Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Status
Not open for further replies.
A khôn kể K nào chữa đc cái, trừ mấy K vớ vẩn như dú, cổ tử cung với giáp? Tỷ lệ K này với các K khác thế nào? K nay dễ chữa thế à? K gan, phổi, dạ dày đố ai dám sủa là chữa được đấy, phát hiện kể cả sớm hay muộn. Tôi thấy a óc chó thì nói ít lại, lo chữa K não đi

via theNEXTvoz for iPhone
Ung thư giai đoạn sớm là CÓ THỂ CHỮA KHỎI được, ngay cả K phổi, gan, đại tràng. Vấn đề là tái phát, như giáp tái phát rất thấp, gan hay phổi lại cao.
Và cái ung thư "dú" không phải vớ vẩn đâu, nó là một trong những trụ cột trong nghiên cứu điều trị ung thư đấy anh ạ. Nên tìm hiểu vấn đề trước khi lớn tiếng nói về nó nha.
 
Bệnh án còn đấy, nhưng người ta về chết ở nhà thì sao anh dám ghi bệnh án là chết vì ung thư được?
Lúc báo tử thì ghi là bệnh tật thôi, chả có bv nào rảnh chạy xuống ngó hay người nhà chạy lên bv kêu nó chốt bệnh án đâu.
Tôi cũng không phải bác sĩ đâu, nhưng người thân tôi mất vì ung thư, và bạn bè tôi cũng có vài người như thế. Thời gian không còn nhiều thì về nhà thôi chứ không chọn ở viện nữa.
Chết ở nhà mà người nhà có nói điều trị ung thư đều ghi nhận là chết vì ung thư nếu không có nguyên nhân khác nha
 
Chết ở nhà mà người nhà có nói điều trị ung thư đều ghi nhận là chết vì ung thư nếu không có nguyên nhân khác nha
Có cl, bà ngoại t giấy chứng tử ko ghi chết vì ung thư nhé
HuERXUW.png
 
Bác cho hỏi còn nam thì hằng năm nên đi siêu âm/ tầm soát các mục nào thế?
Nam thì vẫn phải CT phổi liều thấp, Xét nghiệm AFP cho gan (>40 tuổi hay uống rượu hoặc nhà có ng bệnh gan, tiền sử viêm gan B), Nội soi dạ dày/đại tràng (1,2 năm 1 lần), Siêu âm ổ bụng (cái này rẻ quá trời), Xét nghiệm PSA cho tiền liệt tuyến. Ngoài ra nếu nhà anh có cha/mẹ anh chị em đang mắc K nào khác thì nên tầm soát loại đó luôn.
 
Một ca K dạ dày thể nhẫn (biệt hóa kém, dễ di căn) ko có biểu hiện gì cả được phát hiện sớm đây, cắt triệt căn khỏi hoàn toàn luôn, cái này mà để 3-6 tháng sau là khó trị lắm gần như cắt bỏ dạ dày là có, chị này quá cẩn thận luôn, thấy khó thở đi kiểm tra ngay :burn_joss_stick:
 
Chịu thôi ở VN, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đều bị làm lơ, coi nhẹ. Dân đen chịu hậu quả thôi. Có một ông nước ngoài từng nói với tôi "Ở VN thì cái gì cũng rẻ so với nước ổng, nhưng giá đồ ăn sạch thì lại quá đắt đỏ."
 
Lý do tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam cao do chủ yếu 2 nguyên nhân:
1. Tiền: chúng ta ko có đủ tiền để triển khai các chương trình tầm soát sớm, hay tuyên truyền nhận thức người dân về việc khám bệnh định kì. Người dân không có tiền nên cũng ít khám bệnh, và chỉ khi có triệu chứng nặng mới tới viện. Trong khi phần lớn ung thư diễn tiến âm thầm và khi ở giai đoạn sớm chỉ có triệu chứng nhẹ.
2. Cũng là tiền: hoá trị ngày càng tỏ ra thất thế và kém hiệu quả trong ung thư giai đoạn sớm (tỉ lệ sống cao) so với các liệu pháp mới. Thế nhưng đây lại là pp đc nhiều người lựa chọn nhất, vì giá thành của liệu pháp trúng đích hay miễn dịch quá cao, có thể lên đến hàng chục triệu mỗi tháng.
anh có thể chia sẻ chi tiết hơn về các liệu pháp chữa ung thư hiện nay ko?
 
Nam thì vẫn phải CT phổi liều thấp, Xét nghiệm AFP cho gan (>40 tuổi hay uống rượu hoặc nhà có ng bệnh gan, tiền sử viêm gan B), Nội soi dạ dày/đại tràng (1,2 năm 1 lần), Siêu âm ổ bụng (cái này rẻ quá trời), Xét nghiệm PSA cho tiền liệt tuyến. Ngoài ra nếu nhà anh có cha/mẹ anh chị em đang mắc K nào khác thì nên tầm soát loại đó luôn.
Bác cho hỏi còn nam thì hằng năm nên đi siêu âm/ tầm soát các mục nào thế?
Kt tổng quát (máu, xquang ngực, SÂ bụng) mỗi 3-6 tháng.
CT ngực liều thấp chỉ làm với người có nguy cơ cao (> 50 tuổi VÀ hút >= 20 gói.năm (tức mỗi ngày 1 gói trong 20năm)) mỗi năm một lần cho đến 70-77 tuổi.
Nội soi đại tràng: với người từ 45-75 tuổi và có thể sớm hơn với người có bệnh lý tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Nếu bình thường thì lặp lại sau 10 năm, có thể sớm nếu có bất thường (từ 6 tháng đến 8 năm).
SÂ+AFP: làm ở những người có nguy cơ ung thư(google) mỗi 6 tháng, còn lại ko làm AFP.
Nội soi dạ dày: không làm thường quy ở những người ko có nguy cơ (người Nhật, loét dạ dày Hp+)
 
anh có thể chia sẻ chi tiết hơn về các liệu pháp chữa ung thư hiện nay ko?
Anh không cần biết nhiều đâu vì nếu bị bs sẽ tư vấn hết cho anh thôi. Nói chung khả năng tiếp cận các thuốc ung thư ở nước ta ngang với châu âu đấy, chỉ thua Mỹ thôi(vì nó độc quyền), quan trọng là có tiền hay ko.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top