Y tế, giáo dục tính đúng, tính đủ giá dịch vụ: Đặt quyền lợi của người dân lên trên hết

Cryolite.3

Senior Member
https://tuoitre.vn/y-te-giao-duc-ti...-nguoi-dan-len-tren-het-20221203084945739.htm

TTO - Trong chủ trương tự chủ tài chính của ngành y tế, giáo dục, đại diện Bộ Tài chính mới đây cho biết đến năm 2025 sẽ thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ cho các bệnh viện, trường học công lập.

Y tế, giáo dục tính đúng, tính đủ giá dịch vụ: Đặt quyền lợi của người dân lên trên hết - Ảnh 1.

Bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các đơn vị sự nghiệp công lập này tất nhiên sẽ có nguồn thu tốt hơn hiện nay.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) năm 2020 thu giảm 2.000 tỉ đồng so với 2019 (tương đương 30%), 2021 giảm tiếp 1.500 tỉ so với 2020. Năm 2022, bệnh nhân đông nhưng chênh lệch thu - chi rất thấp, thu nhập y bác sĩ giảm, đã có thêm 100 người nghỉ, chuyển việc từ đầu năm.

Có bác sĩ đã thành danh tại Bạch Mai, nay quyết định về quê (tỉnh Bắc Ninh) làm việc. Có điều dưỡng giàu kinh nghiệm xin nghỉ 6 tháng không lương để tìm việc khác một thời gian, tất cả đều vì thu nhập quá thấp.

Tự chủ chưa đúng: ai cũng gặp khó

Không chỉ y bác sĩ gặp khó, mà người bệnh còn khó khăn bội phần. Hiện Trung tâm y học hạt nhân của Bệnh viện Bạch Mai thiếu trầm trọng thiết bị, do các máy PET, xạ phẫu, CT 256 lát cắt… đều đang đắp chiếu vì thiếu chính sách trong liên doanh liên kết, máy mới chưa có tiền đầu tư.

Gần 1.000 bệnh nhân điều trị thường xuyên tại đây phải chạy đi nhiều nơi khi có chỉ định sử dụng thiết bị.

Tại Bệnh viện K, hiện bệnh viện có 5 máy xạ trị (trước có 9 máy nhưng 4 máy đang hỏng), bệnh viện cần ít nhất 10 máy nữa. Vì thiếu máy, những máy xạ trị đã có dùng đến 23/24h trong ngày, bệnh nhân phải đi xạ trị cả vào ban đêm.

"Một máy xạ trị 800-900 tỉ đồng nhưng khả năng của bệnh viện chỉ thu xếp được 100 tỉ/năm, muốn đầu tư 1 máy phải mất 8-9 năm" - đại diện bệnh viện cho hay.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường y dược công lập ở Hà Nội cho hay theo lộ trình sau 2025 trường sẽ tự chủ. "Sinh viên đa số vượt khó nên dù học phí học y khoa ở Việt Nam rất rẻ, có thể nói là rẻ nhất thế giới nhưng chúng tôi vẫn khó có thể thu thêm của sinh viên" - vị này nói.

Lý do chính dẫn đến vướng mắc bệnh viện, trường học, sinh viên, người bệnh đang gặp phải là những bất cập, không đồng bộ về chính sách. Cụ thể, khi cho tự chủ toàn diện thì các điều kiện kèm theo như viện phí tính đúng tính đủ, quỹ bảo hiểm đủ khả năng chi trả viện phí mới, bệnh viện đã có đủ thiết bị y tế như nhu cầu…

Tuy nhiên thực tế thì các điều kiện này đều chưa có, nên các bệnh viện tự chủ toàn diện rơi vào tình huống bị "khoán trắng", đầu tư từ ngân sách bị cắt trong khi thu không được tăng. Thậm chí khối bệnh viện còn "tị" với giáo dục khi viện phí theo yêu cầu có trần khống chế, còn học phí "chất lượng cao" lại không có trần, điều đó càng khiến khối bệnh viện khó khăn.

Những ngày này, khi Bệnh viện Bạch Mai, K… đồng thanh từ chối tự chủ thì có một số bệnh viện đa khoa tỉnh lại nhận quyết định tự chủ nhóm 1 theo nghị định 60, tức là hình thức gần tương tự tự chủ toàn diện.

Bệnh viện trung ương có uy tín, nhiều nguồn thu, bệnh nhân đông mà tự chủ toàn diện còn đổ vỡ, vậy các bệnh viện tỉnh sẽ làm gì để tránh đi vào "vết xe đổ" này vì hậu quả cuối cùng bệnh nhân sẽ phải gánh chịu, đó là câu hỏi đang được đặt ra.

Tính đúng, tính đủ nhưng đặt quyền lợi người dân trên hết

Theo một lãnh đạo bệnh viện tại Hà Nội, nếu tính đủ 7/7 yếu tố trong chi phí dịch vụ khám chữa bệnh thì viện phí có thể tăng lên 30-40%. Từng dịch vụ sẽ tăng theo việc tính toán chi phí khấu hao, cán bộ y tế có chuyên môn, chuyển giao công nghệ như thế nào… Mỗi khoa phòng, mặt bệnh sẽ có cách tính chi phí khác nhau.

Ví dụ đối với kỹ thuật siêu âm hiện nay bảo hiểm y tế (BHYT) đang chi trả 43.900 đồng/lần, nếu tính đủ thì phải tính cả chi phí khấu hao máy móc, chi phí nếu nâng cao chuyên môn nhân viên y tế, chi phí quản lý bệnh nhân trên hạ tầng công nghệ thông tin… chi phí sẽ tăng lên khoảng 30-40% giá hiện hành.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Phúc, trưởng ban thực hiện chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ đã thống nhất việc sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhưng trong năm nay chưa tăng viện phí.

Bộ Y tế cũng đang tính toán việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, trong đó có việc xây dựng lại định mức kinh tế kỹ thuật và xác định lại định mức này. Trên cơ sở định mức đó sẽ xây dựng yếu tố chi phí cấu thành.

Ông Phúc cũng cho rằng tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh nhưng viện phí cần "cân nhắc" giữa các yếu tố cấu thành chưa được tính trong chi phí gồm khấu hao tài sản cố định, phí quản lý và đào tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học. Bởi những chi phí này phụ thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài ra, cần tính toán khả năng chi trả, bởi quỹ BHYT có nguồn thu có hạn, nếu tăng chi trả cho người bệnh thì sẽ phải có phương án tăng nguồn quỹ. Vì vậy, quỹ bảo hiểm, ngân sách hay người bệnh cùng chi trả cần phải được tính toán kỹ để tránh gây ảnh hưởng đến người bệnh, phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.

Y tế, giáo dục tính đúng, tính đủ giá dịch vụ: Đặt quyền lợi của người dân lên trên hết - Ảnh 2.

Nguồn: Bộ Tài chính - L.THANH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Trường ĐH: bài toán khó nhưng phải cố gắng

Ông Nguyễn Đức Trung - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết hiện nay trường thu học phí theo quy định dành cho trường công lập khoảng 11 triệu đồng/năm. Theo ông Trung, việc tính đúng, tính đủ học phí chỉ là một phần trong bài toán tài chính đại học nhưng nếu tính đúng tính đủ theo thị trường, học phí của trường sẽ bất ngờ tăng rất mạnh và như vậy sẽ ảnh hưởng đến người học rất nhiều.

Vì vậy, khi tính toán học phí, trường tính toán nhiều yếu tố để học phí không tăng quá nhiều trong khi nguồn thu của trường vẫn đảm bảo chi thường xuyên, tái đầu tư phục vụ người học. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ người học được coi là chi phí bắt buộc, tăng tương ứng với mức học phí tăng. Trường giảm chi bằng cách tiết kiệm tối đa chi phí trong các hoạt động của trường.

Cùng quan điểm này, ông Phan Hồng Hải - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết học phí của trường hiện nay đã được tính đúng, tính đủ và việc này giúp hoạt động của trường tốt hơn. Tuy nhiên, học phí được tính dựa vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có mục đích tăng nguồn thu cho trường.

Ngoài việc đảm bảo chi thường xuyên, tái đầu tư, đảm bảo đời sống nhân viên còn phải tính đến khả năng chi trả của người học. Mức học phí hiện nay của trường dung hòa các yếu tố này nên không cao như một số trường đại học khác.

"Đi kèm với học phí tăng là chính sách hỗ trợ cho người học. Mỗi năm trường chi khoảng 50 tỉ đồng cấp học bổng cho sinh viên" - ông Hải nói thêm.

Trong khi đó, ông Phùng Quán - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết việc tính đúng, tính đủ học phí có thể khiến một số ngành, trường đặc thù gặp khó khăn khi khó tuyển người học nên cần có mức học phí thấp hơn những ngành khác và sinh viên được hỗ trợ học bổng.

"Các trường xây dựng học phí phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó có người học để đưa ra mức thu phù hợp. Bên cạnh đó là chính sách vay học phí phải đảm bảo những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận để không giới hạn cơ hội tiếp cận đại học của họ" - ông Quán đề xuất.

...
 
Xăng, dầu thì nói là giá sẽ theo thị trường để doanh nghiệp có lời
Y tế, giáo dục thì dự kiến sắp tới sẽ tính đúng tính đủ
....................
Thế bao năm nay làm gì mà nói chuyện đáng ra phải làm từ rất lâu rồi?
 
Con c ặ t gì cũng muốn, dịch vụ y tế mà tính đúng tính đủ thì làm đé. O gì có giá rẻ. Còn quyền lợi dân cu đen muốn giá rẻ mà chất lượng thì chỉ có bóp cổ y tế thôi. Điều hành ở trên cả tầm vũ trụ :feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tự chủ tài chính, tính đúng, tính đủ, tức là nhà nước sẽ bỏ rơi, không hỗ trợ hai ngành này nữa? Thế thì ngân sách để làm cái gì nhỉ?

Dân è cổ ra mà đóng thêm tiền thì lại giảng là "đặt quyền lợi của người dân lên trên hết". Đúng là ưu việt, ngạo nghễ.
 
Sáng nay ra chợ thuốc gom thuốc, giá thuốc tăng 30%, một số thuốc đặc trị đứt hàng hoặc tăng gấp đôi. Vozer liệu mà đừng bệnh, hoặc có người nhà bệnh thì liệu mà mua :nosebleed: Điều hành như thế thì nhất dồi :confident:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giáo dục, y tế mà kiểu này thì nát
Có vẻ mặt giáo dục thì Bộ Tài chính chắc chưa rõ vai trò khác nhau giữa Giáo Dục và Đào Tạo. Cái Giáo Dục mà tính đúng, tính đủ aka bỏ sự bao cấp của ngân sách nhà nước thì nát bét cả về lý luận lẫn thực tiễn.
 
Back
Top