Ý niệm "Khán giả nuôi nghệ sĩ"?

levisg

Member
20352496806_n.jpg


Công chúng đã nghĩ gì khi một vị nhạc sĩ có tiếng kêu gọi “Từ bỏ ngay tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ” ?
Và nhân dịp đó, chúng ta hãy nghĩ xem, “Khán Giả nuôi nghệ sĩ” đã là ý niệm đúng hay sai ?
Tôi nghĩ, thật ra đây là ý niệm vừa đúng lại vừa sai, tùy theo góc độ tiếp cận vấn đề.
Đúng. Đúng khi được dùng với sự đánh giá duy tình, như chính nguồn gốc phát sinh nên ý niệm này của các vị tiền nhân khai sinh sân khấu giải trí (tại miền nam). Rằng, một mặt, nghệ sĩ cần khán giả thưởng thức, tán thưởng phần trình diễn của mình. Mặt khác, thực tế hơn, nghệ sĩ cần khán giả bỏ tiền mua vé xem trình diễn để “nuôi nghệ sĩ”.
Với cách nghĩ duy tình này, các vị tiền nhân của ngành sân khấu giải trí đã nâng niu vị thế nghề nghiệp trong cách nói khiêm tốn và dành sự tôn trọng cao nhất cho khán giả đã yêu thương, quý mến mình.
"Khiêm tốn - như một ngạn ngữ đã viết - là sự kiêu căng nhưng ít làm cho người khác khó chịu".
Và sai. Sai khi phân tích một cách duy lý về mối quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ giữa người nghệ sĩ và khán giả. Theo đó, nghệ sĩ đã “đầu tư” vào phần trình diễn của mình bằng “năng khiếu trời cho”[1], “học tập, luyện tập, nghiên cứu, lao động”[1], phục trang, sân khấu, đạo cụ, nhạc cụ... thì đổi lại, quyền lợi nghệ sĩ được hưởng là thu tiền vé của khán giả đến thưởng thức thành quả lao động đó.
Và đấy cũng là cách lý giải để vị nhạc sĩ kêu gọi cần bác bỏ “tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ”. Lược trích : “Nghệ thuật phải bỏ sức lao động ra mới có nên khán giả cũng phải ... (bỏ) tiền mua vé vào xem nghệ sĩ trình diễn... thì cuối cùng ai nuôi ai? Không ai nuôi ai cả. Trong cuộc sống nếu chúng ta cần nhau thì chúng ta phải nương tựa nhau, còn nếu chúng ta không cần nhau thì đâu cần phải hỗ trợ gì nhau nữa. Tóm lại người nghệ sĩ bán hàng là bán sức lao động của họ để lấy tiền của khán giả...”[1].
Rõ ràng, ý niệm “khán giả nuôi nghệ sĩ” vừa đúng và lại vừa sai. Còn tùy theo góc độ tiếp cận duy tình hay duy lý. Và trước nay, cả hai ý niệm đều tồn tại song song, "nước sông không phạm nước giếng". Đồng thời, cũng không ai nhầm lẫn về ý niệm “khán giả nuôi nghệ sĩ” đến mức sẽ phủ nhận về quan hệ sòng phẳng "bánh ít đi, bánh quy lại" cả. Khi nói công khai về cái tình “khán giả nuôi nghệ sĩ” đầy tế nhị, thì ai cũng hiểu ẩn chứa cái lý sòng phẳng không cần phải nói ra. "Ý tại ngôn ngoại" là vậy và cái đẹp "thấu tình, đạt lý" cũng chính là vậy.
Hôm nay, vị nhạc sĩ dùng sự đánh giá duy lý một cách rạch ròi theo kiểu "bánh ít đi, bánh quy lại", “tiền trao, cháo múc” để kêu gọi bác bỏ, phủ nhận hoàn toàn ý niệm duy tình, thì không quá khó khăn để mà đạt được “chiến thắng”.
Nhưng "chiến thắng" nào mà không có nạn nhân. Nạn nhân xấu số phải trả giá cho “chiến thắng” đó, chính là ý niệm duy tình, là sự khiêm tốn, là sự tôn trọng khán giả ... các di sản tinh thần vô giá mà tiền nhân ngành sân khấu giải trí đã để lại cho hậu sinh ngành sân khấu.
Lẽ ra, nhờ duy tình, mà không cần nói đến mức "trắng phớ" rằng : Nghệ sĩ sống cần khán giả như con cá sống cần nước. Vì lẽ, nghệ sĩ không có khán giả, thì nghệ sĩ không còn cơ sở để tồn tại, cả về nghề nghiệp lẫn việc mưu sinh. Nhưng khán giả không có nghệ sĩ, thì có thể một phần đời sống văn hóa sẽ bớt thi vị hơn. Thế nhưng, khán giả vẫn tồn tại bình thường. Đó là cách đánh giá đến cùng kỳ lý.
Thôi thì thời thế thế thời phải thế. Sau lời kêu gọi “Từ bỏ ngay tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ” ? được khá nhiều nghệ sĩ bày tỏ lời khen ngợi vì trúng ý, thì trang sử, sứ mệnh sân khấu giải trí đã phải rẽ sang một hướng khác đầy tính thực dụng và lý tài. Ở đấy, cái tình không còn đất sống. Ở đấy, "bánh ít đi, bánh quy lại". Ở đấy, "tiền trao, cháo múc". Ở đấy, sòng phẳng lắm, giữa kẻ bán và người mua...
=========
Bài viết này không phải là quan điểm của mình, vô tình đọc được nên mang vào đây để các bạn cùng xem.
 
Quan điểm của tôi thế này để thi vào trường sân khấu thì môn văn chắc hẳn là môn bắt buộc. Ít nhất thì bọn thợ hát thợ diễn vẫn học qua môn văn, vậy mà cứ hiểu từ "nuôi' theo nghĩa đen là thế nào, bất cứ nghành nghề nào đều tôn trọng khách hàng, có khách hàng thì mới sống được, nên người ta hay ví von là khách hàng "nuôi" mình. Tôi làm dịch vụ, thậm chí tôi còn tự quan niệm như thế như một cách tri ân khách hàng đã ủng hộ, cũng như biết ơn họ. Vậy các anh tự nhận mình làm nghệ thuật, mà đạo lý đơn giản như vậy còn cố tình không hiểu ?
Mà tôi cũng không mong gì các anh bị tẩy chay, vì đơn giản là vẫn còn lũ thiểu năng bất chấp ủng hộ bênh vực các anh nên các anh không chết được.
 
Tôi không nói ý nghĩ đó là đúng hay sai, chỉ nói một khía cạnh là cái ông trong hình đang cố tình hiểu sai vấn đề người khác đang nói.
Chính vì việc cố tình hiểu theo một nghĩa khác như vậy sẽ dẫn đến việc 2 bên tranh luận về 2 vấn đề khác nhau.
Nên hoặc là người nói câu đó giải thích cụ thể chữ "nuôi" cho các nghệ sĩ hiểu là gì. Hoặc là nghệ sĩ tự hiểu nghĩa bóng câu nói. Sau đó 2 bên tập trung tranh luận theo nghĩa đó, chứ cứ thế này chẳng đến đâu.
 
Back
Top