thảo luận Ý kiến về phỏng vấn chất lượng

Phỏng vấn


  • Total voters
    36
Bài toán của bên mình tương tự Tháp Hà Nội thôi cũng ko cao siêu gì mấy đâu.Thử xem bên ứng viên giải được với bao nhiêu lần ít nhất :big_smile:
 
Last edited:
Không một công ty nào có đủ khả năng test IQ của ứng viên, kể cả Google, Facebook,... Muốn test IQ thì cần phải có giám sát của chuyên gia có bằng cấp về tâm lý học. Tiền đâu thuê cho nổi.
Mấy cái IQ mà bạn nói chắc toàn câu hỏi mẹo thôi.

Sent from Xiaomi Redmi 5A using vozFApp
Xin hỏi về nguồn thông tin của anh bạn đc ko? Tôi đã từng tranh cãi với anh về vấn đề này rồi và có vẻ anh khá chắc chắn về nguồn thông tin của mình. Tôi đã đi thi IQ ở Mensa Singapore và hình thức thi khá đơn giản. Ngay cả SAT cũng đc giới học thuật coi là 1 good proxy test thay cho iq test https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6963451/
Có chăng là nếu iq trên 135 (top 1%) thì cần những hình thức cầu kỳ hơn để xác định chính xác, khi đó mới cần đến chuyên gia giống như anh đã nói.
 
Bài toán của bên mình tương tự Tháp Hà Nội thôi cũng ko cao siêu gì mấy đâu.Thử xem bên ứng viên giải được với bao nhiêu lần ít nhất :big_smile:
Bài này kinh điển trong thuật toán mà, tôi nghĩ ai cũng đã từng đọc qua và biết sơ cách làm, nói rằng đánh giá IQ thì ko đúng lắm.
 
Tranh thủ đem 1 vài quan điểm của tôi cho ae bàn luận vậy:

Ngành swe là lao động trí tuệ, nó khác với lao động chân tay, nên để test kỹ năng thì cần some level of abstraction. Ví dụ cụ thể thì ở 1 đầu là Iq test, chỉ tập trung vào test kỹ năng tư duy; thì ở đầu bên kia là thử việc, cho bạn làm trong cty trong vòng 6 tháng để chứng tỏ khả năng của bạn. Nhiều cty lớn hiện nay đang áp dụng 1 hình thức kết hợp, tức là đầu tiên, bạn sẽ đc làm những bài coding challenge, gần gần vs IQ test nhưng vẫn đòi hỏi hard skill nhất định, theo sau đó là 6 tháng thử việc nhưng ko yêu cầu quá khắt khe mà cho bạn thời gian để ramp up.

Một điểm đáng nói khác, đó là interview là những buổi pair programming, giống như dating, coding question là topic, ở đó, bạn và người phỏng vấn có cơ hội để tìm hiểu về cách làm việc của nhau, cách bạn giải quyết, thảo luận vấn đề. Thế nên nếu chỉ tập trung vào Lc, thì đơn giản hơn là các cty chỉ cần 1 cái website vs những bài test, chứ ko cần phải tổ chức interview như hiện nay.

Vấn đề lớn nhất của coding question là level of abstraction, khi mà các câu hỏi quá rời xa vs những bài toán cty đang xử lý thì nó sẽ khiến ứng viên cảm thấy ko thực tế và bị đánh đố nhiều hơn là 1 buổi tìm hiểu, dating.
Quote cũ xài lại.
Interview là cơ hội để cả ứng viên và nhà tuyển dụng tìm hiểu về nhau. Nên nếu chỉ hỏi Iq thì sẽ rất khó để ứng viên hiểu về môi trường làm việc của team và ở chiều ngược lại, ko có nhiều không gian cho người tuyển dụng hiểu về phong cách làm việc của ứng viên. Lập luận: nếu chỉ tập trung vào test iq thì đơn giản nhất là cho ứng viên thi giấy hoặc thi trên web vừa đỡ tốn tiền vừa chính xác.
 
Last edited:
Xin hỏi về nguồn thông tin của anh bạn đc ko? Tôi đã từng tranh cãi với anh về vấn đề này rồi và có vẻ anh khá chắc chắn về nguồn thông tin của mình. Tôi đã đi thi IQ ở Mensa Singapore và hình thức thi khá đơn giản. Ngay cả SAT cũng đc giới học thuật coi là 1 good proxy test thay cho iq test https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6963451/
Có chăng là nếu iq trên 135 (top 1%) thì cần những hình thức cầu kỳ hơn để xác định chính xác, khi đó mới cần đến chuyên gia giống như anh đã nói.

Hai bài test IQ phổ biến nhất hiện nay được giới học thuật công nhận là WAIS và Stanford Binet đều thuộc sở hữu của các công ty riêng, và giá để test cũng như đào tạo để giám sát cũng không rẻ. Đang trên dt ko tiện tìm link, bạn có thể search thêm về các bài test đó.
Còn bài test của Mensa mặc dù khá hơn mấy bài Online nhưng vẫn không được coi là bài test IQ.

Sent from Xiaomi Redmi 5A using vozFApp
 
hỏi iq ? các bạn làm màu vậy chắc muốn tuyển thánh nhân. dev vốn là người đơn giản và tinh ý, họ sẽ truyền tai né những cty làm màu ko thực tế như vậy đó
 
Bài toán của bên mình tương tự Tháp Hà Nội thôi cũng ko cao siêu gì mấy đâu.Thử xem bên ứng viên giải được với bao nhiêu lần ít nhất :big_smile:

Thế thì ko phải IQ.
Đây là kiểu test xử lý giải thuật ko cần code.

Ví dụ như bài project Euler số 1, anh nào chả giải được nhưng nếu áp tư duy toán học vào thì nó chỉ có 1 dòng ngắn gọn là ra kết quả
 
Cơ bản thì mấy bn ứng viên giải được nhưng đa số không tối ưu cho lần đầu tiên.
Từ đó hướng dẫn mấy bạn ứng viên tìm ra giải pháp tốt hơn và nhìn cách mấy bạn ấy giải quyết vấn đề luôn :big_smile:
 
Theo mình thì nên phỏng vấn thuật toán vì:

1. Môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật được dạy bởi phần lớn hoặc tất cả chương trình IT, CS ở các trường đại học, đòi hỏi trình độ sử dụng 1 ngôn ngữ lập trình tốt trở lên, và thường được lấy bởi sinh viên năm 2,3 -> đảm bảo sinh viên thực tập hoặc đi làm có 1 kiến thức nền vững, đồng đều, dễ training cho đặc thù công việc hơn.

2. Học gì thì học, bản chất của việc học và đi làm là giải quyết vấn đề theo trình tự. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật yêu cầu khả năng giải quyết vấn đề tốt, hay ít nhất là ghi nhớ cách giải quyết tốt làm nền cho các bài toán lớn hơn, và đánh giá được khả năng sáng tạo và vận dụng những gì mình có.

3. Hiện nay vẫn chưa thể đánh giá trí thông mình theo 1 thông số chung được, do thông minh cũng có nhiều dạng, và không phải ai cũng có chung tinh thần, tâm lý, hay phong độ khi làm bài kiểm tra IQ. Hơn nữa EQ cũng rất quan trọng, và kiểm tra cấu trúc dữ liệu và giải thuật, với kiến thức nền chung từ cả người phỏng vấn và người trả lời, đảm bảo việc đánh giá EQ qua cách đối đáp.

4. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật rất phổ biến khi đi làm / nghiên cứu.
 
3. Hiện nay vẫn chưa thể đánh giá trí thông mình theo 1 thông số chung được, do thông minh cũng có nhiều dạng, và không phải ai cũng có chung tinh thần, tâm lý, hay phong độ khi làm bài kiểm tra IQ. Hơn nữa EQ cũng rất quan trọng, và kiểm tra cấu trúc dữ liệu và giải thuật, với kiến thức nền chung từ cả người phỏng vấn và người trả lời, đảm bảo việc đánh giá EQ qua cách đối đáp.

- Có thông số chung để đánh giá trí thông minh, người ta gọi là g factor.
Những kỹ năng như toán học, ngôn ngữ, âm nhạc đều có corelation với g ở mức cao.
1618373899883.png


- EQ là thuật ngữ chỉ dùng trong văn hóa đại chúng, trong học thuật không công nhận cái gọi là EQ.
Khái niệm này được nghĩ ra bởi một nhà báo chứ không phải nhà tâm lý. Bạn có thể tham khảo ý kiến của một giáo sư tâm lý về EQ ở đây: https://www.quora.com/What-is-more-...r-below-this-average/answer/Jordan-B-Peterson
 
Last edited:
Mình đi phỏng vấn 5 hay 6 công ty rồi.Toàn bộ toàn là thuật toán,nhưng mình thấy thích câu hỏi IQ này.Cảm giác nó cho ứng viên suy nghĩ rồi nói ra cách giải quyết vấn đề.Vả lại bên mình chắc chắn phải hỏi kĩ thuật trước rồi mới phỏng vấn IQ sau,dù sao bên mình vẫn cần dev quan trọng cách giải quyết vấn đề hơn là học thuộc mấy cái giải thuật rồi ghi ra :big_smile:
thế thím xem lại câu hỏi algorithm của bên thím nhé. algorithm kiểu gì mà học thuộc rồi ghi ra vậy.
 
thế thím xem lại câu hỏi algorithm của bên thím nhé. algorithm kiểu gì mà học thuộc rồi ghi ra vậy.
Khó quá thì khó cho ứng viên còn dễ quá thì học thuộc ghi ra.Cho pesudo code liner search thì cảm thấy ko đủ đánh giá ứng viên.Nên thôi,làm cách này để hiểu rõ ứng viên xử lí vấn đề ra sao :big_smile:
 
Thuật toán là lựa chọn tốt nhất để đánh giá ứng viên rồi. Muốn giỏi cũng phải ôn luyện nhiều mới được. Nhưng mình thích kiểu hỏi 1 vấn đề trong team đang gặp, từng gặp để hỏi -> ứng viên suy nghĩ cách giải quyết cũng như thuật toán để giải quyết hoặc 1 vài thuật toán cơ bản. Dị ứng với mấy câu hỏi mẹo thuật toán :LOL: trước đi pv có ông hỏi để swap 2 số không dùng biến tạm :LOL: Mình hỏi lại sao phải làm thế thì được bảo để kiểm tra tư duy :LOL:
Quan điểm cá nhân : Thuật toán để giải quyết vấn đề chứ không phải để hỏi đánh đố trong phỏng vấn

Sent from vsmart Live via nextVOZ
 
Back
Top