Cung cấp kiến thức răng miệng - BS abcxyz

abcxyzmmrtz

Member
Edit T12/2023: lâu rồi mới vào lại voz, tuy nhiên vì lí do gì đó, mình ko thể comment vào topic này được (voz báo mình ko có quyền trả lời topic này?), nên mình ghi chú trên này. Mình thấy nhiều bạn đặt câu hỏi, mình xin lỗi vì ko trả lời tiếp được nhé. Tuy vậy mình thấy hầu hết câu hỏi đều rơi vào mục #1 mình đã chia sẻ trên này. Các bạn có thể tham khảo là có khá nhiều kiến thức rồi. Những vấn đề xung quanh hoặc sâu hơn các b hãy gặp bs chuyên khoa RHM sẽ tốt hơn là tv online.
- Gần đây mình gặp khá nhiều anh chị lớn tuổi chấp nhận phương án trồng răng có hỗ trợ của niềng răng, hoặc chỉ niềng răng chứ ko còn đòi làm sứ như trước, đây là tín hiẹu đáng mừng. Hi vọng dân trí ngày càng cao sẽ chấm dứt được đại nạn nha tặc :)
1. Hiện nay trong tình trạng nhập nhèm của nha khoa VN, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số cách chăm sóc răng miệng và kiến thức nha khoa để tự bảo vệ bản thân trước nạn nha tặc.
Nha tặc đang hoành hành ở Việt Nam rất dữ dội. 100 phòng phải 95 phòng là của nha tặc.
Mọi người trước khi được điều trị hãy yêu cầu tên tuổi, bằng cấp bác sĩ. Thông tin Chứng chỉ hành nghề bác sĩ tra cứu tại đây:
Ở HCM: http://thongtin.medinet.org.vn/Chứng-chỉ-hành-nghề
Ở trên toàn quốc: (tra cứu được cả cơ sở khám chữa bệnh có phải chui hay ko)
HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỐC GIA VỀ ĐĂNG KÝ, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (http://qlhanhnghekcb.gov.vn/#/tracuu/2)
lợi nhuận khổng lồ, nha tặc sẵn sàng tàn phá bộ răng khoẻ mạnh của bạn.
Đừng để bản thân mình là daituongquan thứ hai. Hãy cảnh giác
2. Thông tin này chia sẻ phi lợi nhuận, tôi không nhận bệnh nhân tại đây. 100% vì sức khỏe mọi người
3. Vui lòng không inbox để tư vấn, do không có nhiều thời gian, tôi xin phép chỉ tư vấn công khai để các bạn khác có tình trạng tương tự có thể tham khảo nữa.
4. Mọi tư vấn của tôi chỉ nên được xem như là second opinion, có thể đúng, hoặc sai so với thực tế của bạn. bạn PHẢI đến nha khoa uy tín, do BS RHM thực hiện để được thăm khám và tư vấn.
Mọi tư vấn thực hiện tại đây đều dựa trên tình trạng mô tả của các bạn, có thể không hoàn toàn chính xác với tình hình thực tế do hạn chế về giao tiếp cũng như thông tin giữa BS và các bạn, tôi chỉ đưa ra một số phương pháp giải quyết cũng như sơ bộ chi phí cho các bạn có thêm thông tin. Để có tư vấn đầy đủ hơn, bác sĩ cần nhiều thông tin như khám trực tiếp, chụp phim... để đưa ra câu trả lời thỏa đánh cho bạn. Tôi khuyến khích quý bạn đi khám càng sớm càng tốt khi có vấn đề. BS có trong tay phim + khám trực tiếp cho bạn sẽ đưa ra ý kiến đầy đủ và chính xác nhất về tiên lượng, chi phí cũng như thời gian thực hiện điều trị cho bạn.

Nhiều trường hợp, mặc dù rất rất muốn nói hết suy nghĩ của mình, nhưng chỉ trong nội dung 1 comment tôi sẽ không thể thể hiện hết suy nghĩ của 1 BS RHM, vốn được đào tạo và hành nghề nhiều năm vào câu trả lời. Do vậy nếu các bạn thấy câu trả lời chưa rõ ràng mong quý bạn thông cảm, nếu tôi nhận thấy không thể trả lời cụ thể được tôi sẽ mời các bạn tìm gặp BS trực tiếp để được khám kĩ hơn
Bằng BSRHM DHYD HCM
https://2.pik.vn/202131dfb21e-4978-4e2b-8a6d-dad56a905318.jpg
CCHN RHM
20214cacdc1d-49c0-4955-a952-1ce7dd719476.jpg
[!!!!!]CẢNH BÁO ĐẠI NẠN NHA TẶC
Phần 1: Kiến thức nha khoa cần biết
1.Phần này gây tranh cãi nên tôi sửa lại 1 chút:

ADA (Mỹ) đề nghị: ngày nên chải 2 lần, mỗi lần 2 phút với bàn chải mềm.

Tôi đề nghị: Chải răng ngay lập tức sau khi ăn (1 ngày ăn bao nhiêu lần thì chải bấy nhiêu lần). Tuy nhiên không nên chải nhiều lần quá vì có thể gây tụt nướu, do đó bạn nên ăn số lần ít thôi.
Chải phải có kem đánh răng. Khuyến khích dùng kem đánh răng của Colgate hoặc PS. Mỗi lần chải từ 1-2 phút, khuyến khích chải đủ 2 phút. Chải xong dùng chỉ nha khoa nữa là răng sạch bóng, ko bao giờ bị sâu răng, mục răng.

2.Dùng thêm chỉ nha khoa, hoặc tăm nước với các bạn có răng implant/cầu răng/đang chỉnh nha

3.Chọn loại bàn chải mềm (bao bì ghi chữ siêu mềm), chọn loại của Colgate hoặc PS. Thao tác chải nhẹ nhàng, xoay tròn, tránh chà ngang. Ở mặt nhai có thể chà ngang nhé.

4.Hạn chế ăn lặt vặt vì sẽ lười chải răng lại => sâu răng. Muốn ăn lặt vặt thì nhớ chải lại nhé

5.Nước súc miệng, nước muối là phụ. Bọn này tác dụng rửa trôi là chính, có hay ko ko quan trọng.

Việc lạm dụng (sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn hàng ngày) gây vi khuẩn lờn thuốc, kháng kháng sinh và nhiễm nấm vùng miệng.

6.Bàn chải điện có hay ko ko quan trọng, thường tôi chỉ cho BỆNH NHÂN người già, tay kém linh hoạt xài bàn chải điện, còn ae trẻ khỏe thì xài bàn chải thường là ok

Răng sứ cũng cần được chăm sóc như vậy nhé. Nếu không sẽ hư gốc răng và hậu quả là phải nhổ bỏ răng sứ

Chỉ cần như vậy là các bạn sẽ có hàm răng trắng khoẻ mãi mãi
  • Lấy cao là thủ thuật rẻ và an toàn, bảo vệ răng bạn
  • Lấy cao rất quan trọng, là bước bảo vệ thứ 2 cho răng bạn luôn khỏe đẹp, bản thân tôi là nha sĩ cũng có cao răng, tôi vẫn hay nhờ các em đồng nghiệp lấy giùm. Ai cũng có vì đây là hiện tượng tự nhiên, đừng nghĩ mình ko có. Ai đã lấy cao thì hãy lấy cao định kì tiếp, ai chưa lấy thì hãy lấy đi nha
  • Lấy cao có đau ko? Sẽ đau nếu bạn lâu năm chưa lấy cao, hoặc chưa lấy cao bao giờ, do vôi răng dính chặt với nướu, khi lấy sẽ cọ vào nướu gây đau và chảy máu
  • Tuy nhiên nếu bạn lấy thường xuyên, thì nó gần như không đau, không chảy máu. Vì nướu không bị viêm nhiều
  • Khi để lâu quá ko lấy cao răng thì sẽ bị viêm nha chu (>3 năm)
  • Viêm nha chu là khi cao răng đóng quá nhiều, làm hư xương chân răng. Răng bạn sẽ chảy máu khi chải răng, nướu sưng và lung lay
  • Nếu cứ tiếp tục ko đi lấy vôi, hậu quả cuối cùng là mất răng do tiêu xương
  • Tình trạng tiêu xương KO THỂ PHỤC HỒI, chỉ có thể làm ngưng lại, vì vậy, lấy cao định kì rất rất quan trọng
Khi chải răng ko đúng cách thì răng sẽ bị sâu, vỡ. Tình trạng này có thể biểu hiện là chấm đen trên răng, hoặc sâu lớn thành lỗ

Cần đến nha sĩ để trám sớm, nếu trám sớm thì chi phí rẻ và răng bạn được bền chắc hơn, đừng để nó vỡ lớn nhé
Khi để răng sâu quá lớn, nó sẽ ăn tới tủy.

Bạn sẽ bị đau buốt rất dữ dội, cần lấy tủy và thường là sẽ bọc sứ lại cái răng lấy tủy để giữ nó bền hơn

Răng đã được lấy tủy tốt và bọc sứ vẫn sẽ hoạt động bình thường trong miệng bạn, yên tâm nhé
Những trường hợp này chúng ta ko thể giữ răng thật lại được, giải pháp là nhổ và làm cầu răng hoặc implant.

Implant/cầu răng là pp thay thế khi răng thật ko thể giữ lại được (do bạn vệ sinh ko tốt- chia buồn)

Implant hiểu nôm na là cấy 1 trụ Titanium vào xương bạn, đợi nó lành và làm răng sứ lên trên thay thế răng mất.

Tuy nhiên implant ko phải là phương pháp hoàn hảo thay thế răng bạn. Implant ko có hàng rào bảo vệ tự nhiên như răng thật nên dễ bị tổn thương hơn răng thật

Ví dụ: răng tự nhiên bạn ko chải răng, ko vệ sinh thì cũng 5-10 năm nó mới hư hỏng hoàn toàn => phải nhổ bỏ

Implant bạn ko vệ sinh thì mấy tháng là viêm nặng => phải nhổ bỏ

Răng thật vẫn tốt nhất
VII. Khi nào làm răng sứ?[/U]
Răng sứ bản chất không xấu, tuy nhiên dưới bàn tay nha tặc nó sẽ phá hủy các răng thật của bạn, do đó cần hiểu khi nào thì mới cần làm răng sứ
Răng sứ chỉ có chỉ định khi:
1.Răng sâu vỡ lớn còn tủy hoặc sâu tới tủy: để bảo vệ mô răng thật còn lại, ta sẽ bọc sứ các răng này (sau khi được điều trị thích hợp)
2.Răng mất: để phục hồi răng mất sẽ có chỉ định làm cầu răng
[!!!!!] CẢNH BÁO: KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH LÀM SỨ THẨM MĨ NGUYÊN HÀM
ĐÂY LÀ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO BỆNH NHÂN NHẸ DẠ CẢ TIN
Răng xấu thì ta niềng => đều đẹp
Niềng xong còn xấu => Làm sứ veneer (mài ít và không gây tổn thương tủy răng) hoặc tẩy trắng thôi cũng là đẹp rồi
Răng mất thì làm implant hoặc cầu răng
Lưu ý: răng sứ ko có tác dụng bảo vệ răng bạn khỏi sâu răng. Răng sứ chỉ phục hồi lại những gì đã mất để bạn có răng mà ăn. Còn nếu ko vệ sinh kĩ như tôi trình bày thì vẫn sẽ bị sâu tiếp bên dưới răng sứ => mục nát thân răng và phải nhổ bỏ cái thân răng còn lại luôn.
Tạm thời thế, các bạn có câu hỏi thì cứ đăng lên đây, khi nào tôi rảnh sẽ giải đáp, thắc mắc nào nhiều người hỏi tôi sẽ update lên #1.
Cảm ơn các bạn
Phần 2: Những câu hỏi thường gặp (Update liên tục)
Ở SG thì có 1 số cơ sở như sau:

1.BV RHM TW, BV RHM thành phố: 2 cơ sở ngon , nhược điểm phí hơi cao và chờ hơi lâu.

2. Cơ sở của trường đại học, ở đây là Đại học Y dược.

Ở ĐHYD có 2 phòng khám

Phòng khám khu 1: địa chỉ 652 Nguyễn Trãi, ở đây thầy cô sẽ khám, ra chỉ định, người thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ là các bạn SV năm 5, năm 6 (sắp thành BS). 1 số ca khó thầy cô sẽ trực tiếp làm, các bạn SV chỉ phụ. Yên tâm là chất lượng đảm bảo, các em SV cũng nhiệt tình với BN

Khu này chi phí thấp, nhược điểm là BN có thể đi nhiều lần hẹn hơn 1 chút so với khu 4

Phòng khám khu 4: địa chỉ số 2 Phù Đổng Thiên Vương, vào cổng quẹo tay trái là thấy. PK này là PK dịch vụ của các BS , có cả 1 số thầy cô làm ở đây.

Khu này chi phí cao (tất nhiên), nhược điểm là chờ khá lâu do rất đông bệnh nhân

2 khu này năm trong cùng 1 khuôn viên, thông với nhau luôn

Chắc người SG gốc mới biết khu 1 khu 4 này thôi, hồi tôi đi học toàn mấy ông cụ bà cụ sang cho làm hihi
Làm trắng răng là nhu cầu tự nhiên và chính đáng

Tôi khuyến khích các bạn ra nha khoa để được tư vấn pp làm trắng thích hợp, tẩy tại phòng hoặc tẩy tại nhà. PP này tẩy từ bên trong nên ko gây hại cho răng bạn, tuy nhiên hơi ê tí

Ưu điểm tẩy tại nhà là trắng nhiều hơn, trắng đều màu hơn, ít ê so với tẩy tại phòng, nhược điểm là lâu hơn (1 quy trình tẩy khoảng 3-4 ngày).

Tẩy tại phòng trắng nhanh hơn , nhưng KHÔNG NHIỀU HƠN. Và ê - rất ê luôn nhé

Việc tẩy trắng nên đc kiểm soát bởi nha sĩ. Bản thân thuốc tẩy là 1 chất oxy hoá cực mạnh, nếu để lan đến nướu sẽ bị phỏng nướu. Do vậy, khi tẩy tại phòng. Bs sẽ kiểm soát trực tiếp thuốc tẩy, chỉ cho nó tiếp xúc trên răng. Còn tẩy tại nhà, thì BS sẽ lấy dấu răng=> đúc thành mẫu=> chế tạo 1 cái khay đặc biệt khớp với răng bạn, để thuốc nằm trên răng ko chạy lung tung.

Các loại bột tẩy trắng, kem đánh răng, miếng dán tẩy trắng đa số là tẩy từ bên ngoài, gây mòn răng hoặc dán một lớp sơn tạm thời lên răng nên không hiệu quả. Tôi không khuyến khích
3.Các câu hỏi thường gặp về nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng, mọc hết ra khoang miệng, và bạn có thể vệ sinh tốt (chải + dùng chỉ nha khoa) thì ko cần nhổ

Nếu răng khôn mọc ngang, mọc lệch, thì nên nhổ, để lâu sẽ gây hư luôn răng 7 do nhét đồ ăn giữa 2 răng

Nếu vozer thấy mồm thúi do nhét đồ ăn chỗ R khôn thì đi nhổ liền đi nha, BS sẽ chụp phim và tư vấn nhổ cho bạn
Hiện nay có quan niệm nhổ răng ảnh hưởng sức khỏe , thần kinh. Quan niệm này chưa chính xác, thế nào mới đúng?

Khi nhổ R khôn hàm dưới sẽ có 1 ít trường hợp là chân răng khôn gần thần kinh, mọc quặp vào thần kinh. Lúc này khi nhổ R khôn có thể có biến chứng chạm vào thần kinh gây tổn thương thần kinh xương hàm dưới.

Khi thần kinh này tổn thương, bạn sẽ cảm thấy tê tê/mất cảm giác vùng môi dưới hàm trên. Chỉ có vậy thôi, chứ ko phải nhổ xong mất trí nhớ/ khùng điên gì đâu. Cảm giác này có thể mất sau 6 tháng hoặc tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy những trường hợp này nên vào các BV RHM , họ chuyên làm cái này, có nhiều kinh nghiệm sẽ đỡ nguy cơ tổn thương thần kinh hơn .

Nhiều bạn hỏi tôi nhổ R hàm trên nguy hiểm hơn hàm dưới chứ, nó gần não hơn mà. Trả lời: Nhổ R khôn hàm trên hầu như ko có nguy cơ chạm thần kinh gì hết, đó là do cấu tạo chỗ này ít thần kinh lớn đi qua .

Bản thân tôi đã nhổ 4 răng khôn, hoàn toàn ko ảnh hưởng sức khỏe, khả năng ăn uống gì hết nhé các bạn. Nhổ càng sớm càng dễ làm và ít biến chứng , thườngbạnnên kiểm tra răng khôn sau khi bạnđược 18 tuổi.Chứđừng chờ nó mọc rồi mới nhổ nhé,đôi khi nó nằm ngang thì nó chẳng mọc lên đâu, hơi lú lú thôi, tuy nhiên vẫn phải nhổ nếu nó bị lệch.

Tóm lại, biến chứng nặng nhất (tuy nhiên lại rất rất hiếm gặp) của nhổ răng khôn hàm dưới là tê môi dưới cùng bên, khi chụp phim mà phát hiện có nguy cơ này, BS của bạn có thể yêu cầu bạn vào BVRHM để được các BS chuyên làm phẫu thuật thực hiện. Răng khôn khi bị lệch nên đi nhổ sớm trước khi nó kịp làm hư răng 7.
1. Các răng luôn có xu hướng xô ra trước, điều đó nghĩa là nếu bạn mất R6 thì R7 mới xô ra trước, còn mất R8 thì R7 KHÔNG BAO GIỜ CHẠY NGƯỢC VÀO TRONG. Bạn yên tâm nhé.

2. Nhổ xong có cái lõm thì sao? Nhổ xong sẽ lõm chứ, nhưng lõm 1 tháng thôi là nướu nó mọc che lại => hết lõm.

Khi mới nhổ xong bạn cần vệ sinh sạch, theo hướng dẫn của BS.

Sau khi nhổ xong 7 ngày, lúc này nướu đã lành phần lớn, bạn đã được cắt chỉ nhưng còn 1 cái lỗ. Cái lỗ này sẽ đầy từ từ. Đôi khi bạn sẽ bị rơi đồ ăn vào đó gây thúi miệng, ko sao cả, bạn súc miệng mạnh cho nó bung đồ ăn ra là được.
4. Các câu hỏi thường gặp khi đi niềng răng/chỉnh nha:

Hiện nay kinh tế cao, các bạn có điều kiện chăm sóc răng cho con cháu tốt hơn

Hãy cho trẻ đi kiểm tra răng từ khi nhỏ. BS chuyên niềng có thể phát hiện vấn đề và đưa ra điều trị từ rất sớm (từ lúc thay răng cửa (6 tuổi))

Nếu bạn thấy con mình có răng lệch lạc, hô móm hãy cho cháu đi khám sớm (trước 10 tuổi với bé gái và 12 tuổi với bé trai sẽ có hiệu quả chỉnh nha tốt hơn nhiều

Với chỉnh nha người lớn, 1 số vấn đề sẽ giải quyết tốt hơn khi được điều trị sớm

Tóm lại, niềng răng tốt nhất là khi niêng được sớm nhất

Hiện nay việc tư vấn khám là miễn phí hoặc chỉ thu 1 ít phí chụp phim nên hãy mạnh dạn đi khám nhé . Nha sĩ cũng cho trả góp rất nhiều, nên mỗi tháng bạn đóng 1 ít tiền thôi.

Mẹo: Khi đi khám chỉnh nha, nếu muốn khám nhiều phòng hãy xin phim ở phòng đầu tiên, mất chút phí cũng được, bạn sẽ được khám nhanh hơn và không phải chụp phim lại các phim đã chụp, đỡ bị nhiễm xạ. BS biết bạn đã tư vấn chỗ khác cũng sẽ cố gắng tư vấn cho bạn đầy đủ và tỉ mỉ hơn
Đầu tiên là phải tìm cơ sở uy tín, do BS RHM có chứng chỉ chỉnh nha, nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.
Bởi vì chỉnh nha nếu xui gặp nha tặc hoặc BS ít làm chỉnh nha sẽ dễ bị chỉnh sai => hư hết răng. Cần cân nhắc kĩ, tốt nhất nên hỏi CC chỉnh nha của BS và các ca tương tự với tình trạng bản thân mà mình đã làm nhé.
 
Last edited:
Con gái em 7 tuổi, thay 2 răng cửa. Răng 1 mọc bình thường, răng 2 mọc lệch. -`
Giờ làm thế nào vậy bác sĩ.
Nếu răng cháu mọc lệch trong, cắn ngược so với hàm dưới thì có thể đi khám ngay bây giờ để làm cái mặt phẳng nghiêng đẩy cái răng 2 đó đi ra ngoài.
Nếu ko cắn ngược mà chỉ thưa kẽ thì đợi mọc răng nanh rồi hãy đi khám nhé
 
Nếu răng cháu mọc lệch trong, cắn ngược so với hàm dưới thì có thể đi khám ngay bây giờ để làm cái mặt phẳng nghiêng đẩy cái răng 2 đó đi ra ngoài.
Nếu ko cắn ngược mà chỉ thưa kẽ thì đợi mọc răng nanh rồi hãy đi khám nhé
À là răng cửa dưới nhé. Hình như lệch vô trong. Mai em chụp ảnh
 
em nhổ răng hàm số 5 ,5 năm trước ,giờ răng số 6 của em bị nghiêng thì ,thì khắc phục thế nào hả thím
 
em nhổ răng hàm số 5 ,5 năm trước ,giờ răng số 6 của em bị nghiêng thì ,thì khắc phục thế nào hả thím
có nên sử dụng tăm nước không nha sĩ, nó có tốt hơn chỉ nha khoa?:shame:
1. Nghiêng thì em đi chỉnh nha lại để dựng trục + cắm implant vào cái răng đã nhổ
Nếu khoảng trống giữa 6 và 4 còn quá ít thì có thể chỉnh nha kéo khít lại cũng được. Nói chunng là tùy tình trạng cụ thể, em phải đi tư vấn BS mới báo chính xác được.
2. Theo tôi thì răng bình thường ko cần tăm nước, chỉ là được rồi. Tăm nước mấy bạn chỉnh nha hoặc có cầu răng, implant thì cần hơn
 
bác cho em hỏi em mới đi trồng lại 2 cái răng hàm, được 3 tuần rồi mà nhai thức ăn đau lợi, nhức lợi kinh, ra khám họ chỉ mài đi ít để không lệch điểm nhai gì gì đó nhưng rồi vẫn đau lợi k được nuột như trước. Cái này là do lợi hay do răng tặc làm k ổn thế bác
 
bác cho em hỏi em mới đi trồng lại 2 cái răng hàm, được 3 tuần rồi mà nhai thức ăn đau lợi, nhức lợi kinh, ra khám họ chỉ mài đi ít để không lệch điểm nhai gì gì đó nhưng rồi vẫn đau lợi k được nuột như trước. Cái này là do lợi hay do răng tặc làm k ổn thế bác
Cái này do nhiều nguyên do, nếu họ đã chỉnh mà ko hết bạn nên khám ở 1 bên thứ 3 (tốt nhất là vào bệnh viện)
 
Mình có 2 răng số 4 hàm dưới bị mòn cổ chân răng, gần đây có hiện tượng bị ghê răng liên tục nên đi nha khoa bs nói đã mòn tới tuỷ nên chỉ có cách lấy tuỷ và trám lại. Vậy ngoài cách lấy tuỷ còn phương pháp nào cứu vãn răng của mình không :sweat: bd bọc răng sứ hay gì đó :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nha sĩ cho hỏi mấy ngày gần đây hàm trên của mình khi để bình thường thì không sao nhưng khi mở miệng hơi to là thấy đau, mình dùng lưỡi khều khều thì thấy lợi hàm trên bị sưng. Do mọc răng khôn hay triệu chứng gì vậy ạ, liệu có phải ung thư không =((=((

Gửi bằng vozFApp
 
Nha sĩ cho hỏi mấy ngày gần đây hàm trên của mình khi để bình thường thì không sao nhưng khi mở miệng hơi to là thấy đau, mình dùng lưỡi khều khều thì thấy lợi hàm trên bị sưng. Do mọc răng khôn hay triệu chứng gì vậy ạ, liệu có phải ung thư không =((=((

Gửi bằng vozFApp
Mình có 2 răng số 4 hàm dưới bị mòn cổ chân răng, gần đây có hiện tượng bị ghê răng liên tục nên đi nha khoa bs nói đã mòn tới tuỷ nên chỉ có cách lấy tuỷ và trám lại. Vậy ngoài cách lấy tuỷ còn phương pháp nào cứu vãn răng của mình không :sweat: bd bọc răng sứ hay gì đó :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
1. Đi khám đi bạn, có thể do răng khôn chứ chả có ung thư gì đâu
2. Nếu đã mòn tới tủy thì phải lấy tủy thôi. Sau khi lấy tủy thì với vị tríđó có thể trám/bọc sứ.
Nếu bạn chưa tin tưởng là đã bị mòn tới tủy có thể đi khám thêm ở BV để kết luận là đã tới tủy chưa nhé.
 
Em có cái răng số 5 mọc ngầm trên hàm trên đã mổ nhổ ra ở viện hơn 1 năm trc
Nhưng xương mãi ko đầy hẳn
Bác cho e hỏi có cần phải ghép xương ko

Gửi từ Xiaomi M2012K11AG bằng vozFApp
 
Back
Top