Phát hiện thêm hành tinh cỡ Trái đất có khả năng có sự sống

phucpham_97

Senior Member
1673525572100.png

VTV.vn - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố phát hiện một ngoại hành tinh cách Trái đất 100 năm ánh sáng nằm trong vùng có thể ở được.​


Theo báo cáo được đưa ra ngày 10/1 tại cuộc họp lần thứ 241 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ ở Seattle, thiên thể có tên TOI 700 e nhiều khả năng là một hành tinh đá có kích cỡ bằng 95% Trái đất. Đây là hành tinh thứ tư được phát hiện quay quanh ngôi sao lùn TOI 700. Tất cả đều được tìm thấy nhờ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Chuyển tiếp (TESS) của NASA.
Một hành tinh khác trong hệ thống, được phát hiện vào năm 2020 và đặt tên là TOI 700 d, cũng có kích cỡ tương đương Trái đất. Cả TOI 700 d và e đều nằm trong vùng ở được của ngôi sao, nghĩa là cách ngôi sao một khoảng phù hợp mà nước dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt của chúng. Khả năng tồn tại nước ở dạng lỏng cho thấy bản thân các hành tinh này có thể đang hoặc đã từng là nơi hỗ trợ sự sống.
Những ngôi sao lùn nhỏ và mát mẻ như TOI 700 rất phổ biến trong vũ trụ và nhiều trong số đó đã được quan sát thấy chứa các ngoại hành tinh trong những năm gần đây, ví dụ như hệ thống TRAPPIST-1 với 7 ngoại hành tinh mà kính viễn vọng James Webb sẽ quan sát. Trong 4 hành tinh của hệ thống TOI 700, TOI 700 b nằm gần ngôi sao nhất, có kích thước bằng 90% Trái đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao cứ sau 10 ngày. Tiếp theo là TOI 700 c, lớn hơn "hành tinh xanh" 2,5 lần và hoàn thành một vòng quỹ đạo cứ sau 16 ngày. Cả hai đều có khả năng bị khóa thủy triều (khóa trọng lực), nghĩa là chúng luôn hướng một phía về ngôi sao, giống như cách một phía của Mặt trăng luôn hướng về Trái đất.
Bà Emily Gilbert, tác giả chính của báo cáo và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở California, cho biết đây là một trong số ít các hệ thống có nhiều hành tinh nhỏ nằm trong vùng ở được mà chúng ta biết. Điều đó khiến TOI 700 trở thành một đối tượng thú vị để theo dõi thêm. Hành tinh TOI 700 e nhỏ hơn khoảng 10% so với hành tinh TOI 700 d, vì vậy khám phá này cũng cho thấy các quan sát bổ sung của TESS giúp con người tìm ra những thế giới mới ngày càng nhỏ hơn như thế nào.
Được đưa vào hoạt động từ năm 2018, TESS theo dõi phần lớn bầu trời đêm trong 27 ngày liên tục, tập trung quan sát những ngôi sao sáng nhất và theo dõi sự thay đổi độ sáng của chúng. TESS bắt đầu quan sát bầu trời phía Nam vào năm 2018, sau đó quay sang bầu trời phía Bắc. Năm 2020, sứ mệnh lại tập trung vào bầu trời phía Nam để quan sát thêm và phát hiện hành tinh thứ tư trong hệ thống TOI 700.
Đọc tiếp: https://vtv.vn/the-gioi/phat-hien-t...-co-kha-nang-co-su-song-20230112134316323.htm
 
Tôi từng đọc đâu đó: tỉ lệ 1 hành tinh có điều kiện như trái đất là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy. Tỉ lệ hành tinh như thế có sự sống bậc cao là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy thì thiên hà milkyway của chúng ta cũng còn cả nghìn hành tinh như thế. Nên tìm ra là sớm hay muộn thôi.
Mà đấy là mới nói đến sự sống giống trái đất nhé nơi khác sự sống éo cần oxi với nước thì sao. Như trên mặt trăng titan các hợp chất carbon lại có chu trình tuần hoàn giống hệt nước kìa
 
Last edited:
Tôi từng đọc đâu đó: tỉ lệ 1 hành tinh có điều kiện như trái đất là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy. Tỉ lệ hành tinh như thế có sự sống bậc cao là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy thì thiên hà Andromeda của chúng ta cũng còn cả nghìn hành tinh như thế. Nên tìm ra là sớm hay muộn thôi.
Mà đấy là mới nói đến sự sống giống trái đất nhé nơi khác sự dộng éo cần oxi với nước thì sao. Như trên mặt trăng titan các hợp chất carbon lại có chu trình tuần hoàn giống hệt nước kìa
Đọc thì đọc cho kỹ vào hãng mang đi phát biểu. Thiên hà của chúng ta là Ngân hà/ Milky Way chứ đéo phải Andromeda. :go:
 
Tôi từng đọc đâu đó: tỉ lệ 1 hành tinh có điều kiện như trái đất là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy. Tỉ lệ hành tinh như thế có sự sống bậc cao là 1/100 triệu hay tỉ gì ấy thì thiên hà Andromeda của chúng ta cũng còn cả nghìn hành tinh như thế. Nên tìm ra là sớm hay muộn thôi.
Mà đấy là mới nói đến sự sống giống trái đất nhé nơi khác sự dộng éo cần oxi với nước thì sao. Như trên mặt trăng titan các hợp chất carbon lại có chu trình tuần hoàn giống hệt nước kìa
titan này hay phết mà ko thấy tập trung vào nhỉ, sông hồ mưa có đủ cả
 
Giờ muốn tới đc đó xem nó ra sao thì chờ thêm chục ngàn năm nữa.

View attachment 1611042
Chả có vật gì đi vào lỗ đen mà tồn tại được cả, các nhà khoa học đã chụp được một ảnh lỗ đen ăn một ngôi sao, nó ăn hết rồi nhả những mảnh vụn văng ra ngoài :sweat: bớt ảo phim Interstellar đi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Liệu còn gì nhanh hơn ánh sáng ko chứ đi max speed 300 000km/s mà còn mất cả 100 năm thì thôi ở nhà cho khỏe
100 năm đối với người ở TĐ quan sát chứ thời gian ở trên con tàu đang bay vs vận tốc as có thay đổi mấy đâu, không chừng chớp mắt 1 cái đã đến nơi.
 
Cái lập luận kiểu lấy vũ trụ khả kiến đếm số lượng hành tinh gọi là N, và với 1 hành tinh trong đó có sự sống -> tỉ lệ hành tinh có sự sống là 1/N nó ngớ ngẩn vcc.
Lập luận ngớ ngẩn tiếp theo là đếm số lượng hành tinh khả kiến giống trái đất n và lâý tỉ lệ n/N.
Giờ có 10 viên bi, tỉ lệ bi lỗi là 1/10. Vậy lấy 1 viên bất kì ra tỉ lệ lỗi là bao nhiêu? 1/9 hoặc 0. Chứ ko phải chắc chắn là 1/9
Lập luận ngớ ngẩn 3 là dù khả năng hình thành sự sống rất thấp nhưng vs số lượng hành tinh vô cùng lớn thì khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất là chắc chắn. Các hành tinh đều phát triển độc lập ko thể gộp chung vào đc, và nếu loại bỏ tất cả hành tinh ko đủ đk thì thực ra tỉ lệ ấy cũng khá nhỏ so vs khả năng hình thành sự sống.
 
Back
Top