hàng đi xuống. Song, ngay khi lệnh hạn chế kinh doanh dần được gỡ bỏ, doanh số bán hàng đã phục hồi một cách rõ rệt.

Ở Ấn Độ, các biện pháp giới nghiêm bắt đầu áp dụng từ cuối tháng 3, khiến doanh số bán hàng của Xiaomi chịu ảnh hưởng đáng kể suốt thời gian này. Khi Ấn Độ dần gỡ bỏ các lệnh hạn chế trong quý 2/2020, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu phục hồi thấy rõ. Vào tháng 7/2020, số lượng điện thoại thông minh được kích hoạt mỗi ngày ở Ấn Độ đã quay trở lại mức 72% so với trước đại dịch hồi tháng 1/2020. Số điện thoại thông minh được kích hoạt ở nước ngoài trung bình mỗi ngày cũng đạt 120% so với mức trước đại dịch.
 
Back
Top