thắc mắc Mô hình Bóng đá Mỹ có thực sự hoàn hảo hơn bóng đá Châu Âu?

kjd1842

Member
Người Mỹ không thích bóng đá nhưng đối với người Mỹ khi đã làm thì tuyệt đối bài bản, sự bài bản khoa học của người Mỹ có khắc phục được khác biệt về kinh nghiệm so với bóng đá châu âu.
Ae nào ở đây hay theo dõi cái giải thể thao bên mỹ sẽ thấy có 1 sự khác biệt với châu âu đó là hệ thống luật?
Cái này mình góp chung thôi nhé, góc nhìn của người mới xem NBA. Mỗi giải có sự rất nhiều luật nhỏ để làm giải đấu cân bằng, mình thì hay xem NBA nên so sánh với bóng đá?
1. Giải đấu không có xuống hạng?
trò đùa à, không có xuống hạng thế cạnh tranh kiểu gì, cái này có lẽ chỉ đúng ở những đội top dưới. Nhưng điều luat này lại đi kèm với 1 điều luật khác giúp giải đấu cân bằng và hạn chế sức mạnh đồng tiền? đó là draft pick
mỗi năm các giải thể thao bên Mỹ sẽ tổ chức lượt Draft (lựa chọn cầu thủ), mỗi đội sẽ có 1 lượt lựa chọn. Các cầu thủ trẻ muốn tham gia phải bắt buộc học đại học 1 năm (tại NBA, có 1 số trường hợp ở châu âu về như Don't Chịch thì chưa hiểu, ai giải thích giúp).
Vậy đương nhiên đội lựa chọn đầu tiên sẽ được chọn hàng ngon nhất rồi nhưng vấn đề là ai sẽ được lựa chọn đầu tiền?
2. DRAFT PICK
Tức là Mỹ chia 2 miền đấu vòng bảng, xếp hạng 2 bảng riêng biệt (2 miền vẫn đối đầu nhau ở vòng bảng, đến giờ mình vẫn chưa hiểu hết cách xếp lịch đối đầu giải mỹ thế nào dù xem NBA đc 5 năm rồi)
Những đội bét bảng sẽ có tỷ lệ được lựa chọn đầu tiên cao nhất, nhớ k lầm 3 đội có thành tích áp chót có tỷ lệ lựa chọn Pick 1 là 14%. Nhưng có năm mấy ô có tỷ lệ lựa chọn Pick 1 là 3,4% quay thế méo nào vẫn ra Pick 1. Cười vl với mấy bố này luôn. Như năm xuất hiện siêu sao trẻ Zion Williamson, ông Knick cười ra nước đái chỉ vì tank hết mức (giả thua, cho cầu thủ trẻ vào chơi lấy kinh nghiệm).
3. Giá trị của Draft Pick
Hiển nhiên đây sẽ là thứ giá trị nhất của thể thao và lúc nào giải đấu cũng tràn ngập siêu sao trẻ mới nổi không lo tre già măng chưa mọc như bên châu Âu. Điều này khiến cho đội bóng nào cũng có cơ hội chuyển mình, khác hoàn toàn với bóng đá hay thể thao châu âu.
4. Lương trần - vũ khí cân bằng giải đấu
Câu chuyện Barcelona chính là thứ không bao giờ xuất hiện trong từ điển thể thao Mỹ, các đội bóng có nền tảng tài chính được giải đấu quản lý chặt chẽ méo như cái giải LOL ở nước nào đó suốt ngày bóc phốt nợ lương.
Rất khó để mỗi đội
Mỗi đội sẽ có 1 khoảng lương trần, gọi chung là Salary Cap. Tức là chỉ được trả trong khoảng lương này đối với các cầu thủ trong đội 1. Nhưng vẫn có những ngoại lệ, ví dụ mình nhớ k nhầm chẳng may có cầu thủ siêu sao trong hưởng lương Role Player (kiểu đánh chính) bị chấn thương cực nặng thì đội sẽ được cấp thêm 1 khoản nhỏ để đem về cầu thủ khác.
Ngoài ra vượt khoản lương trần thì ăn 1 phạt thuế luxury tax. cái thuế này nhiều kinh khủng. Những đội tranh vô địch sẵn sàng lập big 3 nên ăn thuế 3,4 năm rồi lại rebuild
Ngoài ra ở NBA rất khó có chuyện đòi hỏi lương cao, để nhận lương cao các siêu sao phải lọt đội hình ALL NBA, all star (những dạng đh tiêu biểu) hoặc nhận lương cao nhất đội super max các thể loại có khi phải đạt MVP của giải.
5. Chuyển nhượng
đây rồi sự khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và Châu Âu.
dạ một vụ chuyển nhượng ở bóng đá rắc rối lắm là cầu thủ + tiền, còn tại Mỹ người ta dùng những thứ giá trị khác để chuyển nhượng
Cầu thủ = cầu thủ + Draft pick (tức là đổi lấy quyền lựa chọn pick để bán đi ngôi sao của đội, mấy đội rebuild hay đổi ngôi sao lớn nhất lấy 2,3 pick năm sau để rebuild lại đội) + lương (cái này khá khó hiểu, theo mình nghĩ đơn giản như Net trade đi 1 ngôi sao của họ sau đó không đem về ai, bù lại họ dư ra 1 khoản lương trần để đem về ngôi sao khác) + đủ thứ linh tinh khác.
5. Hệ quả
Thấy luôn là nhiều đội sẵn sàng tung đội trẻ ra để thua sml sau đó lấy Pick cao năm sao đem trade
Tại mỹ từ thời điểm tầm năm 80 đổ lại có rất nhiều thế lực thay nhau (Không bàn đến mấy cái nhẫn của thời kì đầu giống bóng đá). tại NBA cứ mỗi đội sẽ bá chủ một giai đoạn, thì sự hiện của 1 siêu sao khác giúp đội khác làm chủ giải đấu vài năm.
Điển hình như Jordan phá vỡ thống trị của Magic Johnson, sau Jordan xuất hiện cặp đôi Shaq Oneal + Kobe Bryant đè bẹp giải đấu. Rồi Tim Duncan cũng trở thành 1 ông vua NBA cùng Spur (1 đội ở thị trường nhỏ, khác hoàn toàn Philiaden).
6. Chuyên nghiệp
Ở bóng đá trước đây, cầu thủ nam mỹ được săn lùng ở các giải trẻ rất nhiều. chủ yếu là hàng nam mỹ (anh em nào chơi mấy game quản lý cũng hiểu sơ qua là lứa trẻ châu âu ít hơn)
Nhưng cầu thủ nam mỹ không ăn học, đàn đúm rượu chè, không chuyên nghiệp. Tiêu hết tiền sau khi kiếm được
Nhưng ở NBA các cầu thủ học đại học đàng hoàng (dù được ưu ái nhờ thể thao) nhưng cách họ sống hoàn toàn khác biệt. Ngoài ra tinh thần tập luyện của thể thao mỹ tốt thực sự. Cầu thủ cứ đến hè là tranh thủ tập kinh đéo chịu được.
Xét thành tích có thể thấy bóng đá Mỹ ngày càng cải thiện, ngôi sao mỹ đá tại châu âu cũng nhiều hơn. Và đội nữ thì rất bá .
 
Ko hiểu đoạn Michael Jordan vs leBron James. Liên quan gì tre già măng đè sớm vậy?

Nếu 1 trong 2 thằng giỏi mức siêu huyền thoại thì thằng kia cản sao được?

Còn bóng đá thế giới hiếm tài năng hơn trước là khách quan chứ bọn tuyển trạch viên và đào tạo của La Masia, Castilla hay Carrington có muốn thế đâu?

Sent from Samsung SM-N960F using vozFApp
 
Ko có xuống hạng thế 1 CLB mới muốn chen chân vào thì sao nhỉ? Như mấy lão tỉ phú mua clb ấy?
nếu không nhầm thì đợi bao giờ ban tổ chức NBA nâng số lượng CLB lên ( cố định) thì lúc đấy một CLB mới có quyền xin gia nhập ( có thể phải trả phí gia nhập - không rõ lắm )
 
Fen đang so NBA với bóng đá châu Âu chứ không phải MLS?
Mls nó khác đôi chút. Nó vẫn áp lương trần nhưng do giải cần quảng bá nên mỗi đội được trả 1 khoảng lương rất cao (gọi chung là suất ưu tiên) để trả cho siêu sao châu âu về quảng bá hình ảnh. Nói là cao nhưng là cái móng tay so với super lích của tàu. Còn đa phần các môn thể thao đều có hệ thống chung là phân miền không xuống hạng + draft pick. Na ná nhau. Sau đó thêm bớt ít điều khoản để phù hợp
Bên Mỹ draft pick cực kì quan trọng nhưng bóng đá thì k, vì mấy môn kia mỹ trùm rồi nên các tài năng hầu hết đều đã ở mỹ. Vô cùng khan hiếm và phải cạnh tranh với nhau
 
Ở mỹ có một cái cực lạ đó là hlv. Chuyện 1 coach huyền thoại top 5 cỡ như mourinho sẵn sàng chuyển về làm trợ lý cho 1 hlv trẻ, rồi có ô hlv lại chuyển qua làm giám đốc thể thao.
 
Tuy là vậy nhưng vẫn có 1 số đội ở những thành phố lớn đáng sống và có truyền thống thể thao vẫn có sức hút lớn. Giá trị những clb nba nfl hiện giờ hình như đã vượt hết clb bóng đá. Và cái đội đắt giá nhất thuộc dạng ngu học nhất nhì giải đấu bao nhiêu năm chỉ vì nó ở thành phố số 1 thế giới Newyork
 
Ko có xuống hạng thế 1 CLB mới muốn chen chân vào thì sao nhỉ? Như mấy lão tỉ phú mua clb ấy?
Xin thêm. Nhưng khó lắm. Vì hiện giờ giải có 3 đội chia 2 miền nhưng chơi rất nhiều trận vì bên mỹ ép farm tiền lắm. Giờ nba 1 đội vô địch chơi ngót 100tran
K hiểu sao bóng đá chơi 4 ngày 1 trận tầm 1 tháng là chấn thương què quặt hết. Nhưng tại nba nfl mlb các đội chơi toàn ngót 100 trận/ mùa
Có thể số phút thi đấu không mệt nhưng mệt nhất là đi máy bay. 2 đội 2 miền mà gặp nhau xác định mệt nghỉ.
 
Không hiểu thế nào là hoàn hảo hơn, cơ mà bóng đá ở châu Âu nó đã khác từ việc tổ chức theo CLB khác với kiểu franchise nhượng quyền ở Mỹ, clb có tính đại diện cộng đồng thế nên hình thức lên xuống hạng qua việc xếp top là mục tiêu lớn nhất cho các hạng dưới rồi, mỗi hoàn cảnh nó có cái phù hợp riêng
 
Xin thêm. Nhưng khó lắm. Vì hiện giờ giải có 3 đội chia 2 miền nhưng chơi rất nhiều trận vì bên mỹ ép farm tiền lắm. Giờ nba 1 đội vô địch chơi ngót 100tran
K hiểu sao bóng đá chơi 4 ngày 1 trận tầm 1 tháng là chấn thương què quặt hết. Nhưng tại nba nfl mlb các đội chơi toàn ngót 100 trận/ mùa
Có thể số phút thi đấu không mệt nhưng mệt nhất là đi máy bay. 2 đội 2 miền mà gặp nhau xác định mệt nghỉ.

kiểu cách thi đấu của bóng rổ và bóng bầu dục khác khá nhiều so với bóng đá
nếu có so sánh sẽ chỉ so sánh giữa bóng bầu dục và bóng đá, về khía cạnh "cạnh tranh thể thao" thôi

ví dụ đơn giản:
1 cầu thủ bóng rổ, khi nào mệt sẽ xin ra ngoài ngồi nghỉ, hoặc có thời gian chết do phạm lỗi
điều này hoàn toàn không có trong bóng đá.
Dẫn tới 1 điều là: cường độ thi đấu trong 1 thời điểm (1 đợt tấn công hay phòng ngự) của bóng rổ rất cao, cao hơn rất nhiều so với bóng đá
tuy nhiên, khi tính toán trên cả 1 trận, thì cường độ hoạt động của bóng đá lại nhiều hơn rất nhiều so với bóng rổ (1 trận bóng đá là 90p+, trong khi bóng rổ là 40p+)

tiếp theo là vấn đề va chạm và tranh chấp
về mặt thể chất, vdv bóng rổ có thể hình và thể trạng tốt hơn rất nhiều so với bóng đá (1m90 trở lên so với 1m65 trở lên)
vị trí va chạm và khai triển va chạm của bóng đá cũng nguy hiểm hơn, va chạm thường phát sinh tư đùi trở xuống

còn 1 điều nữa, trong bóng rổ quyền thay người là không giới hạn, anh chơi h1, nghỉ h2, vào h3 là chuyện bình thường, nhưng bóng đá chỉ cho phép 3 (hiện tại là 6 do dịch) và ra là đi luôn, dẫn tới nhiều cầu thủ phải thi đấu với cường độ cao và nhiều (pedri, messi, magure...), nếu so sánh về thời gian thi đấu và thời gian tập luyện trên 1 tuần của vdv bóng đá so với bóng rổ sẽ nhiều hơn rất nhiều

thành ra, khi anh so sánh với những cầu thủ thi đấu nhiều nhất 2 bên, thì như kevin durant (trung bình 35p/trận, nets đánh tầm 100 trận, vị chi là ~3500 phút) so với harry magure (85 phút/trận, mu mùa trước đá hơn 60 trận, vị chi là ~5100 phút/mùa) thì đó là khập khiễng rất nhiều rồi (chênh nhau ~50% thời lượng thi đấu)
 
super league muốn làm kiểu franchise như NBA và đã bị đập nát bét, lý do rất đơn giản động chạm tới lợi ích của thượng tầng như UEFA hay các liên đoàn quốc gia
 
kiểu cách thi đấu của bóng rổ và bóng bầu dục khác khá nhiều so với bóng đá
nếu có so sánh sẽ chỉ so sánh giữa bóng bầu dục và bóng đá, về khía cạnh "cạnh tranh thể thao" thôi

ví dụ đơn giản:
1 cầu thủ bóng rổ, khi nào mệt sẽ xin ra ngoài ngồi nghỉ, hoặc có thời gian chết do phạm lỗi
điều này hoàn toàn không có trong bóng đá.
Dẫn tới 1 điều là: cường độ thi đấu trong 1 thời điểm (1 đợt tấn công hay phòng ngự) của bóng rổ rất cao, cao hơn rất nhiều so với bóng đá
tuy nhiên, khi tính toán trên cả 1 trận, thì cường độ hoạt động của bóng đá lại nhiều hơn rất nhiều so với bóng rổ (1 trận bóng đá là 90p+, trong khi bóng rổ là 40p+)

tiếp theo là vấn đề va chạm và tranh chấp
về mặt thể chất, vdv bóng rổ có thể hình và thể trạng tốt hơn rất nhiều so với bóng đá (1m90 trở lên so với 1m65 trở lên)
vị trí va chạm và khai triển va chạm của bóng đá cũng nguy hiểm hơn, va chạm thường phát sinh tư đùi trở xuống

còn 1 điều nữa, trong bóng rổ quyền thay người là không giới hạn, anh chơi h1, nghỉ h2, vào h3 là chuyện bình thường, nhưng bóng đá chỉ cho phép 3 (hiện tại là 6 do dịch) và ra là đi luôn, dẫn tới nhiều cầu thủ phải thi đấu với cường độ cao và nhiều (pedri, messi, magure...), nếu so sánh về thời gian thi đấu và thời gian tập luyện trên 1 tuần của vdv bóng đá so với bóng rổ sẽ nhiều hơn rất nhiều

thành ra, khi anh so sánh với những cầu thủ thi đấu nhiều nhất 2 bên, thì như kevin durant (trung bình 35p/trận, nets đánh tầm 100 trận, vị chi là ~3500 phút) so với harry magure (85 phút/trận, mu mùa trước đá hơn 60 trận, vị chi là ~5100 phút/mùa) thì đó là khập khiễng rất nhiều rồi (chênh nhau ~50% thời lượng thi đấu)
Cái vấn đề không bàn đến mệt ở việc thi đấu, mà mệt ở việc di chuyển. MỸ có mấy múi giờ. Một mùa chơi 100 trận, 2 ngày trận. Nhưng giai đoạn 3 trận / 4ngày rất nhiều. Nhưng vấn đề đi lại đúng ác mộng. Trc có 1 cầu thủ nba từng chia sẻ hầu như cầu thủ nào cũng bị rối loạn giấc ngủ
 
super league muốn làm kiểu franchise như NBA và đã bị đập nát bét, lý do rất đơn giản động chạm tới lợi ích của thượng tầng như UEFA hay các liên đoàn quốc gia
Bóng đá châu âu khác biệt. Vì thực tế cả châu âu gộp lại cũng chắc hơn thị trường Mỹ. Lại bị riêng rẽ bởi 7,8 quốc gia hàng đầu. Mỗi giải có đến 40,50 đội việc xây dựng mô hình kiểu Mỹ hơi khoai.
 
Cái Draft Pick nghe phức tạp thế nhỉ,nhưng khi được pick thì có tốn tiền chuyển nhượng ko pác
Còn mức lương trần ở NBA là bao nhiêu?Và nó áp dụng cho tổng lương hay là từng cá nhân
 
Back
Top