kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

về sách của hoàng xuân việt thì bác có đọc qua của cụ nguyễn duy cần chưa ?

via theNEXTvoz for iPhone
Nguyễn duy cần mình thấy cái dũng của thánh nhân hay, óc sáng suốt cũng hay, lão tử cũng ôkê, .. Mà mình cũng chỉ đọc nhường ấy. Nhận xét thì đọc dễ vào, cũng có nhiều thứ còn giá trị, cảm nhận lời từ câu chữ rất khiêm cung. Nói chung là ổn.
 
Bác Mỗ @Zarathustra ver 2 đã thẩm qua cuốn Đi tìm lẽ sống (Man's Search for meaning - V.E. Frankl) chưa nhỉ? Xin hãy giải thích thêm cho em về nửa sau cuốn sách (Phần tóm gọn về liệu pháp ý nghĩa "logotherapy").

Nửa đầu thì như kiểu tự truyện đọc cũng dễ hiểu rồi, nhưng nửa sau nó nghiêng về khoa học tâm lý/tâm thần học... (có so sánh sơ về liệu pháp ý nghĩa với phân tâm học...) nên kiến thức rộng và chuyên sâu quá em chưa thẩm nổi.
 
Em bổ sung thêm cuốn này nữa ~~ thanh niên cũng nên đọc. Bạn Muốn Có Giấc Ngủ Ngon (Bác sĩ W.Chris Winter)
 
Bác Mỗ @Zarathustra ver 2 đã thẩm qua cuốn Đi tìm lẽ sống (Man's Search for meaning - V.E. Frankl) chưa nhỉ? Xin hãy giải thích thêm cho em về nửa sau cuốn sách (Phần tóm gọn về liệu pháp ý nghĩa "logotherapy").

Nửa đầu thì như kiểu tự truyện đọc cũng dễ hiểu rồi, nhưng nửa sau nó nghiêng về khoa học tâm lý/tâm thần học... (có so sánh sơ về liệu pháp ý nghĩa với phân tâm học...) nên kiến thức rộng và chuyên sâu quá em chưa thẩm nổi.
Có quyển này, đọc comment của thím tự nhiên nhớ ra là sao ko nhớ gì về cuốn này, check lại thì đang bookmark ở giữa quyển :)

Để ngâm cứu lại rồi bàn luận.
 
Có bác nào đã đọc qua cuốn “Thiên Nga đen” chưa, theo các bác giá trị nội dung mà tác giả đem đến có được như nhiều review trên mạng ở nước ngoài nhắc đến không?
Nhiều lúc mua sách về đọc không hợp lắm, để yên đấy, 3-4 năm sau đọc lại vào hơn. Khó hiểu thật.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chiến tranh tiền tệ nữa các thím 💹
Cuốn đó nếu là tiểu thuyết thì là một đề tài mới mẻ, còn là sách kinh tế hay lịch sử thì khá tệ.
Nó lồng ghép khá nhiều thuyết âm mưu vào lịch sử và xây dựng nên một hình ảnh gia tộc lớn đầy quyền lực và tiền của, nhưng người đọc sẽ ko phân biệt được đâu là chính sử đâu là phóng tác (y như La Quán Trung viết TQDN)
 
Bác Mỗ @Zarathustra ver 2 đã thẩm qua cuốn Đi tìm lẽ sống (Man's Search for meaning - V.E. Frankl) chưa nhỉ? Xin hãy giải thích thêm cho em về nửa sau cuốn sách (Phần tóm gọn về liệu pháp ý nghĩa "logotherapy").

Nửa đầu thì như kiểu tự truyện đọc cũng dễ hiểu rồi, nhưng nửa sau nó nghiêng về khoa học tâm lý/tâm thần học... (có so sánh sơ về liệu pháp ý nghĩa với phân tâm học...) nên kiến thức rộng và chuyên sâu quá em chưa thẩm nổi.
Vừa đọc nhanh lại:
Phần đầu tổ chức quá tệ, các câu chuyện nhiều khi đột ngột đổi hướng và không theo 1 mạch. Không biết đây là do người dịch hay nguyên tác cũng vậy.
Phần sau giới thiệu liệu pháp ý nghĩa và 1 số cách áp dụng, không có giá trị với người đọc thông thường, trừ khi có ý định tự nghiên cứu chữa cho bản thân - khó.

Tóm tắt: cả cuốn chốt trong 1 câu trích dẫn của Nietzsche: "Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh".
Còn liệu pháp ý nghĩa là ném/ khai sáng / giác ngộ cho bệnh nhân cái lý do đó.
 
Vài trích dẫn trên có thể ngụ ý rằng ta hoàn toàn có thể xây dựng một phần mềm tối ưu ngay cả nếu phần cứng chỉ trên trung bình nếu so sánh con người là một cỗ máy vi tính. Không biết việc so sánh trên có đích đáng không
Mỗ có bàn thêm ở phía trước và phía sau của post đấy, anh có thể kéo xuống để đọc, cái post đấy được cố ý viết dưới dạng "một nửa sự thật" để giễu cái anh phía trên thôi, mỗ đã nhắc lại ngay ở phía dưới.

Chẳng cần bằng chứng khoa học thì với logic thông thường cũng đủ để thấy việc bất kể yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn thế nào mà không có trau dồi rèn luyện cũng không thể phát triển nổi, anh tự nhìn lại quảng đời đi học có biết bao nhiêu cá nhân thông minh xuất chúng nhưng có mấy người trong số đó có thể gọi là thành tài được.
Có quyển nào cũng bàn về vấn đề tương tự nhưng trung lập, khách quan không hả thím? :byebye:
Tự đọc và tự nghiên cứu rồi chắt lọc thôi, bản chất của mấy loại nghiên cứu này phải dùng rất nhiều những phỏng đoán và thậm chí xảo biện. Do tính phức của các hoạt động xã hội, nó ko mang tính chất đơn nhất như các quy luật tự nhiên, nên việc cố định mệnh đề nguyên nhân-kết quả là rất khó khăn, việc lẫn lộn giữa các tiền đề và các song đề là rất bình thường.

Để viết được nhũng loại sách này chính xác và phản ánh khách quan thì phải nắm rất vững "phương pháp luận". Nhưng mà những người tập trung nghiên cứu các " phương pháp luận " thì ngôn ngữ rất nhàm chán nên không phù hợp với phần đông sách phổ thông.
Bác Mỗ @Zarathustra ver 2 đã thẩm qua cuốn Đi tìm lẽ sống (Man's Search for meaning - V.E. Frankl) chưa nhỉ? Xin hãy giải thích thêm cho em về nửa sau cuốn sách (Phần tóm gọn về liệu pháp ý nghĩa "logotherapy").

Nửa đầu thì như kiểu tự truyện đọc cũng dễ hiểu rồi, nhưng nửa sau nó nghiêng về khoa học tâm lý/tâm thần học... (có so sánh sơ về liệu pháp ý nghĩa với phân tâm học...) nên kiến thức rộng và chuyên sâu quá em chưa thẩm nổi.
Mỗ vừa lướt qua thử thì anh trên mỗ nghĩ là đã nói đúng và đủ rồi, những loại sách này mỗ thường không đọc, đặc biệt là sách của NXB First News
Có bác nào đã đọc qua cuốn “Thiên Nga đen” chưa, theo các bác giá trị nội dung mà tác giả đem đến có được như nhiều review trên mạng ở nước ngoài nhắc đến không?
Nhiều lúc mua sách về đọc không hợp lắm, để yên đấy, 3-4 năm sau đọc lại vào hơn. Khó hiểu thật.

via theNEXTvoz for iPhone
Lục lại post cũ trong thread, mỗ đã nói sơ nguyên cả bộ sách của Taleb.
 
Review cuốn sách #6 đã đọc trong năm: Ông già và biển cả
1637549932103.png

Cuốn này chắc nổi tiếng quá rồi, không cần nói nhiều. Đây cũng là cuốn nobel văn học đầu tiên tôi đọc. Nó ngắn và dễ đọc, tôi hiểu được đại ý tác giả nói, song chưa đủ trình độ để cảm nhận hết được cái gọi là nguyên lý tảng băng trôi hay điều gì khiến nó đạt giải nobel. Chính vì vậy tôi cũng không biết phải review gì hơn.:beat_plaster:
Sách được dịch tốt, không có lỗi in ấn, có điều trang giấy hơi bé, phải banh rộng sách hết mức khi đọc.
 
🕮 Ông già và biển cả (*) ― Ernest Hemingway ― LÊ HUY BẮC dịch​
Chắc hẳn nhiều người đọc đã từng biết Ernest Hemingway khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea).
Ernest Hemingway luôn nỗ lực để có được áng văn xuôi giản dị, chân thật về con người. Ông đề xướng nguyên lý Tảng băng trôi (iceberg theory) để tối giản hành văn. Ông sáng tác Ông già và biển cả để chinh phục đỉnh cao văn chương của nhân loại. Sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm được tập trung chủ yếu ở chỗ: sự nhẫn nại, bền chí và ý thức vươn lên hoàn cảnh của nhân vật. Từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như mũi lao bị gãy, cái chày bị ngoạm đi, bàn tay bị chuột rút... đến việc ông lão cố nuốt miếng cá tanh ngòm, chắt chiu từng ngụm nước, để dành sức khỏe chinh phục con cá và chiến đấu với bầy cá mập... ta thấy Santiago hiện lên như một lão dũng sĩ kiên cường. Và dẫu cho đã ý thức được sự bi đát về thân phận, về sự mong manh của cái đẹp nói chung thì không vì thế mà ông lão chịu buông xuôi, lão vẫn cứ vươn lên bằng phương châm sống "có mà ngốc mà thôi hi vọng”.​
song ngữ 🇺🇲🇻🇳
 
quên mịa nó cuốn này đi fen, đây là cuốn tôi ước gì mình chưa từng đọc mặc dù tôi rất khoái 2 cuốn khác là Gĩa từ vũ khí và Chuông nghuyện hồn ai của Hemingway nhưng cuốn này thực sự ỉa chảy :oh::oh:
 
🕮 Ông già và biển cả (*) ― Ernest Hemingway ― LÊ HUY BẮC dịch​


Chắc hẳn nhiều người đọc đã từng biết Ernest Hemingway khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea).
Ernest Hemingway luôn nỗ lực để có được áng văn xuôi giản dị, chân thật về con người. Ông đề xướng nguyên lý Tảng băng trôi (iceberg theory) để tối giản hành văn. Ông sáng tác Ông già và biển cả để chinh phục đỉnh cao văn chương của nhân loại. Sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm được tập trung chủ yếu ở chỗ: sự nhẫn nại, bền chí và ý thức vươn lên hoàn cảnh của nhân vật. Từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất như mũi lao bị gãy, cái chày bị ngoạm đi, bàn tay bị chuột rút... đến việc ông lão cố nuốt miếng cá tanh ngòm, chắt chiu từng ngụm nước, để dành sức khỏe chinh phục con cá và chiến đấu với bầy cá mập... ta thấy Santiago hiện lên như một lão dũng sĩ kiên cường. Và dẫu cho đã ý thức được sự bi đát về thân phận, về sự mong manh của cái đẹp nói chung thì không vì thế mà ông lão chịu buông xuôi, lão vẫn cứ vươn lên bằng phương châm sống "có mà ngốc mà thôi hi vọng”.
Theo quan điểm của t: một tác phẩm đơn giản hết mức có thể, các anh đi học xong rồi nhiễm cái thói phân tích tác phẩm + phát biểu cảm nghĩ nên cứ trôi với nổi.

Chỉ cần thấy những gì các anh đọc.
 
Theo quan điểm của t: một tác phẩm đơn giản hết mức có thể, các anh đi học xong rồi nhiễm cái thói phân tích tác phẩm + phát biểu cảm nghĩ nên cứ trôi với nổi.

Chỉ cần thấy những gì các anh đọc.
vấn đề ở đây tác phẩm này nó đạt giải nobel.
T ko nghĩ 1 tác phẩm đơn giản có thể ăn dc giải này
 
Back
Top