[TẢN MẠN] Tài chính thời bão giá

lossecontrol

Đã tốn tiền
Update 10/02/2023:
Cảm ơn sự quan tâm của các Anh/Chị
Đợt này tôi bận quá, lại đang có ý tưởng xây dựng 1 trang riêng chia sẻ hết các kiến thức kinh tế mà tôi biết cho các Anh/Chị dễ theo dõi nên không thể lên đây thường xuyên được.
Dự kiến trong Qúy 1/2023 tôi sẽ up dần các tài liệu/video chia sẻ kiến thức. Các Anh/Chị vào đó theo dõi sẽ dễ hơn trên này nha.
Tôi không lùa gà, không bán cái j cả, cũng không kiếm đồng nào từ Anh/Chị. Đơn giản là trong lúc lạm phát thế này nếu Anh/Chị thiếu kiến thức thì rất dễ mất tiền, cho đi là nhận lại, tôi tin rằng nếu tôi giúp được điều gì cho người khác một cách tích cực thì sau này cuộc đời tôi sẽ an yên. :D

Bài viết:
Cũng khá lâu rồi không lên voz, dạo này thấy các bác bàn luận nhiều về lãi suất, bong bóng kinh tế, rồi lại lạm phát, ... là người làm trong ngành chính sách Ngân hàng, hôm nay ngồi viết đôi dòng chia sẻ với các bác về kiến thức tài chính, mong rằng những kiến thức dưới đây có thể giúp các bác phần nào đó trụ vững qua thời điểm khó khăn này. :)

1. Lạm phát
Trước tiên, có đến 7 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ngắn hạn/trung dài hạn, nhưng em chỉ chia sẻ nguyên nhân cốt lõi nhất là sự chênh lệch giữa lượng tiền lưu hành trong thị trường và hàng hoá (khả năng sản xuất).
Nếu các bác đã từng đọc qua cuốn "Chiến tranh tiền tệ" thì chắc sẽ biết chu kỳ "xén lông cừu" sẽ diễn ra 10 năm/lần, khi mà trong 10 năm đó, nhà nước duy trì mức lạm phát theo kế hoạch (ở VN là 4%/năm), chính sách tiền tệ nới lỏng, lượng tiền cung ra thị trường lớn nhằm thúc đẩy chi tiêu. Ai cũng có thể tiếp cận tiền vay 1 cách dễ dàng với nhiều chính sách ưu đãi lãi suất.
Điều hiển nhiên là khi nguồn vốn lớn, hành vi tiêu dùng sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ mua cái ăn cái mặc, lượng tiền phục vụ đầu tư vào sản xuất kinh doanh không cân bằng với lượng tiền đầu tư vào những mục đích khác (không đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế) và điển hình là hình thức BĐS chia lô bán nền. Nhu cầu tăng 5% thì khả năng sản xuất tăng 2%, tăng 3%, dần dần sau 10 năm CUNG sẽ dần thấp hơn CẦU => Xuất hiện điều chỉnh giá cả, và đây mới là khởi đầu rất nhỏ của lạm phát.
Lạm phát là con dao 2 lưỡi, nếu duy trì ở 1 mức kiểm soát nhất định thì nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, nhưng nếu kiểm soát không tốt thì nền kinh tế đi vào cát bụi sẽ là điều hiển nhiên. Kiến thức kinh tế vĩ mô rất rộng, nên tạm thời các bác hiểu đơn giản về lạm phát như vậy thôi nhé. :D
2. Ngân hàng tăng lãi suất
Để kiểm soát lạm phát gia tăng thì phương án tối ưu sẽ là hạn chế CẦU và thúc đẩy CUNG, để làm được điều này thì phương án basic nhất là Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ tăng mức lãi suất chung trên thị trường. Lãi suất sẽ vận hành như sau:
  • NHNN yêu cầu các Tổ chức tín dụng (TCTD) nâng mức lãi suất huy động đầu vào nhằm thu hút gửi tiền, trong 1 hoàn cảnh đầu tư chứng, vàng, coin, ... đều lao dốc thì việc gửi tiền vào bank để ăn lãi được xem là phương án tối ưu để giữ tiền.
  • Vậy nếu lãi suất đầu vào tăng thì bank lãi ở đâu ra?? Lúc này thì việc đầu tiên các bank nghĩ đến sẽ là tăng lãi suất cho vay đầu ra (chủ yếu lợi nhuận đến từ tệp KH hiện hữu), biên lợi nhuận lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 3.5-5.5%. Nên nếu tiền gửi kỳ hạn 6M, 12M, 13M mà ở mức 10% thì lãi cho vay sẽ ở mức 15-16% để đảm bảo biên lợi nhuận (do bank sẽ phải chi trả chi phí hoạt động trung bình khoảng 1.2% - 1.5%, chi phí trích lập dự phòng 0.75%, ...).
=> Khi hành vi người dân tập trung vào gửi tiền, bank thắt chặt cho vay thì hiển nhiên lượng CẦU trên thị trường giảm. Tiêu dùng giảm, đầu tư BĐS giảm, ...
=> Song song với các động thái nêu trên, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD ưu tiên cho vay các nhóm ngành ưu tiên (công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, ...), đồng thời sẽ có các chính sách tiền tệ/tài khoá ưu đãi nhằm thúc đẩy CUNG.
3. Nên làm gì?
  • Đối với người dư dả tài chính nhưng kiến thức đầu tư chưa vững (thừa kế, tiền tích luỹ nhiều năm, ...): Lời khuyên duy nhất lúc này vẫn là gửi tiền, không một mảng nào ở thời điểm hiện tại có thể đem lại lợi nhuận 8-9%/năm như gửi bank. Trừ đi chi phí lạm phát, chi phí cơ hội thì xem như các bác vẫn giữ được nguyên tiền.
  • Đối với người đi vay: Các bác lúc này có vẻ đã quá mệt mỏi vì việc hàng tháng nhận tin lãi suất liên tục tăng, lời khuyên cho các bác là vững tay chèo. Lạm phát tại VN sẽ đi sau các nước châu âu khoảng 2 năm nên lãi suất sẽ còn tiếp tục tăng đến hết 2024. Hãy nhớ, các bác nợ xấu lúc này thì sẽ là vực thẳm cho 10 năm tiếp theo của cuộc đời.
4. Kết
Sẽ còn rất nhiều kiến thức về tài chính - đầu tư, cách kiếm tiền trong thời khủng hoảng, ... tôi sẽ cố gắng chia sẻ với các bác dần dần ở những bài viết sau (nếu tôi có thời gian). Chỉ mong rằng các ae vozer qua được thời điểm khó khăn này.

Goodluck!

mua vàng thay vì gửi bank thì sao thím?

via theNEXTvoz for iPhone
Lạm phát tăng => FED nâng lãi suất kiềm chế lạm phát => Nguồn cung USD trên thị trường giảm => Giá USD tăng, đồng thời trái phiếu chính phủ tăng => USD tăng khiến giá trị các đồng tiền khác suy giảm => cần 1 lượng tiền lớn hơn để sở hữu Vàng => Nguồn cầu về Vàng giảm => giá Vàng giảm.
Lời khuyên:
  • Vàng sẽ còn tiếp tục giảm nếu không có các yếu tố khác thúc đẩy;
  • Nếu bác cảm thấy giá Vàng hiện tại là đáy thì cứ múc, vì Vàng dù thế nào cũng vẫn là nơi trú ẩn an toàn dù lợi nhuận từ Vàng không cao.
Về BDS từ giờ đến 2024 thì sao bro?

via theNEXTvoz for iPhone
Về BĐS, tôi dự đoán 1 số nhóm chính như sau:
  • Nhóm condotel, KS nghỉ dưỡng, ...: Thanh khoản sẽ rất rất chậm, khuyên các bác không nên đầu tư vào loại hình này cho đến khi nhà nước có chính sách cởi mở hơn.
  • Nhóm đất nền, phân lô, tái định cư, ... tại các địa bàn Tỉnh, không phải là các TP lớn: Về cơ bản, CUNG và CẦU luôn đi liền với nhau trên mọi khía cạnh của thị trường, loại hình BĐS này có thời điểm bão giá x3, x5, thậm chí x10 so với giá gốc, nhưng thực tế là chiêu trò của cánh cò lái, nhu cầu đất ở tại các Tỉnh không bao giờ cao như ở TP lớn, không có tệp KH thanh khoản cho nhóm BĐS này mà chủ yếu là giao dịch sang tay từ các tầng lớp đầu tư F1, F2, ... Fn. Dự đoán trong thời gian tới, thanh khoản sẽ cực kỳ chậm cho đến khi có động thái cắt lỗ của nhà đầu tư.
  • Nhóm đất nền, phân lô, tái định cư, chung cư phân khúc giá rẻ đến trung lưu tại các TP lớn: Đối với khu vực các quận nội thành, những mặt hàng này sẽ luôn tăng, thậm chí là tăng mạnh. Khu vực ngoại thành, giá chững và có thể giảm ở mức 20-25% nếu có động thái cắt lỗ theo chuỗi domino. Nhưng nhìn chung mặt bằng giá sẽ ở tình trạng "đỉnh năm nay là đáy năm sau", giá chỉ giảm khi chạm đến ngưỡng thanh khoản cực thấp.
VD: Giá 2021 là 25tr/m2, 2022 là 30tr/m2 thanh khoản chậm, 2023 nâng giá lên 35tr/m2 không có thanh khoản. Lúc này nhà đầu tư sẽ cắt 20-25% trên giá 35tr/m2, nhà đầu tư nào sở hữu từ 2021 vẫn có lời, nhưng nếu sở hữu từ 2022 sẽ lỗ nhẹ.
Nói chung, BĐS muôn hình muôn vẻ, nhận định không thể bao quát toàn bộ thị trường, nếu có hàng tốt và không quá áp lực bởi đòn bẩy, các bác cứ vững tin mà hold qua chu kỳ downtrend này nhé.

Thực tế thì các tay to sẵn tiền mặt sẽ đi chợ xúc BĐS vào năm sau, các Ngân hàng cũng xác định là năm sau sẽ là năm survival chứ không phải năm tăng trưởng, cực kỳ hạn chế cho vay.
Các Bác cứ thử tưởng tượng xem, khi 1 mặt bằng không có giao dịch, bác cầm 1 nắm tiền trong tay và ở trong vị thế con buôn ôm hàng, lụm hàng của những con cá lòng tong đang giãy dụa vì gánh nặng tiền lãi thì giá thu mua sẽ thế nào rồi. Sau khi gặt hết 1 lứa này thì thị trường sẽ lại bắt đầu 1 chu kỳ mới, BĐS tiềm năng như e phân tích tại #1 sẽ lại thiết lập 1 mức giá mới cao hơn nhiều đỉnh cũ.
Chu kỳ như trên cứ lặp lại 10 năm/lần, giới tài chính gọi đó là "xén lông cừu".
  • Người dân nghèo vẫn cứ mong 1 ngày vỡ bong bóng, nhưng ngay cả khi bóng vỡ họ cũng chẳng có đủ tiền để mua.
  • Giới trung lưu không biết chu kỳ BĐS, ngày ngày đi làm còm cõi tiết kiệm được 1 khoản nho nhỏ, sau đó đi vay Ngân hàng mua BĐS thì vay đúng vào cuối chu kỳ tăng trưởng, lãi suất cao không chịu được thì lại rơi vào vòng lặp nêu trên.
Nếu có bds định thế chấp để sản xuất thì đầu năm 2023 có phải thời điểm tốt ko bác nhỉ? Mình ko chơi chứng, coin, bds, nhưng có kế hoạch đang tính bắt đầu cuối năm nay thì dính quả này. Chính sách cho vay với nhóm nghành công nghiệp như thế nào bác nói chi tiết hơn giúp
update ngày 25/10/2022
Hôm nay vừa nhận chỉ đạo của Chính phủ về việc yêu cầu các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay hỗ trợ KH kinh doanh/sản xuất trong lĩnh vực ưu tiên bao gồm:
  • Hàng không, vận tải kho bãi (H);
  • Du lịch (N79);
  • Dịch vụ lưu trú, ăn uống (I);
  • Giáo dục và đào tạo (P);
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A);
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo (C);
  • Xuất bản phần mềm (J582);
  • Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62)'
  • Hoạt động dịch vụ thông tin (J-63)
Tiêu điểm của chỉ đạo là mức lãi suất áp dụng đối với nhóm KH này KHÔNG VƯỢT QUÁ 6.5%/năm với các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai hỗ trợ giảm lãi suất 2%/năm (Theo Nghị quyết 43, Nghị định 31 của Chính phủ) đối với nhóm KH kinh doanh/sản xuất trong các nhóm ngành nói trên và phát sinh vay vốn trong giai đoạn 01/01/2022 - 31/12/2023.
Như vậy, đúng như dự đoán, Nhà nước trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nhóm ngành làm ra hàng hoá, tăng tổng CUNG trên thị trường.
Bác nào thuộc các nhóm nêu trên thì chuẩn bị sẵn hồ sơ để vay vốn nhé, tổng số tiền hỗ trợ đợt này sẽ vào khoảng 40,000 tỷ đồng (và sẽ còn tăng thêm).

Theo ý của bác thì BĐS sẽ lại nóng như những năm qua?
Vậy bác có chủ quan ko khi bỏ qua luật Đất đai sửa đổi sắp tới với việc đánh thuế BĐS bỏ ko, đánh thuế sở hữu cao hơn, minh bạch trong giá mua bán?
Luật này nếu thông qua thì BĐS sẽ ko còn sốt ảo như hiện nay. Tất nhiên giá BĐS vẫn tăng nhưng có "trật tự" hơn, nguồn cung dồi dào hơn vì giới đầu cơ găm hàng sẽ ko còn ôm nhiều.

Gửi từ Samsung SM-A507FN bằng vozFApp
1. Các chính sách nhằm "làm sạch" BĐS như bác nói được Nhà nước đưa ra dưới góc độ tăng thu vào Ngân sách nhà nước, tránh việc mua bán BĐS lách luật như hiện tại đóng góp ít vào Ngân sách & không góp phần vào tăng trưởng kinh tế như em đã phân tích tại bài viết.
2. Việc BĐS tăng giá ảo hay không trong thời gian tới rất khó để phân tích, về bản chất khi giới đầu cơ họ đã xác định được 1 khu/phân khu xem là "tiềm năng" thì việc găm hàng/thổi giá lên bất chấp chi phí Thuế cao hơn vẫn sẽ xảy ra.


Vàng giảm kiểu gì mà bữa giờ vẫn lời đều :)))))

via theNEXTvoz for iPhone

Ai có thể giải thích cho mình về cơ chế định giá SJC vì sao luôn cao hơn vàng thế giới. Phải chăng là thao túng giá?
1. Trên chart, Vàng sẽ tính theo đơn giá Ounce/USD và 1 Ounce = 0.82 lượng vàng. Nên bác đừng lấy giá vàng trên chart * tỷ giá để ra giá vàng VN.
2. Vàng nguyên liệu chỉ có Nhà nước & 1 số DN được cấp phép nhập khẩu, trong khi đó, việc sản xuất Vàng miếng sẽ do Nhà nước độc quyền sản xuất => Nguồn CUNG thiếu.
3. Tâm lý người dân VN vẫn xem Vàng là nơi trú ẩn an toàn, thêm hiệu ứng từ đợt tăng giá vàng lên đỉnh điểm gần đây nên CẦU về vàng tăng trong khi nguồn CUNG thiếu => Giá vàng trong nước tăng.
Đó là 3 lý do chính về việc giá Vàng trong nước cao hơn Vàng quốc tế & cơ chế giá Vàng trong nước đôi khi không đi theo xu hướng chung về Vàng trên thế giới.
Bên trên tôi có phân tích giá Vàng sẽ có chiều hướng giảm khi FED liên tục tăng LS, Vàng ở VN có thể không tuân theo thị trường vĩ mô trong ngắn hạn, nhưng thời gian tới tôi nhận định giá Vàng sẽ đi xuống.
Anyway, dù sao đây cũng không phải là lời khuyên đầu tư, cũng không phải là cò lái định hướng thị trường. Tôi chia sẻ với mọi người dưới góc nhìn của cá nhân tôi nên tốt hơn hết các anh nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào nhé.

Update mặt bằng Lãi suất cho vay tại một số TCTD ngày 12/11/2022.
  • Lãi suất kỳ đầu: Lãi suất cho vay lần đầu đối với KH, thông thường sau 03 tháng sẽ điều chỉnh sang mức LS điều chỉnh;
  • Lãi suất cơ sở: Là lãi suất "base" áp dụng tại kỳ điều chỉnh lãi suất;
  • Biên độ: Là Biên độ cho vay đối với KH, biên độ này sẽ cố định trong toàn bộ thời gian vay vốn;
  • Lãi suất kỳ điều chỉnh = Lãi suất cơ sở + Biên độ
Lưu ý: Thông tin khảo sát dưới đây chỉ để tham khảo, không phải là thông tin chính thống, không có độ chính xác 100%, không nhằm mục đích công kích, làm nhiễu thông tin hay tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay/huy động của bất kỳ Tổ chức tín dụng nào.

1668187484561.png
 
Last edited:
Hi các bác
Cũng khá lâu rồi không lên voz, dạo này thấy các bác bàn luận nhiều về lãi suất, bong bóng kinh tế, rồi lại lạm phát, ... là người làm trong ngành chính sách Ngân hàng, hôm nay ngồi viết đôi dòng chia sẻ với các bác về kiến thức tài chính, mong rằng những kiến thức dưới đây có thể giúp các bác phần nào đó trụ vững qua thời điểm khó khăn này. :)
1. Lạm phát
Trước tiên, có đến 7 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ngắn hạn/trung dài hạn, nhưng em chỉ chia sẻ nguyên nhân cốt lõi nhất là sự chênh lệch giữa lượng tiền lưu hành trong thị trường và hàng hoá (khả năng sản xuất).
Nếu các bác đã từng đọc qua cuốn "Chiến tranh tiền tệ" thì chắc sẽ biết chu kỳ "vặt lông cừu" sẽ diễn ra 10 năm/lần, khi mà trong 10 năm đó, nhà nước duy trì mức lạm phát theo kế hoạch (ở VN là 4%/năm), chính sách tiền tệ nới lỏng, lượng tiền cung ra thị trường lớn nhằm thúc đẩy chi tiêu. Ai cũng có thể tiếp cận tiền vay 1 cách dễ dàng với nhiều chính sách ưu đãi lãi suất.
Điều hiển nhiên là khi nguồn vốn lớn, hành vi tiêu dùng sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ mua cái ăn cái mặc, lượng tiền phục vụ đầu tư vào sản xuất kinh doanh không cân bằng với lượng tiền đầu tư vào những mục đích khác (không đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế) và điển hình là hình thức BĐS chia lô bán nền. Nhu cầu tăng 5% thì khả năng sản xuất tăng 2%, tăng 3%, dần dần sau 10 năm CUNG sẽ dần thấp hơn CẦU => Xuất hiện điều chỉnh giá cả, và đây mới là khởi đầu rất nhỏ của lạm phát.
Lạm phát là con dao 2 lưỡi, nếu duy trì ở 1 mức kiểm soát nhất định thì nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, nhưng nếu kiểm soát không tốt thì nền kinh tế đi vào cát bụi sẽ là điều hiển nhiên. Kiến thức kinh tế vĩ mô rất rộng, nên tạm thời các bác hiểu đơn giản về lạm phát như vậy thôi nhé. :D
2. Ngân hàng tăng lãi suất
Để kiểm soát lạm phát gia tăng thì phương án tối ưu sẽ là hạn chế CẦU và thúc đẩy CUNG, để làm được điều này thì phương án basic nhất là Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ tăng mức lãi suất chung trên thị trường. Lãi suất sẽ vận hành như sau:
  • NHNN yêu cầu các Tổ chức tín dụng (TCTD) nâng mức lãi suất huy động đầu vào nhằm thu hút gửi tiền, trong 1 hoàn cảnh đầu tư chứng, vàng, coin, ... đều lao dốc thì việc gửi tiền vào bank để ăn lãi được xem là phương án tối ưu để giữ tiền.
  • Vậy nếu lãi suất đầu vào tăng thì bank lãi ở đâu ra?? Lúc này thì việc đầu tiên các bank nghĩ đến sẽ là tăng lãi suất cho vay đầu ra (chủ yếu lợi nhuận đến từ tệp KH hiện hữu), biên lợi nhuận lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 3.5-5.5%. Nên nếu tiền gửi kỳ hạn 6M, 12M, 13M mà ở mức 10% thì lãi cho vay sẽ ở mức 15-16% để đảm bảo biên lợi nhuận (do bank sẽ phải chi trả chi phí hoạt động trung bình khoảng 1.2% - 1.5%, chi phí trích lập dự phòng 0.75%, ...).
=> Khi hành vi người dân tập trung vào gửi tiền, bank thắt chặt cho vay thì hiển nhiên lượng CẦU trên thị trường giảm. Tiêu dùng giảm, đầu tư BĐS giảm, ...
=> Song song với các động thái nêu trên, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD ưu tiên cho vay các nhóm ngành ưu tiên (công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, ...), đồng thời sẽ có các chính sách tiền tệ/tài khoá ưu đãi nhằm thúc đẩy CUNG.
3. Nên làm gì?
  • Đối với người dư dả tài chính nhưng kiến thức đầu tư chưa vững (thừa kế, tiền tích luỹ nhiều năm, ...): Lời khuyên duy nhất lúc này vẫn là gửi tiền, không một mảng nào ở thời điểm hiện tại có thể đem lại lợi nhuận 8-9%/năm như gửi bank. Trừ đi chi phí lạm phát, chi phí cơ hội thì xem như các bác vẫn giữ được nguyên tiền.
  • Đối với người đi vay: Các bác lúc này có vẻ đã quá mệt mỏi vì việc hàng tháng nhận tin lãi suất liên tục tăng, lời khuyên cho các bác là vững tay chèo. Lạm phát tại VN sẽ đi sau các nước châu âu khoảng 2 năm nên lãi suất sẽ còn tiếp tục tăng đến hết 2024. Hãy nhớ, các bác nợ xấu lúc này thì sẽ là vực thẳm cho 10 năm tiếp theo của cuộc đời.
4. Kết
Sẽ còn rất nhiều kiến thức về tài chính - đầu tư, cách kiếm tiền trong thời khủng hoảng, ... tôi sẽ cố gắng chia sẻ với các bác dần dần ở những bài viết sau (nếu tôi có thời gian). Chỉ mong rằng các ae vozer qua được thời điểm khó khăn này.

Goodluck!
Chia sẻ kiến thức là like trước đọc sau, super ưng :sweet_kiss::sweet_kiss::sweet_kiss:
 
Nghĩa là giai đoạn này chỉ nên gởi tiền bank ăn 8 9%. Giờ đem tiền ra kinh doanh rất dễ toang pm

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
 
LẠI NÓI VỀ GỬI TIỀN
Thời gian vừa rồi báo đài đăng tin liên tục về Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, người dân ồ ạt rút tiền khỏi SCB vì lo Ngân hàng phá sản không còn tiền, ... Có 1 số sự thật cần chia sẻ đến các bác như sau:
  • SCB đã hết tiền khi người dân rút liên tục chưa? Sự thật thì số tiền dân rút chỉ khoảng 10k tỷ, con số này không là gì so với 1 bank tầm cỡ như SCB. Vừa rồi SCB đưa ra chính sách tăng lãi suất tiền gửi hấp dẫn (9.4%) khiến lượng tiền gửi vào tăng ròng kỷ lục, đến hôm nay đạt 12k tỷ.
  • Ngân hàng có thể phá sản không? Sự thật là không. Ở VN, các TCTD có thể xem là 1 vòng tròn khép kín và được điều hành bởi NHNN, TCTD làm ăn yếu kém sẽ được NHNN chỉ đạo các bank lớn mua lại 0đ và có trách nhiệm quản trị. Tiền gửi của dân luôn được bảo đảm chi trả lợi tức đúng kỳ hạn, đúng lãi suất cam kết.
Note: Em làm ở bộ phận quản trị chính sách, không phải là sales Ngân hàng nên đừng bác nào nói em đang PR gửi tiền nhé. :D Em chỉ nói lên sự thật để các bác yên tâm mà gửi tiền nhàn rỗi thôi.
 
mua vàng thay vì gửi bank thì sao thím?

via theNEXTvoz for iPhone
Lạm phát tăng => FED nâng lãi suất kiềm chế lạm phát => Nguồn cung USD trên thị trường giảm => Giá USD tăng, đồng thời trái phiếu chính phủ tăng => USD tăng khiến giá trị các đồng tiền khác suy giảm => cần 1 lượng tiền lớn hơn để sở hữu Vàng => Nguồn cầu về Vàng giảm => giá Vàng giảm.
Lời khuyên:
  • Vàng sẽ còn tiếp tục giảm nếu không có các yếu tố khác thúc đẩy;
  • Nếu bác cảm thấy giá Vàng hiện tại là đáy thì cứ múc, vì Vàng dù thế nào cũng vẫn là nơi trú ẩn an toàn dù lợi nhuận từ Vàng không cao.
 
Back
Top