Hành trình : Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

mrquangbro

Senior Member
Xin chào mọi người. Sau đại dịch và xã hội bùng nổ TikTok YouTube …. Các con tiếp xúc quá sớm với mạng xã hội một thời gian dài. Nhiều bố mẹ chủ quan trong đó có mình . Giật mình nhìn lại khi con lớn mà con vẫn ko có ngôn ngữ hành động ….
Số lượng các trẻ nhỏ bị các bệnh lý trên ngày càng tăng lên trong đó có bé thứ 2 nhà mình. Cuộc sống bế tắc và tương lai tưởng chừng như đóng lại thì….. chuyện cổ tích hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy mình xin phép kết lại hành trình của bố con mình sau 2 năm can thiệp tích cực. Mình xin phép up từng phần một để bố mẹ tiện theo dõi. Qua đó nhắn nhủ với các bố mẹ đừng lặp lại sai lầm như mình . Và cũng mong các bố mẹ đang trong hoàn cảnh như mình hãy tiếp tục và đừng bao giờ bỏ cuộc

Lời mở đầu: Lời đầu tiên, Bố con mình xin gửi lời chào tới toàn thể các bậc phụ huynh cùng các bé. Kính chúc mọi người sức khỏe, thành công, chúc các bé tiến bộ nhanh chóng, hay ăn chóng lớn luôn luôn vui vẻ mạnh khỏe.
Đôi lời chia sẻ về tài liệu này: Đây là tài liệu cá nhân, được viết dựa trên những việc đã từng trải qua của bố con cũng như của gia đình mình. Tài liệu này được viết bởi Mình – Một người bố. Nội dung của tài liệu này chỉ là thuật lại quá trình đồng hành cùng con trong suốt hơn một năm qua. Nó chỉ như một dạng nhật ký các nhân, nơi mình chia sẻ lại diễn biến tâm lý và cách suy nghĩ của cá nhân chứ không phải là toàn bộ mọi người và các bé khác.
“ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Vì mỗi bé có một tính cách khác nhau, một hướng tiếp cận khác nhau và gia đình có một hoàn cảnh khác nhau. Lên tài liệu này cần được đọc và hiểu một cách có chọn lọc chứ không phải là hoàn toàn đúng hết. Vì mình cũng không phải chuyên gia tâm lý, giao dục hay y tế. Mình cũng không học qua bất kỳ trường lớp nào liên quan. Vì vậy, mình mong những ai đọc được tài liệu này có cách hiểu đúng mực để áp dụng phù hợp với con và gia đình.
Mọi ảnh hưởng của tài liệu này tới quá trình tiến bộ của con bạn mình sẽ không chịu trách nhiệm kể cả con có tiến bộ hay không tiến bộ. Tránh trường hợp về sau mọi người quay lại trách móc mình vì con các bạn không đạt được sự kỳ vọng như mong muốn của gia đình hoặc như những gì tài liệu này viết. Vì vậy việc đọc, hiểu, áp dụng cho con cần phải được bố mẹ gia đình sử dụng một cách hợp lý.
Hãy coi Đây là món quà mình dành cho các con cùng các bậc phụ huynh
Trân trọng cảm ơn Quý phụ huynh!

A. MỞ ĐẦU
Con sinh tháng 5/2020 cũng là những năm covid hoành hành nhất. Con mình sinh mổ ở BV sản – Bạch mai. Khi sinh còn phải xét nghiệm covid trước khi mổ và áp dụng các nội quy nghiêm ngặt của bệnh viện trong việc đi lại. Con ở viện sau 5 ngày là được về nhà.
Rồi xã hội cũng dần hết giãn cách. Trong khoảng thời gian từ 2/2020 – 2021 bố mẹ mải mê công việc. Tìm mua đất mua nhà bên nội thành cho gần. Mâu thuẫn nhiều thứ trong việc chọn lựa nhà cửa tốn quá nhiều thời gian. Rồi bị lừa mua một căn nhà có vấn đề về tâm linh…. Lại càng mất thời gian thêm . Mình gọi chung là là biến cố gia đình đợt 1 lên Bố mẹ ít có thời gian chăm con. Việc chăm con chủ yếu do bà nội. Trong năm đầu tiên bé vẫn bình thường. Sau khi chuyển sang nhà mới. Dịch vẫn còn lên mọi sinh hoạt chủ yếu là trong nhà. Bố cũng chủ quan khi con vẫn ăn vẫn chơi, chạy nhảy. Trong đầu gần như nâng với một gia đình hạnh phúc đầy đủ mọi thứ. Rồi vợ lại đòi đi mua đất …. Lại tốn thời gian tiếp. Mâu thuẫn gia đình lại tiếp tục xảy ra. Khiến cho việc chăm con lại càng bỏ bê. Mình gọi chung là biến cố gia đình đợt 2.
Sau biến cố này. Mình nhìn lại thì thấy cần phải thay đổi. Ko thể chạy theo vợ được. Và kệ vợ muốn làm gì thì làm. Mình nói là chỉ đi làm và trông con. Nhưng trông theo cách bình thường. Ít chơi ít tương tác. Đơn thuần là chỉ trông con cho con ăn. Cũng ko nghĩ đến việc gì khác. Mình thấy bà ở nhà mở rất nhiều tivi cho con xem. Tới 20 tháng mình đã nc với vợ nhắc bà ko mở tivi nhiều nữa. Nhưng có vẻ tình hình ko ổn. Tới 22 tháng vợ chồng bắt đầu nhìn nhận. Con chưa biết gì, chẳng biết nói chẳng biết chỉ ngón, chỉ có chạy và xoay vòng cánh quạt, bánh xe…..Thế là mâu thuẫn lại bắt đầu. Cả nhà nghiêm túc nhìn lại, tìm hiểu trên mạng thì thấy con có dấu hiệu tự kỷ, hoặc tăng động. Cả nhà đều khóc. Tự trách móc bản thân. Rồi tìm hiểu nguyên nhân. Vợ mình thì bảo do gen, do sinh non, rồi lỗi gen…. tóm lại là đủ các nguyên nhân có thể xảy ra. Càng tìm càng bế tắc. Càng nhìn càng thương con. Đôi mắt ngơ ngác vẫn vui vẻ chơi đùa mà lòng bố đau như cắt. Không biết làm cách nào bây giờ. Càng nghĩ càng sợ, rồi tương lai của con sẽ ra sao….. Mọi thứ cứ nhảy trong đầu các trường hợp các khả năng. Rồi nghỉ việc, rồi bán nhà rồi….. dành tiền lo cho con…
Sơ qua về con như sau: Con sinh 5/2023. Lúc con còn bé cũng vẫn ê â, nói chuyện ây gu như các bé bình thường. Bé thì ko biết lẫy chỉ nằm rồi ngồi, sau đó chập chững và biết đi. Nếu nhớ ko nhầm là 12 tháng tập đi rồi tầm 13-15 tháng . Sau đó con ở nhà với bà nội/ ngoại. Thời đấy mình ở tận bên Long Biên, đi làm thì bên Cầu Giấy. Mỗi ngày đi về là 40km chưa kể công việc của mình hay phải đi tỉnh cả ngày tối về lên người lúc nào cũng mệt. Mình phát hiện ra có vấn đề là lúc 23 tháng tuổi. Biểu hiện của con là thi thoảng đi nhón gót. Thích xoay vòng. Không ngồi im một chỗ mà toàn chạy cắm đầu. Thích xem tivi quảng cáo. Gọi ko nghe nhưng khi nghe quảng cáo là chạy lại ngay để xem. Bé gần nhưng ko nói được từ đơn nào không chủ động việc gì. Vệ sinh ko biết gọi ko biết nói. Ko chơi đồ chơi. Thích xoay bánh xe và tìm vung xoong để ném xuống cho nó xoay và kêu là thích…..Nói chung như các bạn nói là “ Như tờ giấy trắng”


via theNEXTvoz for iPhone
 
các fen đẻ con xong nhớ dành thời gian tương tác với nó nhiều, dắt nó ra ngoài chơi nhiều, đừng thả nó tự chơi 1 mình hay tự coi tivi đt, vài người quen của tôi có con bị chứng tăng động tự kỷ này rồi, có đứa 6 tuổi rồi vẫn ngơ ngơ chưa nói dc, có đứa 3 tuổi thì đang phải đi điều trị :sweat:
 
Hóng bác, nhà mình có 2 bé sinh đôi năm 2020. Cũng ông bà trông, ở nhà cả ngày đợt covid, sau dịch cho đi học luôn, mấy đứa nhà mình cũng nhanh, cơ mà nghịch quá nên Bác chia sẻ thêm để mình tham khảo, có thêm góc nhìn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
thớt này hay quá . mình có đứa em út bên nhà vợ năm nay nó 6T , cũng bị tăng động giảm chú ý, có bị động kinh nhưng mức độ nhẹ k giật , bệnh lý còn tim bẩm sinh, hen suyễn do di truyền . đứa em nó quậy nghịch 1 cách kinh khủng khiếp nhiều đứa chỉ cần đưa điện thoại là nó im nhưng đứa em mình nó chỉ ngoan dc 30p - 1h là chán đứng dậy kiếm đủ thứ trò để nghịch, mà kì lạ cái gì thấy k dc nghịch gây nguy hiểm hay hư hại gì đó mà cấm thì càng cấm nó lại càng làm. mẹ nó đánh ngày phải chục roi nhưng nó cứ khóc quỳ xin lỗi dc 10 15p lại như cũ. nhìn mẹ vợ áp lực kinh khủng , các bác có gặp trường hợp này k cho xin lời khuyên với. nó nghịch đánh nó thì tội mà k đánh nó bày trò thậm chí đánh cả người lớn , hỗn láo lại là chuyện cơ bản luôn
cwOtqUb.png
 
hóng. Bé nhà mình cũng đi nhón chân, chạy cắm đầu nên hay ngã dúi dụi. Hix. Nhưng bé tương tác ổn, thích chơi chỉ tranh con vật, thuộc bài hát và tương tác phản ứng với mọi người. Nhưng lúc nào mà xem tivi là chỉ tập trung xem, ko tương tác nữa, gọi thì chỉ quay đầu nhìn
 
Xin chào mọi người. Sau đại dịch và xã hội bùng nổ TikTok YouTube …. Các con tiếp xúc quá sớm với mạng xã hội một thời gian dài. Nhiều bố mẹ chủ quan trong đó có mình . Giật mình nhìn lại khi con lớn mà con vẫn ko có ngôn ngữ hành động ….
Số lượng các trẻ nhỏ bị các bệnh lý trên ngày càng tăng lên trong đó có bé thứ 2 nhà mình. Cuộc sống bế tắc và tương lai tưởng chừng như đóng lại thì….. chuyện cổ tích hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy mình xin phép kết lại hành trình của bố con mình sau 2 năm can thiệp tích cực. Mình xin phép up từng phần một để bố mẹ tiện theo dõi. Qua đó nhắn nhủ với các bố mẹ đừng lặp lại sai lầm như mình . Và cũng mong các bố mẹ đang trong hoàn cảnh như mình hãy tiếp tục và đừng bao giờ bỏ cuộc

Lời mở đầu: Lời đầu tiên, Bố con mình xin gửi lời chào tới toàn thể các bậc phụ huynh cùng các bé. Kính chúc mọi người sức khỏe, thành công, chúc các bé tiến bộ nhanh chóng, hay ăn chóng lớn luôn luôn vui vẻ mạnh khỏe.
Đôi lời chia sẻ về tài liệu này: Đây là tài liệu cá nhân, được viết dựa trên những việc đã từng trải qua của bố con cũng như của gia đình mình. Tài liệu này được viết bởi Mình – Một người bố. Nội dung của tài liệu này chỉ là thuật lại quá trình đồng hành cùng con trong suốt hơn một năm qua. Nó chỉ như một dạng nhật ký các nhân, nơi mình chia sẻ lại diễn biến tâm lý và cách suy nghĩ của cá nhân chứ không phải là toàn bộ mọi người và các bé khác.
“ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Vì mỗi bé có một tính cách khác nhau, một hướng tiếp cận khác nhau và gia đình có một hoàn cảnh khác nhau. Lên tài liệu này cần được đọc và hiểu một cách có chọn lọc chứ không phải là hoàn toàn đúng hết. Vì mình cũng không phải chuyên gia tâm lý, giao dục hay y tế. Mình cũng không học qua bất kỳ trường lớp nào liên quan. Vì vậy, mình mong những ai đọc được tài liệu này có cách hiểu đúng mực để áp dụng phù hợp với con và gia đình.
Mọi ảnh hưởng của tài liệu này tới quá trình tiến bộ của con bạn mình sẽ không chịu trách nhiệm kể cả con có tiến bộ hay không tiến bộ. Tránh trường hợp về sau mọi người quay lại trách móc mình vì con các bạn không đạt được sự kỳ vọng như mong muốn của gia đình hoặc như những gì tài liệu này viết. Vì vậy việc đọc, hiểu, áp dụng cho con cần phải được bố mẹ gia đình sử dụng một cách hợp lý.
Hãy coi Đây là món quà mình dành cho các con cùng các bậc phụ huynh
Trân trọng cảm ơn Quý phụ huynh!

A. MỞ ĐẦU
Con sinh tháng 5/2020 cũng là những năm covid hoành hành nhất. Con mình sinh mổ ở BV sản – Bạch mai. Khi sinh còn phải xét nghiệm covid trước khi mổ và áp dụng các nội quy nghiêm ngặt của bệnh viện trong việc đi lại. Con ở viện sau 5 ngày là được về nhà.
Rồi xã hội cũng dần hết giãn cách. Trong khoảng thời gian từ 2/2020 – 2021 bố mẹ mải mê công việc. Tìm mua đất mua nhà bên nội thành cho gần. Mâu thuẫn nhiều thứ trong việc chọn lựa nhà cửa tốn quá nhiều thời gian. Rồi bị lừa mua một căn nhà có vấn đề về tâm linh…. Lại càng mất thời gian thêm . Mình gọi chung là là biến cố gia đình đợt 1 lên Bố mẹ ít có thời gian chăm con. Việc chăm con chủ yếu do bà nội. Trong năm đầu tiên bé vẫn bình thường. Sau khi chuyển sang nhà mới. Dịch vẫn còn lên mọi sinh hoạt chủ yếu là trong nhà. Bố cũng chủ quan khi con vẫn ăn vẫn chơi, chạy nhảy. Trong đầu gần như nâng với một gia đình hạnh phúc đầy đủ mọi thứ. Rồi vợ lại đòi đi mua đất …. Lại tốn thời gian tiếp. Mâu thuẫn gia đình lại tiếp tục xảy ra. Khiến cho việc chăm con lại càng bỏ bê. Mình gọi chung là biến cố gia đình đợt 2.
Sau biến cố này. Mình nhìn lại thì thấy cần phải thay đổi. Ko thể chạy theo vợ được. Và kệ vợ muốn làm gì thì làm. Mình nói là chỉ đi làm và trông con. Nhưng trông theo cách bình thường. Ít chơi ít tương tác. Đơn thuần là chỉ trông con cho con ăn. Cũng ko nghĩ đến việc gì khác. Mình thấy bà ở nhà mở rất nhiều tivi cho con xem. Tới 20 tháng mình đã nc với vợ nhắc bà ko mở tivi nhiều nữa. Nhưng có vẻ tình hình ko ổn. Tới 22 tháng vợ chồng bắt đầu nhìn nhận. Con chưa biết gì, chẳng biết nói chẳng biết chỉ ngón, chỉ có chạy và xoay vòng cánh quạt, bánh xe…..Thế là mâu thuẫn lại bắt đầu. Cả nhà nghiêm túc nhìn lại, tìm hiểu trên mạng thì thấy con có dấu hiệu tự kỷ, hoặc tăng động. Cả nhà đều khóc. Tự trách móc bản thân. Rồi tìm hiểu nguyên nhân. Vợ mình thì bảo do gen, do sinh non, rồi lỗi gen…. tóm lại là đủ các nguyên nhân có thể xảy ra. Càng tìm càng bế tắc. Càng nhìn càng thương con. Đôi mắt ngơ ngác vẫn vui vẻ chơi đùa mà lòng bố đau như cắt. Không biết làm cách nào bây giờ. Càng nghĩ càng sợ, rồi tương lai của con sẽ ra sao….. Mọi thứ cứ nhảy trong đầu các trường hợp các khả năng. Rồi nghỉ việc, rồi bán nhà rồi….. dành tiền lo cho con…
Sơ qua về con như sau: Con sinh 5/2023. Lúc con còn bé cũng vẫn ê â, nói chuyện ây gu như các bé bình thường. Bé thì ko biết lẫy chỉ nằm rồi ngồi, sau đó chập chững và biết đi. Nếu nhớ ko nhầm là 12 tháng tập đi rồi tầm 13-15 tháng . Sau đó con ở nhà với bà nội/ ngoại. Thời đấy mình ở tận bên Long Biên, đi làm thì bên Cầu Giấy. Mỗi ngày đi về là 40km chưa kể công việc của mình hay phải đi tỉnh cả ngày tối về lên người lúc nào cũng mệt. Mình phát hiện ra có vấn đề là lúc 23 tháng tuổi. Biểu hiện của con là thi thoảng đi nhón gót. Thích xoay vòng. Không ngồi im một chỗ mà toàn chạy cắm đầu. Thích xem tivi quảng cáo. Gọi ko nghe nhưng khi nghe quảng cáo là chạy lại ngay để xem. Bé gần nhưng ko nói được từ đơn nào không chủ động việc gì. Vệ sinh ko biết gọi ko biết nói. Ko chơi đồ chơi. Thích xoay bánh xe và tìm vung xoong để ném xuống cho nó xoay và kêu là thích…..Nói chung như các bạn nói là “ Như tờ giấy trắng”


via theNEXTvoz for iPhone
Bác nhớ mình ko. Đợt trước có chat với bác nhờ tư vấn nè. Con mình giờ cho đi học can thiệp + mẹ nó tự dạy nó thêm ở nhà giờ biết nhiều lắm rồi. Giờ chỉ đợi con nói được thôi là chắc mừng lắm.
 
Mình có thằng cu thứ ba, năm nay 4 tuổi mà chưa nói được từ nào. Đã cho đi can thiệp được một năm rưỡi :oops:
Buồn!

Gửi từ Samsung SM-G780G bằng vozFApp
 
Case chủ thớt y như bà đồng nghiệp của mình, việc ở cơ quan từ 8h sáng đến 6h tối, chồng thì điều hành cty riêng, đẻ 3 đứa, đứa thứ 2 là đứa bà nội chăm nhiều nhất, cho xem tv từ sáng tới chiều, bị y vậy rốt cuộc phải nghỉ việc đem đi chạy chữa hết mấy năm, thấy post hình có vẻ khá hơn trước nhiều

Các thím có con ráng chăm đủ tuổi mẫu giáo hoặc trường nào nhận chăm trẻ sớm thì cho nó đi học đi, đừng có xót hay sợ bị này kia, chọn chỗ uy tín mà gửi, đắt cũng được chứ tôi thấy gửi ông bà, thật thì an tâm nhưng ông bà già rồi chăm ko được đâu, toàn chiều chúng nó thôi
 
Điều trị dần dần là được thôi thớt. Chỉ cần tình yêu và sự cố gắng thì không gì là không thể.
Hình như có bài báo về bà mẹ nào ở Việt Nam có con tự kỷ tốt nghiệp trường Đh ở Mỹ cơ mà
Chúc bé mạnh khỏe nhé
 
Con mình cũng sinh trong đợt dịch, và cũng bà ngoại chăm
Giờ can thiệp tích cực, đi học mẫu giáo, học can thiệp cả tuần, quăng về quê cho chơi với đám nhỏ ở quê
Giờ vẫn chưa nói được nhưng chiều hướng thay đổi tích cực
 
Điều trị dần dần là được thôi thớt. Chỉ cần tình yêu và sự cố gắng thì không gì là không thể.
Hình như có bài báo về bà mẹ nào ở Việt Nam có con tự kỷ tốt nghiệp trường Đh ở Mỹ cơ mà
Chúc bé mạnh khỏe nhé
Động viên lạ tốt nhưng rất tiếc là rlptk liên quan đến gen, ko thể bình thường đc. Can thiệp để hoà nhập thôi.
 
Bác nhớ mình ko. Đợt trước có chat với bác nhờ tư vấn nè. Con mình giờ cho đi học can thiệp + mẹ nó tự dạy nó thêm ở nhà giờ biết nhiều lắm rồi. Giờ chỉ đợi con nói được thôi là chắc mừng lắm.
Ôi cảm ơn bác. Vì căn bệnh này đang ngày càng nhiều bé bệnh. Lên mình muốn lên bài để cho mọi người hiểu hơn ạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top