• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

Vấn nạn người Việt "mù" Tiếng Việt

umeshu

Senior Member
Mở thớt lưu lại mấy từ hay ho, lạ lạ mà ít người biết hoặc dùng chưa đúng.
Mời mấy thím đóng góp thêm cho xôm, từ địa phương cũng được nha mấy thím.

Mở hàng

Vấn nạn nghĩa là gì?
Trước giờ, trên báo chí và truyền thông nói chung, ta thường thấy từ Vấn nạn được sử dụng như một danh từ(vấn nạn ma túy, vấn nạn tham nhũng, vấn nạn xã hội...). Nhưng thực chất cách hiểu và sử dụng như vậy là hoàn toàn sai. Đúng ra, Vấn nạn phải được dùng với tư cách là động từ với nghĩa là hỏi vặn, hỏi khó.
Từ này là một từ Hán(问 难) gồm hai chữ vấn và nạn. Đưa từ này vào bất kì từ điển Hán - Việt nào cũng sẽ được nghĩa là chất vấn, hỏi khó chứ tuyệt nhiên không có nghĩa như chúng ta vẫn thường thấy và dùng hiện nay. Chữ vấn(问) có nghĩa là hỏi. Không đâu xa lạ, ngay trong y học cổ truyền có nói về các bước khám bệnh cơ bản là Vọng, Văn, Vấn, Thiết, trong đó Vấn chính là bước hỏi để biết về tình trạng bệnh. Còn chữ nạn(难) hay có chỗ đọc là nan, có nghĩa là khó khăn(nan đề 难题, nan giải...). Ghép nghĩa của hai chữ, ta được nghĩa chính xác của từ Vấn nạn là hỏi khó.
Trong tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ bị sử dụng sai giống từ Vấn nạn này. Bởi tiếng Việt có 60 đến 80% là gốc Hán, nhưng nay Hán văn đã bị mai một quá nhiều, người biết và thành thạo Hán văn rất hiếm, cho nên mới có hiện tượng dùng sai như trên. Vì vậy, nếu muốn sử dụng tiếng Việt cho đúng thì việc tìm hiểu và học Hán văn, Hán tự là điều nên làm!
Nguồn
 
thank thím...
hkNtitg.png
 
Từ Hán Việt không phải là từ Hán do vậy vấn nạn được hiểu là vấn nạn như cách mà người Việt đang hiểu thậm chí còn có những từ Hán Việt mà không có từ Hán tương ứng. Nếu bạn hiểu vấn nạn là hỏi khó theo nghĩa tiếng Hán mà không hiểu theo nghĩa của tiếng Việt thì chính xác bạn là minh chứng rõ rệt cho vấn nạn người Việt không hiểu tiếng Việt.
 
Trong khoa học hiện đại, thuật ngữ "lí thuyết" dùng để chỉ các lí thuyết khoa học, một kiểu gồm những lời giải thích về tự nhiên đã được khẳng định, được thực hiện theo cách phù hợp với phương pháp khoa học và đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu của khoa học hiện đại. Lí thuyết trên được mô tả theo cách mà các xét nghiệm khoa học sẽ có thể cung cấp kinh nghiệm hỗ trợ cho, hoặc mâu thuẫn với nó. Các lí thuyết khoa học là dạng tri thức khoa học đáng tin cậy, nghiêm ngặt và toàn diện nhất,[1] trái ngược với cách sử dụng phổ biến hơn của từ "lí thuyết" ngụ ý rằng một cái gì đó không được chứng minh hoặc suy đoán (theo thuật ngữ chính thức thì đó là giả thuyết).[2] Các lí thuyết khoa học được phân biệt với các giả thuyết, đó là những phỏng đoán có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm và từ các định luật khoa học, là những ghi chép mô tả về cách thức vận hành của tự nhiên trong những điều kiện nhất định.

Từ lí thuyết hay "theo lí thuyết" ít nhiều thường được mọi người sử dụng một cách sai lầm để giải thích một cái gì đó mà cá nhân họ không trải nghiệm hoặc thử nghiệm trước đó.[5] Trong những trường hợp đó, về mặt ngữ nghĩa, nó đang được thay thế cho một khái niệm khác, một giả thuyết. Thay vì sử dụng từ theo giả thuyết, nó được thay thế bằng một cụm từ: "trên lí thuyết". Trong một số trường hợp, độ tin cậy của lí thuyết có thể bị tranh cãi bằng cách gọi nó là "chỉ là một lí thuyết" (ngụ ý rằng ý tưởng này thậm chí chưa được kiểm chứng). Do đó, từ "lí thuyết" đó thường rất trái ngược với " thực hành ".
Nguồn
 
https://ocuaso.com/tho-viet-nam/chu...thanh-tuc-tuc-hay-nhat-cua-ho-xuan-huong.html

đi đâu xa, vào đây lướt sơ sơ , thấy từ nào khó hiểu lưu lại, khi chửi nhau thì quăng vào mặt đối phương.

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng hang một lúc đã đầy phè.
 
Từ Hán Việt không phải là từ Hán do vậy vấn nạn được hiểu là vấn nạn như cách mà người Việt đang hiểu thậm chí còn có những từ Hán Việt mà không có từ Hán tương ứng. Nếu bạn hiểu vấn nạn là hỏi khó theo nghĩa tiếng Hán mà không hiểu theo nghĩa của tiếng Việt thì chính xác bạn là minh chứng rõ rệt cho vấn nạn người Việt không hiểu tiếng Việt.
tất nhiên thông thường mình đọc vẫn hiểu nó theo nghĩa "vấn đề khó giải quyết", nhưng nó không phải nghĩa gốc của nó, ở đây đơn giản mình chỉ nêu ra điều đó thôi.
http://chimviet.free.fr/ngonngu/ngu...nChuVaNghia/VanNanNghiaLaGi-TranNgocGiang.pdf
 
https://ocuaso.com/tho-viet-nam/chu...thanh-tuc-tuc-hay-nhat-cua-ho-xuan-huong.html

đi đâu xa, vào đây lướt sơ sơ , thấy từ nào khó hiểu lưu lại, khi chửi nhau thì quăng vào mặt đối phương.

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng hang một lúc đã đầy phè.

1655198646551.png



giờ mới phát hiện ra cái tính năng ISPOILER làm mờ này :waaaht:
 
Theo tôi, cái này chắc phải dạy lại cho nhiều nhà báo. Viết sách thông thường. Mặc dù ưa hay không thì từ Hán Việt vẫn nên diễn giải từ nghĩa gốc ban đầu. Có nguồn gốc, cơ sở để sử dụng và phản biện.
 
Tiếng nhật có từ daijoubu, nghĩa là không sao đâu, hán tự 大丈夫 đại trượng phu. Nghĩa của từ này trong tiếng trung và tiếng việt chả liên quan gì đến ko sao hay có sao gì đó như tiếng nhật. Vậy nên người việt có dùng 1 từ hán theo 1 nghĩa khác cũng là bình thường thôi

Sent from HUAWEI NOVA 5T using vozFApp
 
tất nhiên thông thường mình đọc vẫn hiểu nó theo nghĩa "vấn đề khó giải quyết", nhưng nó không phải nghĩa gốc của nó, ở đây đơn giản mình chỉ nêu ra điều đó thôi.
http://chimviet.free.fr/ngonngu/ngu...nChuVaNghia/VanNanNghiaLaGi-TranNgocGiang.pdf
Bạn đang cố ép người Việt Nam phải hiểu từ Hán Việt theo nghĩa tiếng Hán được người Hán sử dụng mà không theo nghĩa của từ Hán Việt họ sử dụng là rất vô lý. Chưa nói tiếng Việt với tiếng Hán cách xa một trời một vực mà ngay tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ là một ngôn ngữ nhiều từ đã được hiểu theo nghĩa rất khác nhau và bạn không thể ép ai phải hiểu theo cách hiểu của ai cả vì đó là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ.
 
Back
Top