Người đàn ông bị máy cuốn vải cuốn đứt rời cẳng chân

Bing AI

Senior Member

Trong lúc làm việc, anh N. (33 tuổi, ngụ TP.HCM) gặp tai nạn lao động, bị máy cuốn vải cuốn đứt rời cẳng chân trái và làm tổn thương đùi phải.​



Theo lời kể của đồng nghiệp bệnh nhân, trong lúc làm việc, anh N. chẳng may bị máy cuốn vải cuốn vào chân. Anh được nhân viên y tế công ty sơ cứu băng cầm máu tại chỗ, bảo quản cẳng chân bị đứt lìa, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM)

Ngày 9.5, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Luân, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM), cho biết tại khoa Cấp cứu, tổng trạng và biểu hiện tim mạch của bệnh nhân đã bắt đầu có dấu hiệu dọa sốc, mạch tăng dần, huyết áp tụt. Các bác sĩ nhanh chóng kích hoạt hệ thống cấp cứu khẩn, bù dịch, chống sốc, giảm đau cho bệnh nhân và giải thích cho người nhà về tiên lượng cũng như nguy cơ của phẫu thuật nối chi. Thời gian từ lúc bệnh nhân nhập cấp cứu đến lúc phẫu thuật chỉ diễn ra trong 15 phút.

Bệnh nhân nhanh chóng được phẫu thuật cắt lọc xử trí vết thương, khâu nối vi phẫu động mạch, tĩnh mạch, cố định xương. Sau 6 giờ, ê kíp phẫu thuật đã khâu nối phục hồi lại toàn bộ cẳng chân trái bị đứt rời và xử trí ổn thỏa tổn thương đùi phải.
Bệnh nhân N. hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật nối chi thể
Bệnh nhân N. hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật nối chi thể
BSCC
"Đây là một ca bệnh tổn thương rất nặng. Do tổn thương “vặn xoắn” kéo giật nên chi đứt lìa bị dập rất nhiều từ phần dưới của đùi cho đến hết cẳng chân. Ngoài ra, động mạch chính của phần đứt lìa bị dập rất nhiều đoạn và đoạn dập kéo dài từ động mạch khoeo cho đến các động mạch vùng giữa cẳng chân. Khả năng nối sống chi rất thấp, khoảng 30 - 40% vì nguy cơ phần động mạch dập sẽ gây huyết khối nhiều. Nhờ dụng cụ nối vi phẫu tốt, kính lúp kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần cùng sự phối hợp nhịp nhàng của ê kíp các chuyên khoa nên ca phẫu thuật diễn ra khá thuận lợi", bác sĩ Luân chia sẻ.
Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân ổn định, tiếp tục được theo dõi điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình. Hiện tại, bệnh nhân đang trên đà hồi phục và tiến triển theo chiều hướng tốt. Sắp tới bệnh nhân N. có thể phải qua 1 - 2 cuộc phẫu thuật nữa để cắt lọc, làm lành vết thương và phục hồi chức năng. Bác sĩ tiên lượng cần đến ít nhất 6 tháng để bệnh nhân có thể đi lại được.
Bảo quản chi thể đúng cách
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Văn Thẳng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, cho biết để nối các chi thể đứt lìa thành công ngoài chuyên môn và trang thiết bị của bệnh viện thì yếu tố quan trọng là các chi thể bị đứt lìa phải được bảo quản đúng.
 
6abQdxU.png
đọc xong run quá
 
Còn nối lại được là cực kì may mắn rồi đấy :embarrassed:
Xui xẻo thì chả ai muốn cả :doubt:
 
Không biết giờ thế nào chứ năm 2012 có đi tham quan nhà máy bóng đèn Điện Quang, khu sản xuất bóng 6 tấc điều kiện làm việc phải nói chả khác mịe gì mấy nhà máy xây sát gạo.
 
Điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp xứ này nhiều cái nó còn thô sơ vãi cả l ra nên lâu lâu lại thấy 1 vụ tai nạn lao động không nặng thì nhẹ. Bữa tôi xem trên fb quay môi trường làm việc của công nhân máy bế, cái ngàm máy nó to cỡ 2-3 người chui lọt mà nó cứ đóng mở liên tục, công nhân thì đứng, tay cho giấy vào lấy ra liên tục, thử nghĩ trong đầu lỡ buồn ngủ chậm tay phát nó dập cho thịt với xương lẫn lộn cmnr chứ chưa nói đến lọt người vào đó. Mà mấy công ty kiểu thế thì dễ gì mà không có tăng ca với cả ca đêm
 
nguy hiểm thật
mà không hiểu máy kiểm đo, cuốn vải này nó cao phải ngang hông, sao lại bị cuốn chân vào được
cty mình có 2 máy này do 2 chị tầm 4x vận hành, thấy rất bình thường
 
Back
Top