Sếp FE Credit: Nhân viên thu nợ bị dọa nạt, vu khống là vấn đề nhức nhối

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Sếp công ty tài chính nói 2 năm nay, việc nhân viên thu nợ bị con nợ dọa nạt tăng mạnh và ngày càng trở nên trầm trọng.

Việc người vay nợ bùng nợ, thậm chí dọa ngược các nhân viên thu nợ của các công tài chính trong 2 năm gần đây tăng mạnh. Thông tin này được bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - quyền Tổng giám đốc của FE Credit - chia sẻ tại hội thảo "Gỡ khó cho vay tiêu dùng - Đẩy lùi tín dụng đen" do Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV) tổ chức sáng 31/10.

Nhân viên thu hồi nợ bị dọa nạt, vu khống

Bà Nguyệt nhận định việc nhân viên thu hồi nợ bị dọa nạt, vu khống là vấn đề nhức nhối. 2 năm trước, thống kê nhân viên thu nợ bị các con nợ làm khó chỉ 2 người, nhưng từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay tăng lên 24.

Đại diện công ty này cho rằng do hiểu biết của đối tượng vay chưa đầy đủ, chưa tính đến hậu quả của việc này. "Dù quy định, quy chế đã có nhưng việc đưa vào thực tế vận dụng chưa mang tính răn đe. Người vay nợ hiểu đơn giản là thích thì trả, gây khó khăn cho công ty tài chính và tạo tâm lý bất ổn, hoang mang với nhân viên làm công tác thu hồi nợ", bà Nguyệt nói.

1698759137344.png

Hội nhóm dạy bùng nợ với hơn 126.000 thành viên (Ảnh: Thảo Thu).

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - nói các công ty tài chính đều gặp nhiều khó khăn do nợ xấu tăng cao.

Ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có yếu tố chủ quan và nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý đó là khách hàng cố tình không trả nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền.

"Một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm tín dụng đen và cố tình quy kết các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép là tổ chức tín dụng đen nên không trả nợ và thành lập hội bùng nợ trên zalo, facebook… nhưng không hề bị xử lý", ông Hùng nói.

Thực trạng này, theo ông Hùng, dẫn đến nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng tăng cao, cán bộ thu hồi nợ nghỉ việc, các công ty tài chính không thể tiếp tục mở rộng cho vay được, thực tế dư nợ không tăng mà còn giảm so với năm 2022 (giảm trên 60.000 tỷ đồng). Người dân có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp cận được vốn vay từ công ty tài chính tiêu dùng…

"Hệ quả là tín dụng đen bắt đầu trỗi dậy. Cơ quan quản lý Nhà nước triệt phá nhiều ổ nhóm tín dụng đen song diễn biến còn rất phức tạp dưới nhiều hình thức tinh vi, nhất là trên môi trường mạng", ông Hùng nói.

Người đi vay mới là người quyết định mức vay

Trước việc khách hàng mong muốn lãi suất của các công ty tài chính thấp hơn, ông Nguyễn Đình Đức - Tổng giám đốc HD Saison - nói lãi suất không phụ thuộc vào công ty tài chính mà phụ thuộc vào người đi vay. Nếu người đi vay có ý thức trả nợ tốt, công ty nhận thấy rủi ro đc kiểm soát thì lãi suất sẽ được tốt hơn.

Ông Đức nhấn mạnh việc người vay cần nâng cao nhận thức. "Nếu không nhận thức tốt, tín dụng đen vẫn còn mảnh đất để phát triển", ông nói và nhấn mạnh việc này cần sự vào cuộc của cả hệ thống.

Đại diện FE Credit thì nói lãi suất khoản vay được đưa ra dựa vào hành vi vay nợ. Khách hàng có nhu cầu vay khoản nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản đảm bảo nên sẽ vay tín chấp với lãi suất cao hơn thế chấp.

"Khoản vay nhỏ, thời gian ngắn sẽ dễ dàng, đơn giản phù hợp song chi phí vận hành để cung cấp khoản vay ngắn lớn, làm cho yếu tố lãi suất của công ty tài chính cao", bà Nguyệt nói và nhấn mạnh phân khúc và hành vi, tính chất vay là yếu tố làm lãi suất cao lên.

Vị này cho biết không chấp nhận cho phép thu hồi nợ cực đoan. Đơn vị này dùng AI để hiểu hành vi của khách hàng, phân tích tông giọng của khách hàng và nhân viên thu hồi nợ để điều chỉnh phù hợp.

1698759158394.png


Chuyên gia: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý tiệm cầm đồ

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói: "Người cho vay giống người đi xe ô tô, người đi vay giống người đi bộ. Kiểu gì người đi ô tô cũng bị quy kết lỗi nếu sai lầm xảy ra". Theo ông, việc này cần luật hóa.

Ông cũng đề cập đến câu chuyện nhận thức của một số khách hàng là đi vay dễ, không trả nợ cũng chẳng làm sao. Ông Lực nhấn mạnh việc tăng cường nhận thức của người dân về hệ lụy của bùng nợ, nếu vi phạm cho vào "sổ đen" - bị đưa tên vào đây sau này vay mượn gì cũng khó. Ông nói phải làm vậy mới có thể kiểm soát.

............
 
d m lại xộn lào với cào mặt ăn vạ rồi, toàn 49 gặp 50 cả thôi giờ lại đổ hết lỗi cho người vay à

mấy năm nay tôi bị đe dọa, quậy phá đòi nợ của người thân suốt, anh nào bị giống tôi thì làm như tôi. Đầu tiền là hợp tác với nó để khai thác hết thông tin về khoản vay (ai vay, vay bao nhiêu, vay từ bao giờ, thằng đang gọi điện tên gì, đòi cho công ty nào...), nhớ là luôn bật ghi âm cuộc gọi
-> tới đây có đủ thông tin rồi thì nói rõ với nó là mình không liên quan gì tới khoản vay này cả (theo luật thì không có nghĩa vụ gì với khoản vay bao gồm cả nhắc nợ giúp), ai vay người đó trả, lúc cho vay có hỏi gì đâu mà giờ đòi, vv... thằng nào bố láo thì nó sẽ chửi um lên và đe dọa

-> thông báo với nó cuộc gọi này đang được ghi âm để làm việc với ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết, bồi thêm vài ba câu đe dọa ngược lại nó không được tiếp tục làm phiền và đe dọa (nó chửi và dọa mình càng hăng thì mình càng có lợi)

-> sau khi tắt máy thì liên hệ trực tiếp tới công ty cho vay, giải thích mình không liên quan (cứ nói là sẽ hỗ trợ nó để nhắc nợ người vay) và thông báo với bọn nó nếu tiếp tục bị làm phiền và đe dọa thì mình sẽ tố cáo lên ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng lần 2.

tôi làm với 5-6 bên đòi rồi, lần nào cũng hiệu quả. công ty cho vay càng to thì bọn nó càng sợ. cách này bày cho anh em bị vạ lây như tôi chứ ông nào vay tiền thì trả chúng nó đê. người thân, bạn bè bị chúng nó phá, phiền vcl :doubt:
 
Last edited:
2 bên đều không ai vừa hết nhé.
Đòi nợ thì toàn mấy đứa học hành long nhong.
Còn con nợ thì phần lớn dân chợ búa, bá dơ.
oh no. bọn này k hề long nhong. TOàn thằng học luật ra chưa có việc hoặc tham gia vì nó có tiền và quan hệ :(
 
chỉ có các anh gọi khủng bố người quen người ta chứ ai dám dọa nạt các anh, lâu lâu bị gọi suốt ko biết của đứa nào cứ kêu bảo bạn anh trả nợ đi
Khủng bố j, tôi làm với 1 bên chuyên đi thu hồi nợ, gọi điện cho con nợ nói chuyện tử tế, có dọa thì cũng chỉ nói sẽ gửi đơn kiện lên conan thôi
 
oh no. bọn này k hề long nhong. TOàn thằng học luật ra chưa có việc hoặc tham gia vì nó có tiền và quan hệ :(
Hiểu thì chém gió , k hiểu thì ngậm vào.
Luật nào rảnh dính mấy cái đòi nợ này. Trước là bọn nó lách luật bằng cách dk doanh nghiệp luật , đòi nợ hộ bọn FE. Sau đợt cuối năm vừa rồi CA nó bóp hết thì giải tán chứ học luật 6 năm rảnh quá dính đống rác này.
Bọn lờ FE này cho vay nặng lãi , toàn 50% 1 năm thì éo bao giờ lỗ đâu. Đòi méo dc chúng nó bán cho bên thứ 3. Giờ xiết chặt bên thứ 3 nên khóc lóc tí thôi chứ mất 1 cọng lông trâu cũng chả ảnh hưởng gì nhiều.
 
mặc dù đóng đúng hạn mà còn 1 tuần tới ngày đóng là nã chục cuộc đt mỗi ngày
 
Hiểu thì chém gió , k hiểu thì ngậm vào.
Luật nào rảnh dính mấy cái đòi nợ này. Trước là bọn nó lách luật bằng cách dk doanh nghiệp luật , đòi nợ hộ bọn FE. Sau đợt cuối năm vừa rồi CA nó bóp hết thì giải tán chứ học luật 6 năm rảnh quá dính đống rác này.
Bọn lờ FE này cho vay nặng lãi , toàn 50% 1 năm thì éo bao giờ lỗ đâu. Đòi méo dc chúng nó bán cho bên thứ 3. Giờ xiết chặt bên thứ 3 nên khóc lóc tí thôi chứ mất 1 cọng lông trâu cũng chả ảnh hưởng gì nhiều.
:sneaky::sneaky::sneaky:
 
d m lại xộn lào với cào mặt ăn vạ rồi, toàn 49 gặp 50 cả thôi giờ lại đổ hết lỗi cho người vay à

mấy năm nay tôi bị đe dọa, quậy phá đòi nợ của người thân suốt, anh nào bị giống tôi thì làm như tôi. Đầu tiền là hợp tác với nó để khai thác hết thông tin về khoản vay (ai vay, vay bao nhiêu, vay từ bao giờ, thằng đang gọi điện tên gì, đòi cho công ty nào...), nhớ là luôn bật ghi âm cuộc gọi
-> tới đây có đủ thông tin rồi thì nói rõ với nó là mình không liên quan gì tới khoản vay này cả (theo luật thì không có nghĩa vụ gì với khoản vay bao gồm cả nhắc nợ giúp), ai vay người đó trả, lúc cho vay có hỏi gì đâu mà giờ đòi, vv... thằng nào bố láo thì nó sẽ chửi um lên và đe dọa

-> thông báo với nó cuộc gọi này đang được ghi âm để làm việc với ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết, bồi thêm vài ba câu đe dọa ngược lại nó không được tiếp tục làm phiền và đe dọa (nó chửi và dọa mình càng hăng thì mình càng có lợi)

-> sau khi tắt máy thì liên hệ trực tiếp tới công ty cho vay, giải thích mình không liên quan (cứ nói là sẽ hỗ trợ nó để nhắc nợ người vay) và thông báo với bọn nó nếu tiếp tục bị làm phiền và đe dọa thì mình sẽ tố cáo lên ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng lần 2.

tôi bị 5-6 bên đòi rồi, lần nào cũng hiệu quả. công ty cho vay càng to thì bọn nó càng sợ. cách này bày cho anh em bị vạ lây như tôi chứ ông nào vay tiền thì trả chúng nó đê. người thân, bạn bè bị chúng nó phá, phiền vcl :doubt:
dài dòng vậy. Tôi cũng bị gọi hỏi suốt, tôi hỏi thằng đó là thằng nào để nắm thông tin. Sau đó tôi bịa ra thằng đó cũng vay tôi 1 khoản xxxx tiền, giờ cũng đang đòi không được. Tôi mà gọi được thì tôi đã đòi rồi ko tới lượt các anh. Còn các anh có gọi được thì nhắn dùm thằng xxx trả nợ ko thì đừng trách "bố mày". Thế là yên chuyện :shame:
 
Thể hiện cái qq gì, tôi làm đối tác với FE vụ đòi nợ gần chục năm đây. Thích quy trình gì tôi giảng cho a. Bây giờ CA nó xiết thì xác định nợ xấu của FE và cty con là bỏ chứ chả làm mẹ gì dc. Bên thứ 3 giờ nó cũng ngán đòi , chua vcc ra. Còn kiện thì đến mùa quýt mà thu hồi nợ.
Giờ thì xiết chặc thẩm định với giải ngân để giảm nợ xấu chứ mùa này thì đòi vào mồm.
 
Back
Top