Vừa giảng viên vừa là doanh nhân: Có thể sắm tốt hai vai?

david09c

Senior Member

Chuyện trưởng khoa một trường đại học làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường tạo dư luận trái chiều. Bạn đọc ủng hộ giảng viên cho rằng cần sửa quy định cho phù hợp, trong khi có ý kiến nói việc này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.​


PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy, trưởng khoa công nghệ thực phẩm Trường đại học Công Thương TP.HCM, tham gia chương trình

PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy, trưởng khoa công nghệ thực phẩm Trường đại học Công Thương TP.HCM, tham gia chương trình "Đối thoại" trên truyền hình với vai trò giám đốc doanh nghiệp - Ảnh chụp màn hình
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, nhiều giảng viên Trường đại học Công Thương TP.HCM đang tố PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy, trưởng khoa công nghệ thực phẩm, đang làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân bên ngoài, theo luật là không được phép.
Tuy nhiên, ông Đoan cho biết: "Đây là công việc có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn ngành công nghệ thực phẩm, hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc này hỗ trợ cho chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên được đào tạo và tiếp xúc với thực tế tại doanh nghiệp".

Phân tâm, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy

Một số bạn đọc băn khoăn có cần điều chỉnh quy định để giảng viên vừa giảng dạy vừa điều hành doanh nghiệp?
  • Giảng viên lý thuyết 'chê' giảng viên dạy thực chiến
- Nhiều người đang lầm lẫn giữa việc chia sẻ kinh nghiệm và giảng dạy. Có thể mời doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm và giảng dạy các trường hợp điển cứu (case study); còn làm giảng viên là truyền dạy kiến thức hàn lâm, kiến thức cơ bản của môn học.
Cần phân biệt hai việc này: kiến thức cơ bản là cái cần học kỹ; kinh nghiệm là cái để tham khảo.
Bạn đọc Trương Kiệt
- Đa số ngành/khoa trong trường đại học về kinh doanh/thương mại cần giảng viên thực chiến ở các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp.
Chuyện trưởng khoa làm kinh tế rồi ảnh hưởng chất lượng giảng dạy, quản trị khoa là có thật. Bản thân tôi cũng vài lần được gợi ý vị trí phó khoa, đổi lại phải cắt giảm hầu hết thời gian làm kinh tế. Với người đi làm chuyên nghiệp, việc này đồng nghĩa nghỉ việc.
Không nhiều người vừa làm trọn vẹn vai trò trưởng khoa, vừa đảm bảo việc kinh doanh riêng. Song hành dễ dẫn đến ảnh hưởng lịch học sinh viên, thường xuyên bị đổi hoặc học lịch chưa hợp lý.
Để có trưởng khoa giàu thực chiến, các trường thường sắp xếp phó khoa làm vai trò trợ lý học thuật và hành chính quản trị khoa. Việc này giúp cân bằng vừa có người giỏi, vừa đảm bảo chuyên môn giảng dạy.
Bạn đọc Oscar Khuong
- Không có giấy phép lái xe mà lái xe thì bị phạt mà không thể nói rằng tôi đang đi đúng và không gây hại cho ai. Luật là luật và nếu như luật không cho phép thì không thể có những việc làm trái quy định mà cho là đúng.
Bạn đọc Tâm
- Tôi cũng là giảng viên (thỉnh giảng) và cũng làm kinh doanh bên ngoài (công việc chính). Tôi đã dồn toàn bộ kiến thức đã học được từ máu và nước mắt ở ngoài thực tế cho sinh viên, nên các buổi dạy của tôi luôn kín phòng (dù không điểm danh).
Nhưng cũng có một số giảng viên không có trách nhiệm giảng dạy hay bỏ lớp, chỉ tập trung vào kinh doanh. Cần có quy chế để chấn chỉnh "giảng viên doanh nhân".
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Gia
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học tại Trường đại học Công Thương TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học tại Trường đại học Công Thương TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Chuyện có gì mà ầm ĩ?

Rất nhiều bạn đọc ủng hộ "giảng viên doanh nhân" cho rằng chuyện trưởng khoa làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường không có gì phải ầm ĩ.
- Cần xem lại và điều chỉnh các quy định lỗi thời không phù hợp. Thầy giỏi chuyên môn được doanh nghiệp mời làm việc sẽ có thực tiễn để dạy cho sinh viên.
  • 'Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ'
Có những thầy theo hướng hàn lâm, cũng cần những thầy giỏi thực tiễn. Tôi ủng hộ các thầy làm thêm ngoài, miễn là việc dạy và việc làm thêm bổ sung cho nhau, không ảnh hưởng đến người khác.
Bạn đọc Trung
- Giảng viên đi làm thêm bên ngoài tốt quá, nếu có liên quan đến chuyên môn lại càng hay, vừa có lý thuyết lại có thực hành, hỗ trợ rất tốt trong việc giảng dạy và truyền đạt những kiến thức từ thực tiễn cho sinh viên. Nên khuyến khích giảng viên làm thêm ở doanh nghiệp, vừa bổ sung thêm thu nhập lại có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ sinh viên.
Bạn đọc Kim Nguu
- Nếu giảng viên dạy khởi nghiệp mà chưa từng khởi nghiệp hoặc dạy quản lý doanh nghiệp mà chẳng có doanh nghiệp nào thuê quản lý điều hành hoặc không tự thành lập được doanh nghiệp để vận hành thì liệu có gì để truyền nghề cho sinh viên?
Bạn đọc Hoàng Đình Phong
- Làm trưởng khoa cùng một ngành, cùng một lúc ở cả hai trường công và tư cạnh tranh trực tiếp với nhau mới đáng ngại. Chứ trưởng khoa mà còn kiêm quản lý, tư vấn chính sách cho doanh nghiệp thì nên khuyến khích.
Các trường đại học công lập nên gỡ bỏ rào cản này để cạnh tranh với các trường đại học tư. Nếu không, về lâu dài trường công sẽ sản sinh ra các "thợ dạy" đại học và chương trình đào tạo thiếu thực tế.
Bạn đọc Kinh te Luat
- Sinh viên rất cần những nhà quản lý doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế nghề nghiệp. Lý thuyết sách vở được củng cố bởi thực tế và những ví dụ sinh động từ thực tế quản lý doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm hơn...
Nếu làm quản lý khoa mà có đủ thời gian đi làm doanh nghiệp thì giúp chương trình đào tạo gắn với đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp hơn.
Bạn đọc HNV
- Giảng viên làm giám đốc doanh nghiệp là chuyện bình thường thôi. Miễn sao họ không lạm dụng trách nhiệm, thời gian làm việc ở từng vị trí khác nhau. Nếu họ làm ngược lại thì họ tự đào thải, hoặc họ tự chọn một vị trí nào đó phù hợp. Có gì đâu mà phải ầm ĩ.
Bạn đọc Dân
Lương Trưởng khoa + lương GĐ
jJbN83Q.gif
, tiền như lá mùa thu tha hồ ăn múi mít mòn trym
e4qcyqo.png
 
Last edited:
Lều báo 3 môn 9 đ ghen ăn tức ở không được lương cao, địa vị như họ nên lên bài đá đểu chứ gì :beat_brick:
 
Giảng viên mà không thực tế quản lý doanh nghiệp thì lấy gì giảng dạy sinh viên, dạy mớ lý thuyết lạc hậu à
5RqFJEX.png

Nhìn Mút mà xem, quản lý mấy doanh nghiệp tỏi đô vẫn có thời gian đi nhắn tin dạo trên X
qzlwUza.png
 
Ông giáo trước dạy ở Kinh tế QD giờ sắp lên hiệu trưởng, hình như cũng vài công ty.
 
ông thầy dạy tin cũng ôm lô đề chiều toàn thấy cho tự học lão ngồi nghe điện thoại
EKDNzSE.gif
 
Đám lều báo 9 điểm/3 môn không sai mà. Chủ DN hoặc high level trong DN đi dạy lại càng thực tiễn chứ có mẹ gì sai?!
 
Giảng viên kinh tế mà chủ doanh nghiệp tài sản chục tỏi thì chẳng phải là cách hay nhất để đấm mồm mấy đứa bảo dạy kinh tế mà sao không giàu
YQtAH0E.png
Nói vậy thì tội giảng viên quá :nosebleed:
Dù sao kinh tế cũng là ngành KHXH thôi mà :big_smile:
 
Giảng viên là doanh nhân càng tốt chứ. Đưa kinh nghiệm thực tế vào bài giảng chứ đứng nói lý thuyết suông thì làm sao sinh viên nó biết phải làm những gì.
 
Mình đi làm ở thiết bị ở nhiều trường, các thầy cô toàn mở công ty hoặc xưởng xong cho sinh viên đi làm lính đánh thuê, chứ lương giảng viên không sao đủ ăn. Với cả giảng viên làm thực chiến bên ngoài họ khác hẳn so với giảng viên theo hướng nghiên cứu lắm.:D:D
 
Đầy tớ nhân dân bận trăm công nghìn việc còn có thời gian đi buôn chổi đót thì tại sao giảng viên lại không?
 
Tôi học thuật, đến môn nào mà giảng viên chân trong chân ngoài thì nó khác biệt lắm, vứt bớt sách vở qua bên, rồi thầy trò ngồi bàn với nhau về user case, về kỹ thuật hiện trường, Sinh viên vừa thực chiến, thầy vừa có cơ hội để trao đổi -_-.:angry:
 
Thì làm GV đại học tư đi là làm được cả giám đốc chứ có ai cấm đâu.
Còn nếu làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, luật quy định cấm làm ngoài thì phải theo thôi.
Mà cá nhân tôi thấy việc này cấm là đúng, ăn lương từ thuế ngày làm 8 tiếng mà sắm hai vai thì kiểu đ gì cũng bớt xén trong cái 8 tiếng đấy ra làm việc riêng.

Ví dụ như các anh book 1 em 4 thời gian 8 tiếng trong khi các anh chỉ lao động được có 3 tiếng chẳng hạn, thì các anh có chịu cho em nó 5 tiếng còn lại sang phòng khác không.
CjN9SbE.gif
 
Cốt lõi : Trâu buộc ghét trâu ăn thôi :rolleyes:
Các thầy có khả năng thì cứ để thầy chạy 2,3 job cũng là cách tận dụng skill, phát triển XH tạo công ăn việc làm mà
 
Back
Top