Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.

1715654440139.png

Bệnh nhân L. tái khám sau đợt điều trị nhồi máu cơ tim - Ảnh: P.T

Căng thẳng kéo dài, ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học… là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Giật mình thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh

Áp lực công việc căng thẳng kéo dài cộng với lối sống ít vận động, thói quen hút thuốc lá thường xuyên khiến anh L. (26 tuổi) liên tục có những cơn đau ngực âm ỉ.

Liên tục trì hoãn việc đi khám cho đến khi cơn đau thắt ngực dữ dội, anh L. nhập Bệnh viện Đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng) trong tình trạng nguy kịch.

Anh L. được chẩn đoán nhồi máu cơ tim tối cấp. Tại bệnh viện, liên tiếp ba lần anh L. lên cơn ngưng tim, ngưng thở phải hồi sinh tim phổi tích cực.

Kết quả kiểm tra cho thấy toàn bộ mạch vành của anh bị tắc do bão huyết khối. Sau khi huyết khối được hút ra thành công, lộ ra mảng xơ vữa là thủ phạm làm hẹp nặng động mạch vành. Anh L. phải điều trị, theo dõi tích cực suốt hơn một tuần, sau đó theo dõi sức khỏe ngoại trú liên tục một tháng mới ổn định sức khỏe.

Không chỉ thanh niên., mới đây em Đ.N. (10 tuổi) cũng nhập viện trong tình trạng môi tím, mất ý thức, ngưng thở.

Trước đó, N. chỉ có các biểu hiện đau đầu nhẹ, sau khoảng một tuần thì xuất hiện nôn mửa. Kết quả chụp CT của N. cho thấy xuất huyết trong não thất và khoang dịch não tủy ở cột sống cổ.

Bác sĩ Hồ Văn Phước - trưởng khoa tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đà Nẵng - thông tin trong những năm gần đây, đơn vị tiếp nhận số bệnh nhân dưới 40 tuổi, thậm chí dưới 30 tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ngày càng nhiều. Những bệnh nhân này thường có diễn tiến rất nặng, có cả trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, ở nhóm bệnh nhân bệnh lý động mạch vành, tỉ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi nhập viện điều trị chiếm 30%. Bệnh tăng huyết áp cũng thường gặp ở người trẻ, đa phần là tăng huyết áp không có nguyên nhân.

"Có những bệnh nhân trẻ đến khám với huyết áp khá cao, tuy nhiên không khám và điều trị gì trước đó. Không ít trường hợp người bệnh trẻ tuổi tăng huyết áp lâu ngày dẫn đến các biến chứng như nhồi máu não, xuất huyết não gây tử vong, tàn phế cũng như biến chứng suy thận mạn, nhìn mờ…", bác sĩ Phước nói.

Nguyên nhân do đâu?

Bác sĩ Hồ Văn Phước cho rằng nguyên nhân khiến bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa chủ yếu là do tình trạng thừa cân béo phì, lối sống tĩnh tại, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, nhất là thực trạng hút thuốc lá ở người trẻ.

"Đa số người trẻ quan niệm bệnh tim mạch chỉ gặp ở người lớn tuổi vì thế họ chủ quan, không quan tâm đến những yếu tố nguy cơ của bệnh, không tầm soát phát hiện bệnh sớm, điều đó khiến hiệu quả điều trị không cao và nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm", bác sĩ Phước cho hay.

Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ những bệnh nhân trẻ tuổi khi phát hiện ra bệnh lý tim mạch thì khá chủ quan, không tuân thủ điều trị, không tái khám… vì vậy bệnh diễn tiến ngày càng nặng hơn.

Theo bác sĩ Trần Bằng Hải, xuất huyết não là tình trạng vỡ mạch máu trong não đột ngột. Xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não (khoảng 20%) nhưng tỉ lệ tử vong và di chứng cao hơn.

Xuất huyết não hoặc đột quỵ ngày càng trẻ hóa và có thể xảy ra với cả trẻ nhỏ (như trường hợp bé Đ.N. 10 tuổi).

Do vậy phụ huynh không nên chủ quan. Khi thấy trẻ có một hoặc nhiều những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, rối loạn ngôn ngữ, yếu liệt chi, méo mặt, giảm thị lực, bất tỉnh, hôn mê... cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời.

Bác sĩ Hải cũng cho biết trước đây khi nhắc đến xuất huyết não người ta thường nghĩ đến những người tuổi đã cao, có bệnh nền tăng huyết áp, xơ vữa động mạch... Nhưng hiện nay xuất huyết não có thể xảy ra với cả thanh niên, thậm chí là trẻ nhỏ.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến xuất huyết não thường là do tăng huyết áp đột ngột làm vỡ các mạch máu não bệnh lý. Tăng huyết áp thường đến từ việc căng thẳng thường xuyên, vận động với cường độ mạnh và bệnh tăng huyết áp không được điều trị.

..............
 
Tây đồn do Corona Beer và các thể loại mồi giảm sóc đúng k các thím?
Không rõ nhưng vaccine thực chất là virus bị làm yếu (hoặc 1 phần của con virus), đọc triệu chứng sau khi bị nhiễm covid thì có một số triệu chứng về tim mạch nên chắc vaccine cũng ảnh hưởng ít nhiều
70Zpc5p.png
 
Xã hội phát triển, điều kiện sống tăng lên, ăn nhiều hơn nhưng vận động ít dần đi :big_smile:

Ví như mấy anh em văn phòng ngày ngồi 8-10 tiếng, tuần giỏi lắm đi đá bóng đc 2 bữa, mỗi bữa làm sương sương 5-6 cốc bia bù lại mồ hôi :big_smile:

Nói chung là ae chịu khó vận động, bớt ăn nhậu lại, kiểm soát calo là đủ giữ sức khỏe rồi. Như tôi bây giờ sáng dậy sớm đạp xe tầm 1 tiếng, chiều đi tập khoảng 1 tiếng với đạp xe thêm 30p nữa, người khỏe lên trông thấy cmnl :big_smile:
 
1 là vận động ít hẳn đi vì ít lao động chân tay hơn so với ngày xưa, chế độ ăn cũng phức tạp hơn, thực phẩm bẩn...
2 là y tế phát triển, siêng đi khám hơn mới phát hiện ra bệnh. Chứ ngày xưa đa phần dân chúng có biết méo là bản thân bị tim mạch hay bị bệnh gì đâu
 
trong Sài Gòn tầm soát tim mạch chỗ nào giá vừa vừa mà tốt nhỉ?
Viện Tim Mạch chỗ Sư Vạn Hạnh ok ko nhỉ?
Dạo này cũng có nhiều dấu hiệu bất thường. Tiện đang có cục tiền đi khám đủ hết các loại cho đỡ cảm giác tiếc.
 
Còn do thế nào nữa, ăn uống thì không điều độ, lười vận động, thức khuya, yêu đương vớ vẩn nó ảnh hưởng chứ sao :beat_brick:
 
trong Sài Gòn tầm soát tim mạch chỗ nào giá vừa vừa mà tốt nhỉ?
Viện Tim Mạch chỗ Sư Vạn Hạnh ok ko nhỉ?
Dạo này cũng có nhiều dấu hiệu bất thường. Tiện đang có cục tiền đi khám đủ hết các loại cho đỡ cảm giác tiếc.
Mình thì đi bên Tâm Đức. Tuy nhiên, thím xem có bị trào ngược dạ dày không? Vì đợt mình bị tưởng tim, ai dè qua ĐH YD thì mới biết do trào ngược. Mà nhiều biểu hiện giống bị tim.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Không rõ nhưng vaccine thực chất là virus bị làm yếu (hoặc 1 phần của con virus), đọc triệu chứng sau khi bị nhiễm covid thì có một số triệu chứng về tim mạch nên chắc vaccine cũng ảnh hưởng ít nhiều
70Zpc5p.png
đến h nào còn nói ngô nghê ntn, vaccine covid phổ biến như pfizer với az có như thế này đâu
 
Mình thì đi bên Tâm Đức. Tuy nhiên, thím xem có bị trào ngược dạ dày không? Vì đợt mình bị tưởng tim, ai dè qua ĐH YD thì mới biết do trào ngược. Mà nhiều biểu hiện giống bị tim.

via theNEXTvoz for iPhone
ko, chưa bị dạ dày j bao jo. Đi khám tổng quát cũng ko có vấn đề j liên quan đường tiêu hóa.
Đại khái là 1 năm đổ lại bị mấy cái này:
  • Lâu lâu thấy nhói vùng ngực trái quanh tim
  • Thỉnh thoảng (2-3 tháng j đó) bị giật điện ngón tay. Má đang đi xe, tự nhiên nửa bàn tay giật như giật điện 220v (ngày xưa có bị giật 1 lần rùi nên biết cảm giác đó)
  • Dạo này đuối đuối, leo thang dễ thở dốc dù ko thấy mỏi đến thế (có thể do covid/vaccine, tại bị tự hồi đó).
  • Nhịp tim dễ lên cao hơn hồi xưa.
-
 
Từ khi tiêm vaccine cơ thể khác hẳn, hay có khi sau 30 nó vậy. Cảm giác cơ thể lúc nào mơ hồ, mông lung, k còn minh mẫn...tim mạch đập rất thất thường. Đêm đang ngủ tim đập như đánh trống, đo ra thì nhịp tim bình thường, huyết áp bình thường, chả hiểu kiểu gì.
Nói chung là k còn như trước, k biết vì nguyên nhân gì!
Ps: tuần vẫn chạy bộ và thể dục 4 ngày. Mỗi lần chạy 6_8km nhé. Ăn uống rất điều độ và khoa học
 
Anh nào chăm bia rượu nhác vận động, mồm như cái bô xe, lười nấu ăn , thích ăn hàng quán thì bệnh tật kéo đến không có gì đáng bàn :byebye:. Chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên vẫn tùy cơ địa mỗi người, trường hợp bất khả kháng thì thôi không bàn được.
 
ko, chưa bị dạ dày j bao jo. Đi khám tổng quát cũng ko có vấn đề j liên quan đường tiêu hóa.
Đại khái là 1 năm đổ lại bị mấy cái này:
  • Lâu lâu thấy nhói vùng ngực trái quanh tim
  • Thỉnh thoảng (2-3 tháng j đó) bị giật điện ngón tay. Má đang đi xe, tự nhiên nửa bàn tay giật như giật điện 220v (ngày xưa có bị giật 1 lần rùi nên biết cảm giác đó)
  • Dạo này đuối đuối, leo thang dễ thở dốc dù ko thấy mỏi đến thế (có thể do covid/vaccine, tại bị tự hồi đó).
  • Nhịp tim dễ lên cao hơn hồi xưa.
-
Rối loạn thần kinh thực vật 100% nha fen
KgL7mcS.png
 
Back
Top