Bỡn cợt cô giáo lớn tuổi trên TikTok, giới trẻ đang làm gì vậy?

Status
Not open for further replies.

Build Back Better

Senior Member
Vì sự cố âm thanh, video một giáo viên lớn tuổi dạy môn Ngữ văn trên TikTok đã nhận về nhiều bình luận với lời lẽ tiêu cực, châm chọc, thậm chí xúc phạm đến cô.

"Em không thẩm nổi cô ơi".
"Nghe nó văng vẳng như ở miền cực lạc".
"Tao mà học 3 tiết này chắc đầu thai".
"Tranh cơm của giáo viên trẻ à? Bảo sao người trẻ bây giờ thất nghiệp nhiều".
"Cô ngáo à".

Đó là những bình luận trong các video trên TikTok của cô giáo Ngô Thúy Trình - một giáo viên Ngữ văn đã về hưu.
Trên kênh TikTok cá nhân, cô Trình thường xuyên đăng tải các bài giảng như cách làm bài nghị luận xã hội, phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng viết bài... nhằm chia sẻ kiến thức miễn phí tới học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
Bắt đầu lập kênh từ tháng 3/2023, sau 15 tháng, cô Trình đã ra gần 190 video. Hiện tài khoản Tiktok của cô cũng có khoảng 250.000 lượt theo dõi.
Trong một video mới đây của cô Trình, âm thanh trong clip có vấn đề, dẫn đến tiếng bị vọng, giọng của cô cũng vì vậy mà thay đổi, khó nghe hơn so với các video trước.
Thế nhưng, bên dưới phần bình luận, bên cạnh những lời động viên, khen ngợi sự tận tình của cô giáo, một số tài khoản đã dựa vào sự cố kỹ thuật để miệt thị, bỡn cợt, buông lời khiếm nhã với cô Trình.

Những bình luận trên trang TikTok cá nhân của cô Trình. Ảnh: Ngọc Bích.
co giao ve huu anh 2

Những bình luận trên trang TikTok cá nhân của cô Trình. Ảnh: Ngọc Bích.
co giao ve huu anh 1

co giao ve huu anh 1

co giao ve huu anh 2
Những bình luận trên trang TikTok cá nhân của cô Trình. Ảnh: Ngọc Bích.


Buồn, đau lòng khi đọc bình luận khiếm nhã​

Trao đổi với Tri thức - Znews, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP.HCM), cho hay cô cảm thấy đau lòng, có chút xót xa cho cô Trình khi đọc những dòng bình luận khiếm nhã.
Xem một số video do cô Trình chia sẻ, cô Thảo nhận thấy dù đã về hưu, cô Trình vẫn say mê, nhiệt huyết với nghề, các bài giảng cũng rất bài bản, đúng quy trình các dạng bài của môn Ngữ văn.
"Cô Trình có những chia sẻ rất sát với thực tế của việc chấm điểm theo đáp án và thang điểm chung của môn Văn. Tôi đánh giá cao sự nhiệt huyết và đam mê nghề của cô", cô Thảo chia sẻ.
Cô Thảo cũng cho rằng cô Trình không phải là một TikToker chuyên nghiệp để có thể dựng nên những hình ảnh lung linh, bắt mắt để thỏa thị hiếu về kênh nhìn.
Mọi thứ ở cô Trình rất mộc mạc, chân chất. Thế nhưng, nhiều người lại xem đây là các clip mua vui, không thấy hết những giá trị thật mà vội vã đưa ra những bình luận nặng nề, xúc phạm đến nghề nghiệp.
"Bản thân tôi thấy buồn, thấy nản và đồng cảm với cô Trình. Nhưng dù nhận một số bình luận tiêu cực, cô vẫn duy trì việc ra clip dạy học sinh, tôi thấy nể và trân trọng cô", cô Thảo cho hay.
Đồng tình với cô Thảo, cô Lê Trần Diệu Thu, thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, cũng cảm thấy rất buồn khi đọc được những bình luận tiêu cực trong các video của cô Trình.
Là giáo viên trẻ, cô Thu cũng thường xuyên vào trang TikTok của cô Trình để góp nhặt thêm kinh nghiệm, kiến thức để làm nghề. Cô Thu đánh giá những video cô Trình chia sẻ đều có chuyên môn sâu, giảng dạy theo hướng truyền thống, có nhiều bài sâu sắc, cung cấp rất kỹ càng cho học trò kỹ năng và kiến thức môn Ngữ văn.
"Có những bạn học sinh hỏi cô về bài giảng, cô cũng sẵn lòng trả lời, giảng giải tận tình. Những người như cô Trình rất đáng khâm phục. Đúng ra, cô có thể nghỉ ngơi sau khi về hưu, nhưng cô vẫn chọn miệt mài bên trang giáo án", cô Thu nói.

Các bài giảng của cô Trình được nhiều giáo viên đánh giá cao. Ảnh: Cắt từ clip.
co giao ve huu anh 3

co giao ve huu anh 3
Các bài giảng của cô Trình được nhiều giáo viên đánh giá cao. Ảnh: Cắt từ clip.


Còn đâu truyền thống tôn sư trọng đạo?​

Theo cô Thảo, các bình luận phản cảm, khiếm nhã trên trang TikTok của cô Trình nếu xuất phát từ người trẻ, từ học sinh, có lẽ các bạn đã đánh mất đi giá trị tốt đẹp của truyền thống "tiên học lễ, hậu học văn".
Các bình luận khiếm nhã cũng phản ánh việc học sinh chỉ đang tôn trọng với các thầy cô giáo dạy mình mà quên đi cái gốc của văn hoá "tôn sư trọng đạo".
Cô Thảo cho rằng việc bình luận tiêu cực, có thể ban đầu chỉ là sơ ý, nhưng hành vi này nếu lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dẫn đến nhận thức sai lệch, tạo lối sống sai và suy nghĩ tiêu cực. Hệ lụy về lâu dài là tạo nên một cộng đồng thiếu tích cực và lành mạnh.
"Chính những bình luận tiêu cực đã tạo nên văn hoá độc hại trên không gian mạng, lan rộng và tác động đến những bạn trẻ. Nếu họ xem đó là điều hiển nhiên thì rất nguy hại", cô Thảo nhận định.
Tương tự, cũng là một giáo viên Ngữ văn có các video giảng dạy trên TikTok, cô Thu cho hay bản thân cũng từng nhận được những bình luận khiếm nhã, bỡn cợt từ các tài khoản ảo trên nền tảng này.
"Những bình luận đó cũng chính là bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ với giáo viên. Đọc bình luận, tôi đã có chút lo ngại cô Trình sẽ cảm thấy không vui, từ đó mà suy nghĩ, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân", cô Thu chia sẻ.
Theo cô Thu, những bình luận như vậy không chấp nhận được. Nếu bình luận đến từ người trẻ, học sinh, điều đó càng đau lòng hơn bởi nó đang ảnh hưởng đến nhân sinh quan hiện tại và sau này của các em.
Dù vậy, cô Thu cho rằng những bình luận trên chỉ đến từ một bộ phận nhỏ, vẫn còn đó những điều tốt đẹp, những hành động nhân văn của thế hệ trẻ. Cộng đồng mạng không nên vì một vài người mà phán xét cả một bộ phận học sinh hiện nay.

Do đâu mà học sinh lại hành xử khiếm nhã?​

Theo cô Thu, những vụ việc học sinh khiếm nhã, hành xử sai, bỡn cợt với giáo viên từ đời thực đến không gian mạng là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, có cả chủ quan và khách quan.
"Về chủ quan, có thể thấy thấy do chính ý thức bản thân các em quá tệ, chưa phân biệt được hành vi đúng sai, lời nói chuẩn mực, hành động đúng đắn nên mới xảy ra những điều đáng tiếc trên", cô Thu nhận định.
Về phía khách quan, nữ giáo viên cho rằng do môi trường tác động, sự giáo dục của gia đình, nhà trường chưa sát sao, chưa quản lý chưa chặt chẽ, kỷ luật chưa nghiêm dễ tới các em lặp lại hành vi nhiều lần.
Cô Huyền Thảo cũng nhận định trên không gian mạng, các bình luận tiêu cực ít nhiều thể hiện văn hoá giao tiếp đang có vấn đề. Họ coi việc bình luận là công cụ để thỏa mãn cái tôi cũng như cảm xúc nhất thời mà không nghĩ tới hệ quả.
Vấn đề bắt nạt, bạo lực ngôn từ trên không gian mạng đã được nhiều trường học, tổ chức chia sẻ, giáo dục học sinh. Song cô Thảo cho rằng điều này cũng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề.
"Tôi nghĩ không riêng học sinh mà mỗi người chúng ta khi tham gia không gian mạng phải tự ý thức để thể hiện có văn hóa, văn minh", cô Thảo nhìn nhận.
Cô Diệu Thu cũng cho rằng chúng ta không thể ngăn cản tuyệt đối những điều tiêu cực, thay vào đó là cần nhân rộng những lối hành xử đẹp. Bên cạnh đó, nữ giáo viên cũng đề xuất các trang mạng xã hội cần tăng cường kiểm duyệt các nội dung, bình luận tiêu cực, hành xử không đúng trên môi trường

 
Não tụi nó ngắn như mấy clip trên top top vậy
lhuVlcm.png
, cô nên up clip lên youtube nhé
 
bây giờ trên MXH cái đéo gì cũng thành cợt nhả được, thứ là những thứ nghiêm trọng trở thành bình thường, dĩ nhiên
 
bộ dục thành công trong công cuộc ấy rồi
M7EYXjT.png
các đời bộ dục xứng đáng được vinh danh sau này và mãi mãi
WxgkIvr.gif

bây giờ trên MXH cái đéo gì cũng thành cợt nhả được, thứ là những thứ nghiêm trọng trở thành bình thường, dĩ nhiên
hôm nọ vụ tnld ở Đồng Nai, có đứa nó cmt 1/5 mà vẫn phải đi làm, t chỉ rep là thì ? cái thôi mà hơn 300 cmt chửi, rồi inbox chửi
0ZRHGAi.gif
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top