Toán phổ thông quá khó, học đại học và đi làm có cần đến?

Nhiều thắc mắc liên quan toán học được nêu ra tại ngày hội tư vấn tuyển sinh. Trong đó, một người đặt vấn đề liệu những kiến thức toán học có áp dụng vào công việc.


DSC_5545_2_1.jpg
Chương trình môn Toán ở Việt Nam được nhận xét là khá nặng. Ảnh: Duy Hiệu.
Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh mới diễn ra ở Hà Nội, một phụ huynh đặt câu hỏi tới các chuyên gia của ban tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp: “Không biết có ai trong các vị ở đây sử dụng những kiến thức về tích phân, đạo hàm, phương trình lượng giác, logarit... vào công việc?”.

Toán là nền tảng​

Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội - cho hay nhà trường đang duy trì việc học Toán giải tích đại số và vật lý đại cương vào diện “nặng” nhất ở Việt Nam. Song, nếu xét về bình diện quốc tế, độ khó của chương trình còn “thua xa” các trường đại học kỹ thuật của Đức và Pháp.
“Tôi làm việc trong lĩnh vực cơ điện tử về điều khiển robot và các hệ thống cơ học, kiến thức môn Toán được dùng hàng ngày. Tất nhiên, đối với chúng tôi, không phải toán giải phương trình trên giấy mà là lập trình...", ông Điền nói.
Ông cho hay nếu không trải qua những phần giải các bài toán liên quan tích phân, vi phân và phương trình vi phân sẽ rất khó để đạt được cấp độ cao về mặt tư duy nói chung, đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu phát triển.
"Các hệ thống kỹ thuật bây giờ đều mô tả dưới dạng các phương trình vi phân. Như vậy, với giới nghiên cứu chuyên sâu, có những công bố quốc tế hoặc những giải pháp mang tính phát minh, chắc chắn toán học là nền tảng”, ông Điền nói.
Theo ông Điền, hiện nay, các trường vẫn dựa trên nền tảng đánh giá tư duy mà toán học là một phần.


mon Toan trong cong viec anh 1
Học sinh tham gia ngày hội tuyển sinh. Ảnh: Vietnamnet.
Bà Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó hiệu trưởng ĐH Hà Nội - cho hay trường có nguồn gốc là một trường đại học ngoại ngữ, tuyển sinh 10 ngành ngôn ngữ khác nhau cùng các chuyên ngành khác được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, gồm kinh tế, công nghệ thông tin... là những khối ngành liên quan đến kinh tế, công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, các sinh viên vẫn phải học toán bởi đây là nền tảng đánh giá các thí sinh có năng lực tư duy tốt hay không.
TS Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng Học viện Tài chính - cho hay với các trường khối kinh tế, toán là nền tảng và toán kinh tế vận dụng rất nhiều.
Ông Nguyễn Phú Khánh - Phó hiệu trưởng ĐH Phenikaa - cho rằng Toán là môn học cơ bản, quan trọng.
“Chúng ta nói ở Việt Nam học Toán rất nặng, nhưng thực ra, 'dân' kỹ thuật sang Đức hay Pháp học, Toán của chúng ta còn cách quá xa so với họ. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với phụ huynh rằng, không phải ai cũng cần học toán quá nặng. Các trường đại học giờ đây chia môn Toán cao cấp cho các khối ngành khác nhau, phù hợp hơn với nhu cầu của từng ngành”, ông Khánh nói.

Chọn ngành liên quan đến ngoại ngữ​

Một phụ huynh ở Hà Nội có con gái thiên hướng học ngoại ngữ băn khoăn: “Con và gia đình chỉ biết thế mạnh học tốt ngoại ngữ, không biết nên chọn ngành gì liên quan đến ngoại ngữ phù hợp sau này?”.
PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, ĐH Ngoại thương - cho hay nếu thí sinh giỏi ngoại ngữ, có 2 cách tiếp cận.
Thứ nhất là dùng ngoại ngữ như một công cụ học các ngành khác. “Hiện nay, rất nhiều trường đại học có những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ hoặc tỷ lệ các môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ cao. Sau này, năng lực của sinh viên sẽ tốt và có những lợi thế vượt trội so với những người khác”, bà Hiền thông tin.
Thứ hai là đi thẳng vào ngành ngoại ngữ và chọn ngôn ngữ đó làm ngành học như Ngôn ngữ Anh... Không chỉ ĐH Ngoại thương, nhiều đại học khác có những ngành học này.
Theo bà Hiền, để chọn ngành phù hợp, thí sinh cần dựa vào sở thích, đam mê; năng lực của bản thân; nhu cầu nhân lực; năng lực tài chính của gia đình.

Băn khoăn khi muốn theo ngành Thiết kế đồ họa​

Một phụ huynh có con dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thắc mắc: "Con muốn học ngành Thiết kế đồ họa nhưng tìm hiểu tất cả trường, thấy rằng những trường đại học công lập để học ngành này, trong tổ hợp xét tuyển đều phải có môn Vẽ hoặc Hình họa hoặc Bố cục trang trí màu. Song, những môn này, trong các môn học phổ thông không có, con tôi không dám đăng ký thi vào các trường như ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật công nghiệp... Có lẽ tôi phải đăng ký cho con vào các trường ngoài công lập?”.
Vị phụ huynh cho rằng đây là điều bất hợp lý đối với những học sinh không phải ở vùng đô thị có điều kiện học thêm, học ngoài môn Vẽ.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - cho hay dưới góc độ quản lý nhìn toàn hệ thống, với những ngành đào tạo đặc thù, tỷ lệ các em trúng tuyển vào đại học mỗi năm tính trên toàn hệ thống rất nhỏ, thậm chí chưa đến 1%.
Vì vậy, việc đưa những môn học đó vào bậc phổ thông áp dụng cho toàn hệ thống là chưa phù hợp, nhất là chương trình phổ thông dạy trên toàn quốc ở tất cả vùng miền, từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngay cả đội ngũ giáo viên dạy cũng là vấn đề, phổ cập những môn đó trên toàn quốc phải tốn rất nhiều nguồn lực.
Trong khi đó, rõ ràng, những ngành đặc thù này cần năng khiếu chứ không phải một kỹ năng đại trà chúng ta dạy ở bậc phổ thông. Bậc phổ thông là những kiến thức phổ quát nhất, nền tảng cho học sinh. Đi vào những ngành đặc thù, chúng ta cần có những sự đầu tư và định hướng ban đầu.
"Tất nhiên, chúng tôi rất chia sẻ với những thí sinh ở những địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, các em có nhiều con đường khác. Ngành Thiết kế đồ họa, với những kiến thức công nghệ thông tin và những kỹ năng khác, các em hoàn toàn có thể theo đuổi ngành này, không nhất thiết phải có môn vẽ”, bà Thủy nói.
https://zingnews.vn/toan-pho-thong-qua-kho-hoc-dai-hoc-va-di-lam-co-can-den-post1413453.html
 
cái chủ đề này cãi nhau chục năm rồi k chán à, t từng thuộc dạng chuyên toán, đi thi hs giỏi toán từ c1->c3 đều đc giải quận nhưng nói thật cái kiến thức ở VN học ra ngoài đời dùng chắc 100 may ra 2 thằng sử dụng :LOL: vô bổ bỏ mẹ, thay vào cái thời gian đó cho nó học những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy quản lí, ... còn hơn. Dân VN tối ngày tối toán văn anh, xong học hết 12 năm vứt sọt rác trong khi ra đời cái kiếm cơm quan trọng là kĩ năng mềm thì gần như = 0, đến mấy bọn CEO hay cán bộ to thành công rồi mới đi học cái này trong khi bọn trẻ con nước ngoài nó học mẹ từ hồi bé :LOL:
 
cái chủ đề này cãi nhau chục năm rồi k chán à, t từng thuộc dạng chuyên toán, đi thi hs giỏi toán từ c1->c3 đều đc giải quận nhưng nói thật cái kiến thức ở VN học ra ngoài đời dùng chắc 100 may ra 2 thằng sử dụng :LOL: vô bổ bỏ mẹ, thay vào cái thời gian đó cho nó học những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy quản lí, ... còn hơn. Dân VN tối ngày tối toán văn anh, xong học hết 12 năm vứt sọt rác trong khi ra đời cái kiếm cơm quan trọng là kĩ năng mềm thì gần như = 0, đến mấy bọn CEO hay cán bộ to thành công rồi mới đi học cái này trong khi bọn trẻ con nước ngoài nó học mẹ từ hồi bé :LOL:
Thật, những kỹ năng cần thiết thì ko dạy, dạy cái đéo j để tế ông bà chúng nó hay sao. Nghĩ sao lớp 6 bắt cả lớp học thêu thùa, may vá trong khi 50% lớp là con trai thì chúng nó học cái đó làm j, rồi bắt làm cái quạt giấy xòe ra, gập vào trong khi tụi con gái nó biết j mà làm. Con bé ở nhà làm đi làm lại cái quạt giấy nộp lên 3 lần cô vẫn trả về bắt làm lại, sau mình bực quá ra mua mịa cái quạt giấy ngoài chợ 10k, xé hết giấy chỉ để lại cái khung, dán tờ A4 trắng lên rồi nó vẽ loằng nhoằng vớ vẩn vào đem nộp mới yên chuyện
 
Mình thấy quan trọng là toán tư duy và toán ứng dụng quan trọng hơn :boss:
 
Muốn dạy kĩ năng thì cũng phải có dụng cụ, thiết bị
Mà cái này thì tốn nhiều hơn, nên thôi các e cứ học chay đi
********
Còn thích kĩ năng thì vào 1 là học ngoài, 2 là qua trường quốc tế.
Bớt thời gian cho con đi học thêm đi, để tiền đó đi học kĩ năng, đừng đòi hỏi quá nhiều từ trường công. vì nguồn lực có hạn
 
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội - cho hay nhà trường đang duy trì việc học Toán giải tích đại số và vật lý đại cương vào diện “nặng” nhất ở Việt Nam. Song, nếu xét về bình diện quốc tế, độ khó của chương trình còn “thua xa” các trường đại học kỹ thuật của Đức và Pháp.
“Tôi làm việc trong lĩnh vực cơ điện tử về điều khiển robot và các hệ thống cơ học, kiến thức môn Toán được dùng hàng ngày. Tất nhiên, đối với chúng tôi, không phải toán giải phương trình trên giấy mà là lập trình...", ông Điền nói.
Ông cho hay nếu không trải qua những phần giải các bài toán liên quan tích phân, vi phân và phương trình vi phân sẽ rất khó để đạt được cấp độ cao về mặt tư duy nói chung, đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu phát triển.
"Các hệ thống kỹ thuật bây giờ đều mô tả dưới dạng các phương trình vi phân. Như vậy, với giới nghiên cứu chuyên sâu, có những công bố quốc tế hoặc những giải pháp mang tính phát minh, chắc chắn toán học là nền tảng”, ông Điền nói.

Thằng này Giáo sư giấy à, sinh viên ra trường đi làm công việc không liên quan tới nghiên cứu phát triển thì học mấy cái đó làm đéo gì. Thằng kỹ sư sửa chữa máy bay nó học tích phân vi phân làm cái ccc gì?

Thằng kỹ sư thiết kế turbine thì đúng là nó cần học tích phân vi phân vì liên quan tới các phương trình dòng chảy của lưu chất. Nhưng thằng sửa chữa thì ko.

Giáo sư đéo gì đéo phân biệt được R&D và ứng dụng thực hành vậy. Súc vật.
 
Quan trọng là tư duy. Ví dụ như cách tiếp cận bài toán, đặt vấn đề, phương pháp giải. Chứ học như vẹt bấm bấm casio như tụi gen Z thì mất mẹ cái hay của môn toán rồi. Tôi ra nghề là kĩ sư đây nhưng kiến thức toán chỉ sử dụng khoảng 50% thôi, nhưng vẫn phải biết để đọc tài liệu. Đống kiến thức toán cao cấp như ma trận, tích phân áp dụng ngay trong món xử lý ảnh đó, hay tính toán sức bền vật liệu các thứ, nói chung đi làm có máy hỗ trợ hết rồi nhưng vẫn phải biết để khi làm còn biết là đang làm cái gì.

Mấy đứa nói kiến thức toán vô bổ nhưng k học mấy cái đó có cc mà học dc toán cao cấp, tích phân, xắc suất thống kê các thứ. Hồi cấp 2-3 tôi cũng ghét cay môn toán đây, vì cơ bản giáo trình chỉ dạy để giải toán chứ có đưa ra cách ứng dụng vào thực tế đéo đâu, làm mình học như con vẹt. Lên đại học được mấy thầy tâm huyết hướng dẫn học các kiến thức khó hơn nhiều nhưng nó lại áp dụng được ngay, cảm giác thành thạo kiến thức khó và biến đống kiến thức đó thành sản phẩm hữu hình phục vụ đời sống nó sung sướng, tự hào khó tả lắm.
 
Back
Top