thảo luận Dàn số chơi sao cho đúng, nghe sao cho hay

Rất mong bác chia sẻ bác đã tốn tiền theo cách nào mà nghe nó bất ổn thế. Nay thế này mai thế kia thì chắc chắn có vấn đề rồi.

Ok bác 😉
chẳng có vấn đề gì cả. vấn đề nằm ở trạng thái và cảm xúc lúc nghe thôi bác
 
IMG_1015.jpg

IMG_1152.jpg


Cũng gọi là chơi nhạc số :D
 
Món này ko có đích đến đâu bác nên cứ vui vẻ với thiết bị hiện có vì kể cả khi nghe combo đắt hơn tốt hơn thì cũng vài tháng là chán như thường.
Chuẩn bác à, món này càng chơi càng thấy hút tiền, đúng là phải thực hiện phương trâm “biết đủ thì không nhục” :)
 
Theo suy nghĩ cá nhân của mình thì chủ thớt đang làm quá lên vấn đề nhiễu trong môi trường số. Các hệ thống network trong datacenter chục triệu $ cũng chả care lắm về clock hay ground gì đâu.
Muốn đánh giá nhiễu ảnh hưởng đến âm thanh thì khách quan nhất là test mù hoặc dùng máy đo, chứ test bằng cảm giác nghe thì nó chưa chuẩn lắm.
Vì đơn giản là não bộ của mình nó có thể đánh lừa mình như: ảo thị giác, hiệu ứng giả dược, thôi miên... Não bộ của mình làm sai lệch các thông tin từ giác quan truyền về là hết sức phổ biến.
 
Dàn âm thanh hoành tráng vậy mà chủ thớt xài network khá cùi bắp: netgear, buffalo, linksys, tplink...
Nên xài đồ xịn thì phải cisco juniper aruba dell hpe....
 
Các bác cứ bình tĩnh, vấn đề này nên thoải mái trao đổi, đọc thêm, nhâm nhi tý cafe sáng. Khoan đã vội áp quan điểm lên vì còn rất nhiều thứ phải bàn - Kể cả em khi đọc rất nhiều tài liệu, comment khẩu chiến nhiều nơi - Lẫn việc đi nghe thử dàn người này người nọ, lẫn việc ae tới nhà giao lưu nghe thử từ rất lâu rồi nhưng còn nhiều điều khó lòng giải thích nổi.

Tiếp <Vẫn là bài copy - Em có lưu trong note của iPhone vì chỗ 4rum hồi xưa link die rồi>

Phần lớn các Switch chuyên dụng trong công nghiệp đều sử dụng bọ nguồn xung và tất cả để trong hộp sắt , Tất cả ground của mạch , của cổng Rj45 đều nối xuống vỏ máy , và thường thì nối ra cọc mass của Jack cắm 3 chấu
Một số Switch thì co điểm ground connector mục đích là dành cho nối ground với các trương hợp nguồn điện không có Ground
[IMG]


DÂY MẠNG
Ngoài chất lượng switch , thì dây mạng là rất quan trọng trong việc Streaming chất lượng cao
Các loại dây mạng ( category),tốc độ truyền (speed) và tần số truyền


[IMG]


Đối với mạng dùng để streaming audio , ta nên dùng Cat6 trở lên để phù hợp với tốc độ 1000 Mbps của Switch , Streamer , Router

Dùng cáp có giáp bọc hay không có giáp bọc
upload_2020-4-29_13-35-20.png

Ký hiệu cáp mạng Lan ngoài Cat như trên còn có thêm ký hiệu về cấu tạo dây
U- Unshield ( không giáp bọc) , F - Foil shield (giáp bằng màng kim loại),S- Braided shield
ký hiệu đấu chỉ loại bọc nhiễu bên ngoài , ký hiệu kế là cách bọc nhiễu từng cặp bên trong

Việc dùng cáp bọc nhiễu cần cân nhắc :
Nếu dùng cáp bọc nhiễu nhưng không có biện pháp nối mass giáp bọc thì không có tác dụng
Nối mass giáp bọc sai thì tệ hơn là dùng dây không có giáp chống nhiễu
Dùng cáp có giáp bọc trong môi trường có nhiều dây điện , có nhiễu RF EMI
Độ quan trọng của dây theo mô hình dual switch


upload_2020-4-29_14-42-7.png

Nếu dùng dây tốt hết cho cả hệ thống thì tốt rồi , tuy nhiên để tránh hao tiền đầu tư dây , các bác có thể đầu tu theo mức độ quan trọng trong sơ đồ
Từ Internet Router : dùng CAT6 (UTP)là OK vì thường sợi này dài , nên dùng cáp đồng solid loại tốt chính hãng là OK
Từ Switch 1 -> switch 2 : đoạn dây ngắn dùng dây cáp có giáp bọc CAT 6 trở lên
TƯ Switch 1-> NAS : cần dây CAT6e hay 7 có giáp bọc
TỪ SWITCH 2-> STREAMER : quan trọng nhất dùng dây CAT7 CAT 8 tốt nhất có thể đầu tư vô chỗ này, Jack RJ45 cũng dùng loại tốt nhất có thể cho dây này
Góp ý với bác là muốn chắc chắn vấn đề gì cần học hành, tìm hiểu bài bản. Chứ qua những gì bác nói thì thấy rõ là bác học kiểu cắc bụp cóp nhặt từ nhiều nguồn không đáng tin cậy. Ham nâng tầm kiến thức là tốt, nhưng đừng kiểu ăn xổi vậy. Hoặc là bác ngộ nhận quá mức, hoặc là sale úp bô lùa gà. Rất nhiều kiến thức về phần cứng mạng, protocol và nhiễu bác post trên kia viết không đúng bản chất vấn đề, thậm chí nói nhăng cuội.
 
Thì xin mời bạn sửa lại nếu làm được 👍🏻
Không tự tin nói rõ ra hay sao mà cứ phải chọn cách úp mở?
Gõ phím thì đơn giản lắm.
Vì bác cóp nhặt quá nhiều kiến thức thủng lỗ chỗ, giải thích thì dài lắm. Ví dụ vài chỗ nhé.
1. "Đoạn HEADER của IP protocol nó chi tiết thông tin khác các Bác cũng không cần quan tâm cho nhức đầu , tuy nhiên cần quan tâm đến thông số TIME TO LIVE (TTL) thông số này dùng 8 bit tức max=256 thông số này có ý nghĩa như sau (Time To Live= Thời gian để sống) nếu thông số này đặt max=256 có nghĩa là gói dữ liệu truyền qua mạng có thể truyền được tối đa 256 lần một cách nôm na thế này giã sữ bạn truyền theo giao thức TCP , khi truyền gói data(packet) qua đường internet , ở đầu nhận sau khi kiểm tra thấy nó không chính xác , gửi thông tin về yêu cầu bên phát lại , cứ mỗi lần phát lại thông số TTL sẽ giảm xuống 1 nếu sau 255 lần phát mà bên nhận vẫn chưa đồng ý thì TTL sẽ =0 và gói data sẽ không truyền được. Khi không vận chuyển được gói data khi số lần cho phép đã hết , giao thức TCP buộc phải trả về quyền xử lý cho lớp aplication" --> Sai bét nhè. Trường TTL được đưa vào header của giao thức IP (lớp Network) để tránh vòng lặp vô hạn. Giá trị tối đa của nó là 255 (do trường có độ dài 8 bit) chứ không phải 256. Và đó là giá trị tối đa, còn thực tế trong mỗi mạng khi gói tin được truyền thì TTL được set bằng một giá trị nào đó nhỏ hơn 256. Thông thường với các cấu trúc mạng truyền số liệu thì TTL = 30 đã là quá thừa thãi. Vì sao ư? Vì mỗi lần gói tin đi qua một hop (hop là chặng có đầu cuối là switch layer 3 hoặc router nhé, chứ switch lớp 2 làm gì có chức năng của lớp Network mà đòi đú) thì TTL bị giảm đi 1. Nếu TTL về 0 trước khi đến host đích thì gói tin bị drop. Mục đích là tránh các vòng lặp vô hạn xảy ra (vì nhiều nguyên nhân) trong các giao thức IP. Cái này tương tự giao thức STP trong mạng Ethernet. Làm gì có chuyện "ở đầu nhận sau khi kiểm tra thấy nó không chính xác , gửi thông tin về yêu cầu bên phát lại , cứ mỗi lần phát lại thông số TTL sẽ giảm xuống 1 ". Đúng là chém gió xuyên tạc cả giao thức của người ta mà.

2. "Đối với các Aplication đòi hỏi nghiêm ngặt về độ chính xác dữ liệu , như các app ngân hàng , app truyền file ... Application sẽ ra thông báo " Time out !.. No internet connection ..." hoặc tệ hơn nó sẽ treo luôn" --> Cái này cũng láo nốt. Các giao thức TCP trước khi truyền thì nó sẽ phải thiết lập kết nối trước (handshake). Không thiết lập được trước thì báo lỗi "time out, connection bla bla". Chứ drop vài gói tin mà báo timeout thì mạng nó sập cả à. Vớ va vớ vẩn. Đối với những gói tin bị drop thì các giao thức ARQ được kích hoạt để nhắc phía nguồn truyền lại các gói tin bị drop.

3. "Trong khi đó đối với các Application khộng đặt nặng tầm nghiêm ngặt của data ( mà audio / Video là ví dụ) mất một gói data ( thướng là khoảng 1500 bytes (max=65,000 bytes)) trong khi 1s của file 32bit 44.1khz=176,000 bytes tính ra 1 gói chỉ khoảng 1/10 s thì thà chấp nhận bỏ qua còn hơn là khách hàng đang nghe nhạc tới đó phải treo máy hay stop , do đó tất cả các application cho video và audio đều chấp nhận việc bỏ qua gói data bị mất nếu có" --> Chỗ này cũng láo nốt. Các apps không dính gì đến chỗ nghiêm ngặt của data. Việc lựa chọn UDP hay TCP do metric nào cần ưu tiên để đo chất lượng. Video/audio streaming cần tốc độ nhanh nên dùng UDP, nguyên nhân là dùng TCP thì việc truyền/nhận ACK và kích hoạt ARQ hay trễ lớn (thành phần chính của trễ là trễ lan truyền). Nó chả dính gì đến trễ truyền dẫn như ông kia chém. Thêm nữa kích thước tối đa (MTU, dính tới MSS của TCP) của khung (frame) trong mạng Ethernet mới là 1500 bytes, còn UDP nó không dính nhiều đến chỗ giới hạn này và có thể set kích thước lên đến 65000 bytes. Toàn chém kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia.

4. "Hoặc chi tiết hơn trong giao thức IP họ gán giá trị TTL ban đầu nhỏ nhất có thể thi tôc độ truyền sẽ tăng lên , độ trễ sẽ giảm Nên ai cho rằng các file âm nhạc khi streaming có độ toàn vẹn data tuyệt đối từ nhà cung cấp đến streamer thì cần xem lại phần lý thuyết này" --> Lại láo. Gán TTL do đặc điểm mạng theo khu vực. Còn cái sơ đồ mạng LAN lèo phèo kia mà bác vẽ ra chả có cái gì liên quan đến TTL ở đây.

Tóm lại là câu nào cũng sai, giải thích có mà chết. Dân viễn thông nhìn mấy cái đoạn mèo cào chém gió mà bác cóp nhặt về họ nhận chỗ sai ngay. Bác nên tránh cảm tính, tỉnh táo và bài bản khi nhảy vào các lĩnh vực kỹ thuật sâu vậy. Cứ như ông Quy lao gì đó, xử lý sau tầng DAC là chuẩn.
 
Last edited:
OK, xử lý sau DAC là chuẩn. Tín hiệu nguồn có jitter, có nhiễu lòi ra tới DAC thì cũng kệ.
Giờ bạn có bảo 1+1 = 3 thì cũng xin chúc mừng bạn đúng.
Sáng mới thấy bác này làm một bài dài mà mình bận quá không reply, giờ quay lại đã thấy edit :D. Oki không sao, mình nhớ gì thì sẽ trả lời bác cho rõ.
1. Các kiến thức mình nói ở trên là từ các tài liệu kinh điển về viễn thông. Gợi ý cho bác 03 đầu sách rất tốt:
  • Data Communications and Networking - Behrouz A.Forouzan
  • Computer Networking, A Top-Down Approach (8th Edition, 2021) - Kurose J., Ross K
  • Data and Computer Communications - William Stallings
Chứ mình không cần phải google để trả lời bác đâu. Bác chịu khó đọc một quyển kia thôi sẽ thấy những gì bác cóp nhặt trên mạng là sai. Đừng tin những gì bác cóp nhặt, nhất là từ các nguồn tiếng Việt :D.

2. Mình không hề nói là chỉ xử lý sau DAC là đủ, đừng nhét chữ như thế. Bác không hiểu hai ý sau:
  • Nếu cái mạng của bác được thiết kế không tốt thì tất nhiên nó sinh lỗi và bác phải xử lý. Cụ thể như nếu bác dùng thiết bị lởm dẫn đến nóng, quá nhiệt, clock sai, hoặc dùng dây mạng fake chống nhiễu kém, hoặc kéo dây sai, gần nguồn nhiễu, v.v... thì hiển nhiên là tín hiệu kém. Lúc đó thì xem video hay audio, truyền data gì cũng lỗi cả. Nếu dùng các thiết bị đủ tốt và phổ thông thôi, build mạng chuẩn thì chất lượng truyền sẽ luôn ổn định. . Không tin thì bác có thể sắm một cái máy đo mạng (không quá đắt so với mấy đồ hi-end nghe nhạc), bác sẽ đo được số packet bị lost, trễ, công suất, v.v... và tự kiểm tra được chất lượng mạng của mình. Các thông số kỹ thuật không bao giờ nói dối :).
  • Việc xử lý sau DAC có lợi hơn nhiều, vì bác có thể điều chỉnh phối đồ cho phù hợp với khẩu vị âm thanh của bác. Đây chính là cái người ta gọi là cảm nhận, và nó phù hợp với từng tai người nghe. Chứ như mình đã nói, cái sơ đồ mạng mà bác vẽ ra như trên thì có gì mà phải phức tạp hóa. Bác có đắp vàng lên dây mạng cũng chả nâng cao được chất lượng mạng nếu đã build chuẩn.
3. Bác mặc định những người chi tiền nhiều sắm đồ âm thanh thì nói gì cũng chuẩn. Oki không sao, đó là quan điểm của bác. Mình thì nghĩ khác hơn. Họ có điều kiện trải nghiệm, có nhiều kinh nghiệm nhưng không có nghĩa là những gì họ nói đều đúng. Nó có thể sai hoặc chỉ đúng trong một trường hợp rất cụ thể. Nhất là khi nói theo kiểu cảm tính, không có số liệu đo đạc cụ thể để minh chứng. Bằng chứng sờ sờ là hai post về protocol và switch của ông nào ở trên kìa. Số liệu nó không mê hoặc, lòe bịp người có chuyên môn bác ạ.

4. Cuối cùng là cái bầu trời. Bác cứ thỏa mãn bầu trời của bác. Mình thấy bác đưa ra các thông tin rất sai về chuyên môn nên mới đính chính, tránh cho người khác lại tha rác về ngộ độc. Bác có thể bàn về khẩu vị âm nhạc thoải mái, nhưng khi nói về một vấn đề kỹ thuật thì cần hết sức chính xác. Bởi vì những vấn đề đó đã được mô tả chuẩn bởi RFC và các datasheet, không chém gió được đâu.

Thay vì mù quáng trong bầu trời của bác, hãy bắt đầu bằng các đọc một trong các cuốn sách trên và nghịch thử cái đồng hồ vạn năng bác nhé.
 
Last edited:
Sáng mới thấy bác này làm một bài dài mà mình bận quá không reply, giờ quay lại đã thấy edit :D. Oki không sao, mình nhớ gì thì sẽ trả lời bác cho rõ.
1. Các kiến thức mình nói ở trên là từ các tài liệu kinh điển về viễn thông. Gợi ý cho bác 03 đầu sách rất tốt:
  • Data Communications and Networking - Behrouz A.Forouzan
  • Computer Networking, A Top-Down Approach (8th Edition, 2021) - Kurose J., Ross K
  • Data and Computer Communications - William Stallings
Chứ mình không cần phải google để trả lời bác đâu. Bác chịu khó đọc một quyển kia thôi sẽ thấy những gì bác cóp nhặt trên mạng là sai. Đừng tin những gì bác cóp nhặt, nhất là từ các nguồn tiếng Việt :D.

2. Mình không hề nói là chỉ xử lý sau DAC là đủ, đừng nhét chữ như thế. Bác không hiểu hai ý sau:
  • Nếu cái mạng của bác được thiết kế không tốt thì tất nhiên nó sinh lỗi và bác phải xử lý. Cụ thể như nếu bác dùng thiết bị lởm dẫn đến nóng, quá nhiệt, clock sai, hoặc dùng dây mạng fake chống nhiễu kém, hoặc kéo dây sai, gần nguồn nhiễu, v.v... thì hiển nhiên là tín hiệu kém. Lúc đó thì xem video hay audio, truyền data gì cũng lỗi cả. Nếu dùng các thiết bị đủ tốt và phổ thông thôi, build mạng chuẩn thì chất lượng truyền sẽ luôn ổn định. . Không tin thì bác có thể sắm một cái máy đo mạng (không quá đắt so với mấy đồ hi-end nghe nhạc), bác sẽ đo được số packet bị lost, trễ, công suất, v.v... và tự kiểm tra được chất lượng mạng của mình. Các thông số kỹ thuật không bao giờ nói dối :).
  • Việc xử lý sau DAC có lợi hơn nhiều, vì bác có thể điều chỉnh phối đồ cho phù hợp với khẩu vị âm thanh của bác. Đây chính là cái người ta gọi là cảm nhận, và nó phù hợp với từng tai người nghe. Chứ như mình đã nói, cái sơ đồ mạng mà bác vẽ ra như trên thì có gì mà phải phức tạp hóa. Bác có đắp vàng lên dây mạng cũng chả nâng cao được chất lượng mạng nếu đã build chuẩn.
3. Bác mặc định những người chi tiền nhiều sắm đồ âm thanh thì nói gì cũng chuẩn. Oki không sao, đó là quan điểm của bác. Mình thì nghĩ khác hơn. Họ có điều kiện trải nghiệm, có nhiều kinh nghiệm nhưng không có nghĩa là những gì họ nói đều đúng. Nó có thể sai hoặc chỉ đúng trong một trường hợp rất cụ thể. Nhất là khi nói theo kiểu cảm tính, không có số liệu đo đạc cụ thể để minh chứng. Bằng chứng sờ sờ là hai post về protocol và switch của ông nào ở trên kìa. Số liệu nó không mê hoặc, lòe bịp người có chuyên môn bác ạ.

4. Cuối cùng là cái bầu trời. Bác cứ thỏa mãn bầu trời của bác. Mình thấy bác đưa ra các thông tin rất sai về chuyên môn nên mới đính chính, tránh cho người khác lại tha rác về ngộ độc. Bác có thể bàn về khẩu vị âm nhạc thoải mái, nhưng khi nói về một vấn đề kỹ thuật thì cần hết sức chính xác. Bởi vì những vấn đề đó đã được mô tả chuẩn bởi RFC và các datasheet, không chém gió được đâu.

Thay vì mù quáng trong bầu trời của bác, hãy bắt đầu bằng các đọc một trong các cuốn sách trên và nghịch thử cái đồng hồ vạn năng bác nhé.
Vì niềm đam mê âm thanh của bác chủ thớt quá lớn. Bác ấy khi tìm hiểu thì lại chỉ tin vào những tài liệu nào cũng cố thêm cho cái đam mê ấy, mà bỏ qua các bài viết khác. Y chang mình chơi coin ngày xưa vào lệnh mua mà giá tăng rồi là bỏ qua hết mọi chỉ báo rủi ro và thông tin tiêu cực. Cái này mấy sách hay gọi là bản ngã luôn tìm cách cũng cố bản thân nó.
Cái trang Audio Heaven mình thấy các bài review họ cũng nói rõ vấn đề này rồi.
 
Sáng mới thấy bác này làm một bài dài mà mình bận quá không reply, giờ quay lại đã thấy edit :D. Oki không sao, mình nhớ gì thì sẽ trả lời bác cho rõ.
1. Các kiến thức mình nói ở trên là từ các tài liệu kinh điển về viễn thông. Gợi ý cho bác 03 đầu sách rất tốt:
  • Data Communications and Networking - Behrouz A.Forouzan
  • Computer Networking, A Top-Down Approach (8th Edition, 2021) - Kurose J., Ross K
  • Data and Computer Communications - William Stallings
Chứ mình không cần phải google để trả lời bác đâu. Bác chịu khó đọc một quyển kia thôi sẽ thấy những gì bác cóp nhặt trên mạng là sai. Đừng tin những gì bác cóp nhặt, nhất là từ các nguồn tiếng Việt :D.

2. Mình không hề nói là chỉ xử lý sau DAC là đủ, đừng nhét chữ như thế. Bác không hiểu hai ý sau:
  • Nếu cái mạng của bác được thiết kế không tốt thì tất nhiên nó sinh lỗi và bác phải xử lý. Cụ thể như nếu bác dùng thiết bị lởm dẫn đến nóng, quá nhiệt, clock sai, hoặc dùng dây mạng fake chống nhiễu kém, hoặc kéo dây sai, gần nguồn nhiễu, v.v... thì hiển nhiên là tín hiệu kém. Lúc đó thì xem video hay audio, truyền data gì cũng lỗi cả. Nếu dùng các thiết bị đủ tốt và phổ thông thôi, build mạng chuẩn thì chất lượng truyền sẽ luôn ổn định. . Không tin thì bác có thể sắm một cái máy đo mạng (không quá đắt so với mấy đồ hi-end nghe nhạc), bác sẽ đo được số packet bị lost, trễ, công suất, v.v... và tự kiểm tra được chất lượng mạng của mình. Các thông số kỹ thuật không bao giờ nói dối :).
  • Việc xử lý sau DAC có lợi hơn nhiều, vì bác có thể điều chỉnh phối đồ cho phù hợp với khẩu vị âm thanh của bác. Đây chính là cái người ta gọi là cảm nhận, và nó phù hợp với từng tai người nghe. Chứ như mình đã nói, cái sơ đồ mạng mà bác vẽ ra như trên thì có gì mà phải phức tạp hóa. Bác có đắp vàng lên dây mạng cũng chả nâng cao được chất lượng mạng nếu đã build chuẩn.
3. Bác mặc định những người chi tiền nhiều sắm đồ âm thanh thì nói gì cũng chuẩn. Oki không sao, đó là quan điểm của bác. Mình thì nghĩ khác hơn. Họ có điều kiện trải nghiệm, có nhiều kinh nghiệm nhưng không có nghĩa là những gì họ nói đều đúng. Nó có thể sai hoặc chỉ đúng trong một trường hợp rất cụ thể. Nhất là khi nói theo kiểu cảm tính, không có số liệu đo đạc cụ thể để minh chứng. Bằng chứng sờ sờ là hai post về protocol và switch của ông nào ở trên kìa. Số liệu nó không mê hoặc, lòe bịp người có chuyên môn bác ạ.

4. Cuối cùng là cái bầu trời. Bác cứ thỏa mãn bầu trời của bác. Mình thấy bác đưa ra các thông tin rất sai về chuyên môn nên mới đính chính, tránh cho người khác lại tha rác về ngộ độc. Bác có thể bàn về khẩu vị âm nhạc thoải mái, nhưng khi nói về một vấn đề kỹ thuật thì cần hết sức chính xác. Bởi vì những vấn đề đó đã được mô tả chuẩn bởi RFC và các datasheet, không chém gió được đâu.

Thay vì mù quáng trong bầu trời của bác, hãy bắt đầu bằng các đọc một trong các cuốn sách trên và nghịch thử cái đồng hồ vạn năng bác nhé.
Tôi thấy sai quá nhiều mà đê giải thích hết thì chắc gì cái đám chơi âm thanh cảm tính đã tiếp thu, tôi củng chơi âm thanh lâu năm, giờ tôi chuyển sang chơi nhạc cụ, mới học, úp có cái clip tự đánh đàn lên facebook mà chúng nó chặn bản quyền. Cái đám chơi âm thanh như trên họ chỉ tin vào cảm tính, mà cá nhân tôi đã mê âm nhạc thì phải tìm cách chơi nó, còn cả cuộc đời chỉ lọ mọ cắm dây, rút cắm thật vô vị

Cái đám tai nghe này củng xem là max nóc rồi, xét cho cùng âm thanh nó củng chỉ tới đó là cùng, nghe tiếng đàn acoustics thật nó vẫn rất là khác
Adx5000, sony mdr z1r
i9Nuv0n.jpeg
2GEYNGI.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
 
Dàn âm thanh hoành tráng vậy mà chủ thớt xài network khá cùi bắp: netgear, buffalo, linksys, tplink...
Nên xài đồ xịn thì phải cisco juniper aruba dell hpe....
Đúng rồi, nếu là sale lùa gà thì phải lùa mấy con sw vài trăm triệu như thế này, bằng vàng ko có nhiễu, điên trở tiếp xúc zero, ram 32gb tha hồ sửa lỗi data
Xài sw linksys truyền bài nhạc 5mb sai dũ liệu hết
Với bạn ko biết ông này rồi, truyền dũ liệu qua usb còn cáp vàng cáp bạc, cáp thường là nhiễu,jitter sai dũ liệu mà :feel_good:
0zpeiIH.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Đúng rồi, nếu là sale lùa gà thì phải lùa mấy con sw vài trăm triệu như thế này, bằng vàng ko có nhiễu, điên trở tiếp xúc zero, ram 32gb tha hồ sửa lỗi data
Xài sw linksys truyền bài nhạc 5mb sai dũ liệu hết
Với bạn ko biết ông này rồi, truyền dũ liệu qua usb còn cáp vàng cáp bạc, cáp thường là nhiễu,jitter sai dũ liệu mà :feel_good:
0zpeiIH.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
:LOL: Mấy con này ồn lại lòi ra bài tháo hết độ tản thụ động các kiểu bla bla haizzz
 
Back
Top