Xét công nhận tiêu chuẩn GS, PGS 2023: 3 ứng viên PGS trẻ nhất sinh năm 1990

drmen111

Senior Member
TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2023.
Theo đó, năm nay, tổng số ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) của 26/28 Hội đồng Giáo sư cơ sở (HĐGSCS) là 695 người, tăng 249 người so với năm 2022. HĐGS ngành Khoa học Quốc phòng và HĐGS ngành Khoa học An ninh không công bố danh sách ứng viên do yêu cầu đặc thù.
Trong số các ứng viên được công khai danh sách có 4 ứng viên GS sinh năm 1984, trẻ nhất trong các ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS năm nay.

Đó là PGS. TS Nguyễn Đại Hải, Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, ứng viên GS ngành Hóa học trong HĐGS ngành Hóa học - Công nghệ Thực phẩm; ngành Toán có 2 ứng viên GS đến từ Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam là PGS. TS Đoàn Thái Sơn và PGS. TS Hoàng Lê Trường; PGS. TS Trần Xuân Bách, Trường ĐH Y Hà Nội, ứng viên GS ngành Y học.

Ứng viên GS lớn tuổi nhất sinh năm 1956 là PGS. TS Nguyễn Thị Kim Đông, ngành Chăn nuôi, đến từ Trường ĐH Tây Đô.

Đối với chức danh PGS, có 3 ứng viên ngành Kinh tế trẻ nhất sinh năm 1990, là TS Lê Thanh Hải đến từ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; TS Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Trường ĐH Kinh tế TPHCM; TS Phan Thị Thu Hiền, Trường ĐH Ngoại thương .

Bên cạnh đó, 2 ứng viên PGS lớn tuổi nhất cùng sinh năm 1956 là TS Lê Khánh Điền, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn và TS Vũ Dương, Trường ĐH Duy Tân. Đây là 2 ứng viên PGS của liên ngành Cơ khí - Động lực.

Năm nay, có một số ngành "trắng" ứng viên GS như ngành Luyện kim, Tâm lý học, liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao, Xây dựng - Kiến trúc. Đặc biệt có ngành "trắng" ứng viên GS hai năm liên tiếp là ngành Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Dược học, Văn học. Đây cũng là những ngành có rất ít ứng viên được đề nghị công nhận tiêu chuẩn.
https://tienphong.vn/xet-cong-nhan-...en-pgs-tre-nhat-sinh-nam-1990-post1566113.tpo
 
ME1tJB0.png
dm pgs gs cũng lạm phát ah
 
Thấy mọi người mình biết đa phần đến PGS là nghỉ nhỉ, dù cả mấy người dạy đại học với chuyên nghiên cứu, thấy ít người lên tới GS
 
Ông ngoài cùng bên trái sn bao nhiêu mà nhìn tác phong như mấy cụ thế ??? Nguyên tấm hình già trẻ đủ cả mà phong cách y chang nhau luôn
Ảnh này 2005 rồi bác. Thầy ngoài cùng bên trái là thầy Nguyễn Văn Thạnh, đoán chắc tầm 7x.
 
33t chạy h dạy với công trình kiểu j mà làm đc hs PGS rồi, chắc mua h dạy chứ éo thể đủ đx, vì đủ thì đã đéo có công trình

via theNEXTvoz for iPhone
VHL là chạy đua công bố khoa học.
dK4bg3F.gif


toàn cày bài báo rác để kiếm mấy cái học vị, có rồi thì yolo, học vị theo cả đời mà
SEUf3Xv.gif
Rác thì không phải rác. Trong VHL thì công bố là có đánh trọng số. Báo rác thì mút mùa mới tích luỹ đủ để. Chỉ có cái trò là xin đứng tên ké thôi.

ME1tJB0.png
dm pgs gs cũng lạm phát ah
PGS thì lạm phát. Còn GS thì VN có nhiều ngành đang ko có kế cận đấy. Hiệu trưởng ĐH top trước toàn là GS, bây giờ thì có PGS làm hiệu trưởng rồi.
 
Last edited:
Đi tắt đón đầu, con rồng cháu tiên. Phấn đấu nhà nào cũng có Thạc sĩ, tiến sĩ. Nhà nhà phải tích cực chạy cho con vào tiến sĩ, để bằng với năm châu bốn bể
 
Học cử nhân đến 22t, thạc sĩ thêm 2-3 năm, ts thêm 4-5 năm là đến 29-30t rồi mà 33t đã có học hàm pgs thì đúng khủng hoặc mua bài đứng tên chung trên tạp chí thôi.
 
Back
Top