• Sale to phết chuẩn bị tiền chưa? Có code buổi đêm

Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặt

Resiuss

Senior Member
Ngân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.

Với Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đang triển khai, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tính toán, người nông dân không chỉ giảm được chi phí đầu vào, tăng được giá bán đầu ra mà còn thu được tiền từ bán tín chỉ carbon.

Cụ thể, với diện tích lúa khi thực hiện đề án sẽ giảm khoảng 20% chi phí sản xuất, tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng/năm. Áp dụng quy trình canh tác bền vững, giá lúa bán ra có thể tăng thêm khoảng 10%, tức thu về hơn 7.000 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng cam kết mua 10 USD/tín chỉ carbon (1 tấn carbon bằng 1 tín chỉ carbon). Theo đó, trồng 1 triệu ha lúa, người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu USD mỗi năm từ bán tín chỉ carbon.

Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa. Không chỉ vùng ĐBSCL mà nhiều địa phương cũng muốn trồng lúa phát thải thấp tiến tới bán tín chỉ carbon. Vậy, nông dân phải canh tác lúa như thế nào để có thể bán được 10 USD/tín chỉ carbon?
gao-viet-nam-1083.jpg

Nước ta có 7,1 triệu ha lúa, ở ĐBSCL đang triển khai trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Tâm An

Hiện, ĐBSCL triển khai dự án VnSAT - chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - trên cây lúa. Theo đó, nông dân tham gia dự án VnSAT được cán bộ kỹ thuật tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến, điển hình nhất là "1 phải, 5 giảm": phải sử dụng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Ông Cao Thăng Bình - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới, cho biết, dự kiến của ngân hàng với Bộ NN-PTNT, trong năm 2024 có thể cấp chứng chỉ carbon đầu tiên cho những nông dân tham gia VnSAT và hy vọng dòng tiền từ việc mua bán tín chỉ carbon sẽ đến với nông dân ĐBSCL từ năm nay.

Chia sẻ cụ thể hơn về trồng lúa giảm phát thải trong đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL, ông Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), cho hay, ngoài bán thóc, để thu được tiền tín chỉ carbon, người trồng lúa và doanh nghiệp cần hiểu và tham gia vào các quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải.

Cụ thể, phải giảm giống, vật tư nông nghiệp, chuyển đầu vào từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học sang một phần vi sinh và hữu cơ, bắt buộc áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và lấy rơm ra khỏi đồng ruộng. Trong đó, ngập khô xen kẽ và lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng là 2 giai đoạn có thể tạo ra nhiều tín chỉ carbon hơn các giai đoạn khác.

Ngoài ra, nông dân hay doanh nghiệp còn phải thực hiện cải tiến quy trình sản xuất và lắp đặt hệ thống thẩm định giảm phát thải - MRV. Nếu nông dân sạ lúa từ 120-150kg giống/ha giảm xuống 80kg giống/ha, quản lý nước trên ruộng bằng hệ thống đo mực nước đến khi nào mực thủy cấp âm 15-19cm mới tiếp tục bơm nước (như vậy giảm từ 2-3 lần bơm nước /vụ).

Biện pháp này giúp mặt ruộng khô nứt làm giảm quá trình sản sinh ra khí Metan (CH4) trong canh tác lúa, quản lý rơm rạ bằng cách không đốt đồng, lấy rơm ra để trồng nấm, ủ phân compost và thay đổi cách quản lý rơm rạ như dùng vi sinh phân hủy...

Với quy trình canh tác này, tưới ngập khô xen kẽ, thu rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ra khỏi đồng ruộng và giảm lượng lúa gieo sạ là những công đoạn góp phần giảm lượng phát thải lớn nhất.

Bên cạnh đó, nông dân hay doanh nghiệp cần thuê công ty thẩm định và chứng nhận quy trình và số lượng phát thải nhà kính giảm, cấp chứng nhận về tín chỉ carbon. Lúc này các doanh nghiệp, nông dân tham gia có thể bán tín chỉ carbon và thu tiền về, ông Hải chia sẻ.

Ông Hải nhấn mạnh thêm, muốn bán được tín chỉ carbon phải có dự án được duyệt, những cam kết trong dự án phải được nông dân thực hiện nghiêm túc và phải có nhật ký giảm phát thải. Nếu người nông dân không hiểu và thực hành đúng những công đoạn trên thì lượng giảm thải carbon không đạt như cam kết ban đầu, số tín chỉ carbon thu được cũng không lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
 
Cụ thể, phải giảm giống, vật tư nông nghiệp, chuyển đầu vào từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học sang một phần vi sinh và hữu cơ, bắt buộc áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và lấy rơm ra khỏi đồng ruộng. Trong đó, ngập khô xen kẽ và lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng là 2 giai đoạn có thể tạo ra nhiều tín chỉ carbon hơn các giai đoạn khác.

Ngoài ra, nông dân hay doanh nghiệp còn phải thực hiện cải tiến quy trình sản xuất và lắp đặt hệ thống thẩm định giảm phát thải - MRV. Nếu nông dân sạ lúa từ 120-150kg giống/ha giảm xuống 80kg giống/ha, quản lý nước trên ruộng bằng hệ thống đo mực nước đến khi nào mực thủy cấp âm 15-19cm mới tiếp tục bơm nước (như vậy giảm từ 2-3 lần bơm nước /vụ).
Đọc đoạn này thôi nghỉ bán được rồi :giggle:
 
Đọc đoạn này thôi nghỉ bán được rồi :giggle:
đọc xong thấy thêm 1 đống quy trình sản xuất và kiểm tra, thế thì chi phí làm sao mà rẻ và xanh đc, càng nhiều hoạt động sx càng phát thải, xanh theo nghĩa nước này xanh hơn còn nước khác ô nhiễm hơn ???
trong khi bán có 10$ 1 tín chỉ cho các bên hay doanh nghiệp phát thải mua về để cân đối phát thải, tóm lại 1 tín chỉ bán 100-1000 đô may ra
 
Đọc đoạn này thôi nghỉ bán được rồi :giggle:

Mấy cái này chỉ có lắp đặt hệ thống thẩm định giảm phát thải - MRV này là khó, không biết bên nào phải bỏ tiền ra làm
Chứ mấy cái giảm giống, giảm phân thuốc, dùng kết hợp phân vi sinh, nước khô xen kẽ hay lấy rơm ra khỏi ruộng thì hiện tại cũng đã làm nhiều rồi
 
thôi giờ bán gạo ngon hơn ctr sắp meoa mỏ cả lũ cạc với chả bon cho tây lông hít oxy thay cơm là vừa =]]

Gửi từ Samsung SM-G770F bằng vozFApp
 
Mấy phen cho tôi hỏi. Cái vụ tín chỉ carbon này, thì người dân mình có đất trồng rừng để làm bán cho nhà nc đc ko nhỉ, hay chén cơm này của nhà nc. :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Xưa bê hồng hay bỉ bôi người miền tây, kg ai mượn trồng lúa, chúng tao toàn ăn gạo thái. Kg cần vựa lúa ĐBSCL
bò đỏ não trạng nó hay lắm, ăn k ra ẻ k ra cũng do đâu đâu
Bố mấy thằng ngáo , chắc tự kỉ ám thị nặng lắm rồi đây. Coi có triệu chứng nào dưới đây thì đi khám đi :baffle:
  • Dù là việc rất nhỏ nhặt, không quan trọng, không có ý nghĩa song người bệnh vẫn dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng về chúng
  • Lo lắng thái quá hoặc xuất hiện các suy nghĩ bất thường đối với những việc không có thực.
  • Sống thu mình, khép kín và hạn chế trong giao lưu, tiếp xúc với những người khác.
  • Khả năng tập trung và chú ý suy giảm mạnh.
  • Dần dần, họ không còn kiểm soát được suy nghĩ hay hành vi cũng như nhận thức. Họ trở nên mơ mộng, lúc nào cũng đắm chìm vào suy nghĩ và không quan tâm tới những gì đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
  • Thường xuất hiện ảo giác, những suy nghĩ hoang tưởng và tin tưởng tuyệt đối vào những điều ấy.
 
bò đỏ não trạng nó hay lắm, ăn k ra ẻ k ra cũng do đâu đâu
Quan trọng là nó có nói vậy hay không?
Chứ trên voz này là nhiều ông hay có cái trò chụp mũ với bịa chuyện lắm.
Tranh luận thua, đuối lý thì chụp mũ bđ.
Lúc nào muốn kích war, kích hùa thì bịa ra bđ nói này nói kia :D
 
Mấy phen cho tôi hỏi. Cái vụ tín chỉ carbon này, thì người dân mình có đất trồng rừng để làm bán cho nhà nc đc ko nhỉ, hay chén cơm này của nhà nc. :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Đc fen, mà bên phường xã mới là bên xây dựng và trình ký dự án chứ cá nhân k đăng ký đc
 
Back
Top