Trung Quốc : Mẹ tặng 4 căn nhà cho con trai, khi bị bệnh lại đến nhà con gái ở gây tranh cãi

Nhà tôi đây chứ del ai, Ông bà tôi sinh được 3 người con, thì bố tôi- đứa thứ 2 được coi là đứa con hạng 2, nhà trên phố chỗ lăng Bác thì cho con cả, ông con út thì cưng như trứng, gì cũng của ông hết từ cửa hàng cho đến nhà đất trong khi nhà tôi thì đcm tự bươn chải, đến cái nhà ông bà hứa cho nhà tôi thì cũng là bố mẹ tôi bỏ ra mua và xây, tiền bạc đel cho nổi 1 xu, còn khốn nạn đến cái mức cái nhà bố mẹ t xây ko thèm tách sổ xong bố mẹ t tin tưởng ko hỏi đến, rồi ông con út vào hùa với bố mẹ ký khống chữ ký bố mẹ tôi để thế chấp ngân hàng lấy tiền đánh bạc. Táng tận lương tâm đến tận lúc già sa cơ lỡ vận vì con út phá cmn hết phải sang ở nhà tôi, nhưng vẫn coi nhà tôi là cứtđái trong khi ăn ở nhà tôi thì đầy đủ, cơm bưng nước rót đàng hoàng, thế nhưng tất cả đel bằng ít sâm với đông trùng hạ thảo con cả biếu.

Nghe giống nhà tôi nhỉ :)

Gửi từ Google Pixel 6 Pro bằng vozFApp
 
haha cái này ăn sâu vào máu rồi các fen.
Bà chị chủ khách sạn gốc hoa, má bả có 4 người, 3 gái 1 trai út, má bả đang ăn ké, ở ké nhà bả. Mà bà má cũng có nhà cửa đất đai đàng hoàng.
Lúc trước đây nói là sẽ chia tài sản cho mấy người con giờ tự nhiên đi ra luật sư lập di chúc đem tài sản cho hết thằng con trai út, dặn là ko nói cho 2 bà còn lại biết. Trong khi đó bà chị phải phụng dưỡng cho tiền bả hàng tháng. 2 bà kia thì cũng cho tiền bả đều đều, nếu biết đc chắc vui.
Còn chiện này mới vui, lúc trước ông của bà chị cũng có mấy người con, cũng chia hết tài sản cho cậu út của bả (nhà mặt tiền nguyễn đình chiểu quận3), sút bà má vs 4 chị em ra đường, cả nhà đều hận mà bây giờ tình trạng cũng y chang lập lại như cũ :D
 
Tôi nghe có mùi gió. Anh trai thành đạt tôi chưa thấy ai mặc kệ em gái luôn.
Tôi thấy việc đấy là bt mà, mỗi ng mỗi phận, lúc nhỏ ở nhà là ae chứ lớn rồi có gd riêng thì vun vén cho gd riêng.
Tôi thấy ko thiếu gd anh/chị/em giàu ú ụ mà anh/em vẫn nghèo mạt anh ạ.
 
Tôi thấy việc đấy là bt mà, mỗi ng mỗi phận, lúc nhỏ ở nhà là ae chứ lớn rồi có gd riêng thì vun vén cho gd riêng.
Tôi thấy ko thiếu gd anh/chị/em giàu ú ụ mà anh/em vẫn nghèo mạt anh ạ.
cái nì là do văn hoá giáo dục của mỗi nhà đó fen
Như nhà mình ông nội mất, thì nhà của ông vẫn để lại ko bán, ko chia, sửa lại thành từ đường
Mốt nhà ba mình cũng vậy, anh chị em nào ở thì ở, không thì cũng để đó. Mấy ông anh bà chị họ cũng làm thế.
Do nhà ko có kinh doanh mua bán gì nên mỗi người một ngành nghề ko ai giúp được cho ai hết, lâu lâu kẹt tiền mặt thì mượn của nhau thôi. Toàn đi làm công lấy gì mà giúp.
 
Thằng anh cũng súc vật thật, con em còn phải đi thuê nhà mà bú hết đéo cho nó 1 căn :mad::mad::mad: nhà tôi còn con em gái nữa, sau này ông bà có cho gì cũng quyết phải cưa đôi.
 
Khi bạn nghĩ đéo thể có thứ gì đó quái thai hơn, đừng vội kết luận

Search bằng tiếng chink hoặc tiếng Ấn, sẽ luôn có bất ngờ chờ đón bạn
P9eNO3V.png
1 kiểu trọng nam khinh nữ từ văn hóa nho giáo, xã hội VN cũng bị ảnh hưởng
còn tàu là nơi đẻ ra nho giáo thì cũng không có gì lạ lắm
ngoài đời thiếu gì cái cảnh mẹ nuôi bầy con nhưng đến già thì bầy con "chia nhau" nuôi mẹ đếm từng ngày đâu
 
đúng rồi. chuyện gì cũng có giới hạn thôi. thế này vô lý quá. thằng anh giàu thế sao mẹ nó phải khổ đi ở chỗ khác

Thế chắc là chú em chưa có gd hoặc làm it chỉ cắm mặt vào máy tính ở nhà đúng không??
Chứ đi nhiều thì thấy việc ở với con cái mà ko ở đc phải bỏ về nhan nhản.
 
Đọc thớt này lại nhớ truyện Ở Hiền của Nam Cao!
Bởi vậy nên đẻ 1 đứa thôi. Đẻ lắm chúng nó coi nhau khác mọe gì quân thù quân hằn đâu báu gì!
 
Bố mẹ thế hệ cũ, kinh tế tàm tạm thì hay có kiểu : "buff max cho đứa lớn rồi nó ổn định, nó lo lại cho em!"
Ờ! :feel_good:
Chị 2 tôi yên tâm ăn học, xong ra chạy chọt xin việc, mua đất làm nhà obg cũng bán đất lo cho.
Chị 3 học dốt, cho đi học nghề, mở tiệm may, lấy chồng cho vốn mua máy móc. Đổ nợ, bán nhà trả sạch...
Đến tôi còn đúng cái trách nhiệm "trai trưởng út lo", và lâu lâu lại được nghe vài chuyện sử thi cổ tích qua mấy người họ hàng xa hoặc hàng xóm nhà chị kể rằng thì là mà chị lo cho gia đình...
Thôi kệ chứ sao giờ!
Nghe giống chuyện nhà bạn tôi thế, nhà có 2 chị em thôi nhưng chị 2 nó được ưu ái mọi thứ. Lo cho công ăn việc làn ngon, xây nhà xây cửa, lo tiền cho mở công ty, rồi trả nợ bể do bài bạc, đầu tư của thằng rể, đốt của nhà nó từ xưa đến giờ cũng 4 5 lô đất, hết sạch của nãi luôn. Bà này giờ nhà cửa to đẹp, có cty riêng, ô tô con, ... còn thằng con trai éo có cái vẹo gì. Có cái nhà để ổng bả và nó ở giờ cũng nhăm nhe đòi bán chia đôi. Nhìn nó may mà giống y xì cha mẹ ko tôi cũng nghĩ là con nuôi rồi 🤣
 
xời đây là con trai con gái thì thế là bình thường, tôi biết nhiều vụ cùng con trai luôn còn bên trọng bên khinh thấy rõ đây, điển hình là nhà thằng bạn tôi, nó thì xưa giờ học lực bình thường trong khi anh hai nó phải gọi là giỏi vcđ, 8x tốt nghiệp xuất sắc UEH, ra trường vào liên doanh trong SG làm nhớ từ hồi năm 2010 mới đi làm vài năm mà lương đã 3x củ cmnr :LOL:, còn thằng bạn tôi ra trường làm du lịch làng nhàng ở nha trang thôi, đủ sống. nó mỗi lần đi nhậu hay kể là tuy nó ko bằng anh nó thật nhưng cũng ko phải là ăn hại, từ khi nó đi làm đến nay chi tiêu sinh hoạt trong nhà toàn nó gánh từ điện nước, internet, truyền hình cáp đến mấy cái lặt vặt giỗ tết tiệc tùng này nọ nó đều lo hết nhưng trong mắt bố mẹ nó lúc nào nó cũng là thằng ăn hại, chỉ có anh trai nó là nhất, bố nó ốm nằm việc tiền sữa thuốc thực phẩm chức năng hết cả hai mấy củ nó lo hết ko bằng lạng yến 7 củ anh nó gửi biếu :LOL:, suốt ngày chì chiết nó là "ko có anh mày gửi yến về chắc tao ko qua khỏi, còn mài ko trông chờ gì được".
đến năm 2021 nó chịu hết nổi, vừa qua tết phát nó nghỉ việc ở nha trang nhảy vào SG làm luôn mặc kệ bố mẹ nó chửi bới các kiểu, còn tuyên bố nếu mài đi thì đừng quay về nữa, cút đi (lịt pẹ cay nghiệt đến khó tin :LOL:). nó vào SG cũng ko ở gần anh nó mà tự thuê trọ rồi bươn trải đến giờ cũng tương đối ổn đủ sống (do tuy bằng cấp nó ko cao nhưng bù lại rất nhanh nhạy, khôn khéo, mỏ dẻo như kẹo, đất SG phù hợp với nó phết), 2/9 vừa rồi về nhậu nó kể năm nay nó cùng anh hai nó về chơi lễ (tết 2022, 2023 nó đếch về quê) thấy thái độ của bố mẹ khác hoàn toàn, biếu có mấy món quà so ra chả đáng gì so với số tiền ngày xưa nó lo công việc nhà lúc còn ở nhà mà khen lấy khen để "coi như bố mẹ có phúc được cả 2 thằng con trai ngoan giỏi". cái lịt pẹ nghe kể mà ngán ngẩm vcđ
Xa thơm gần thối , tôi cũng qua cảnh ấy rồi, người ta chỉ nhìn thấy cái hào nhoáng của người ở xa thôi
 
Xuyên suốt sử tàu gần như cùng 1 motip là bọn ăn cướp khởi nghĩa thành công lên làm tầng lớp cai trị (đến hiện tại vẫn đúng) nên chúng nó tạo ra hệ thống luân lý để hợp thức hóa việc ăn cướp cũng ko có gì đáng ngạc nhiên vì bản chất của bọn thất học đó luôn chỉ là ăn cướp :)
Ko có chuyện tầng lớp quý tộc chống đối triều đình đòi quyền lợi chung cho cả tầng lớp bình dân như tây lông.
anh cho tôi ví dụ vụ này được không anh?
 
Nhà tôi có màu ngược lại, con em tôi ở chung lo cho ổng bảo nên có lẽ đc cái nhà, còn tôi chắc đc miếng đất ngay sau cái nhà đó, ko có mặt tiền hẻm luôn :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
anh cho tôi ví dụ vụ này được không anh?
Fen tìm hiểu lịch sử Anh quốc, vụ vua xung đột với tầng lớp quý tộc, tôi nhớ là từ những năm 1200 cho ra đời đại hiến chương Magna Carta.

Magna Carta và giá trị đối với lịch sử nhân loại

Magna Carta bao gồm Lời mở đầu và 63 điều khoản, có gần 4000 chữ, với tính chất là một hiệp ước hòa bình, nhằm thể hiện sự cam kết của vua John tôn trọng quyền lợi của giáo hội và giới quý tộc phong kiến. Đây được xem là “món quà quý giá nhất của nước Anh cho nhân loại”, vì nó đã tạo nguồn cảm hứng mạnh cho hiến pháp Hoa Kỳ và nhiều bản hiến pháp của các quốc gia khác trên thế giới.

Nội dung của Đại Hiến chương có thể thu gọn trong 4 ý chính sau:

Nội dung thứ nhất: Mọi người, kể cả Vua đều phải sống dưới luật pháp. Vua cũng không được đứng trên pháp luật và không được tùy tiện tăng thuế, bắt người. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vai trò của pháp luật đã được thực hiện hóa, pháp luật được thượng tôn, bất kỳ ai kể cả người đó là vua cũng không được đứng trên pháp luật. Magna Carta quy định nhà vua không được tùy tiện tăng thuế, khi thông qua các đạo luật về thuế phải có sự nhất trí của một Hội đồng quý tộc, sau này là cơ quan đại diện gồm các lãnh chúa, quý tộc và thị dân. Để đảm bảo những cam kết được thực thi, Magna Carta đã thiết lập cơ chế bảo đảm đó là: “Một hội đồng 25 quý tộc có nhiệm vụ giám sát và bảo đảm vua John phải tuân thủ hiến chương. Trong trường hợp nhà vua không tuân thủ thì hội đồng có quyền chiếm giữ đất đai và các lâu đài của nhà vua cho tới khi sai lầm được sửa chữa.” (Điều 61). Đây cũng là văn kiện đầu tiên ghi nhận sự giới hạn quyền lực của nhà vua (giới cầm quyền), lần đầu tiên ở xã hội phong kiến Anh quốc, quyền lực của nhà vua bị giới hạn và bị kiểm soát công khai. Và đây được xem là bước ngoặt, là “… điểm mốc quan trọng với lịch sự nước Anh và lịch sử nhân loại”. [1]

Nội dung thứ hai: Không một công dân tự do nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội (Điều 39). Nội dung này ghi nhận bước đột phá trong việc phản ánh tinh thần bảo vệ quyền con người khỏi những hành xử tùy tiện của nhà vua và việc quy định trên cũng là tiền đề cho sự ra đời của chế định bồi thẩm đoàn hay hội thẩm nhân dân sau này.

“Không có bất cứ một người tự do nào có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch thu tài sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm như vậy, trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó hoặc bởi pháp luật nơi người đó cư ngụ qui định như vậy” (Điều 39). Ghi nhận trên là nguồn cảm hứng và được sử dụng như nền tảng trong các văn kiện về quyền con người sau này, là tiền đề để ban hành các đạo luật bảo vệ quyền và tự do của mọi người ở Anh và trên thế giới. Sau này Nghị viện Anh đã ban hành rất nhiều các đạo luật khác nhau, kế thừa, phát triển, mở rộng các qui định từ Magna Carta tạo thành một truyền thống bảo vệ các quyền tự do như: Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật hay còn gọi là Luật bảo thân, được Nghị viện Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II); Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 quy định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính).[2]

Nội dung thứ ba: Công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối ('Justice delayed is justice denied’) (Điều 40), trì hoãn việc xét xử và phán quyết cũng được xem là thiếu trách nhiệm thực thi luật pháp. Nội dung này đề cao vai trò của hệ thống tòa án trong việc bảo vệ công lý; đề cao vai trò của công lý. Không chỉ vậy, nội dung thứ ba còn hàm ý thúc đẩy cơ chế xét xử công bằng trong hoạt động tư pháp. Cụ thể, cụm từ “… trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó…” ở Điều 39 của Magna Carta phản ánh việc xét xử phải dựa trên nền tảng công lý chứ không chỉ bám vào luật. Ngoài ra, tư tưởng về công lý còn được tiếp tục ghi nhận và khẳng định tại Điều 40 của Đại Hiến chương Magna Carta: “Sẽ không ai bị bán cho người khác; quyền hay công lý của bất kỳ ai cũng đều không bị từ chối.”

Nội dung thứ tư: Giáo hội Anh được tự do, không chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ thế lực nào, kể cả nhà vua và Tòa Thánh Vatican.
Như vậy, Magna Carta không chỉ là văn kiện để hạn chế quyền lực của nhà vua, giới cầm quyền, chống lại sự lạm quyền và vi phạm quyền con người, mà nó thực sự đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền dân chủ Anh quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay từ thế kỷ XVI, lịch sử đã ghi nhận việc những người nông dân ở Anh đã trích dẫn Đại Hiến chương Magna Carta trong các cuộc đấu tranh chống lại sự bất công.[3] Hay trong những năm 1640, các Nghị sĩ Anh đã coi Magna Carta là một cơ sở pháp lý quan trọng để lật đổ vua Charles I…[4] và cho tới nay những nguyên tắc pháp quyền trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

3. Kết luận

Tóm lại, ban đầu chỉ là một văn kiện nhằm giải quyết mâu thuẫn, hòa giải giữa nhà vua với giới quý tộc phong kiến Anh quốc, nhưng Magna Carta hàm chứa những tư tưởng tiến bộ vượt khỏi phạm vi nước Anh, được xem như văn bản có tính chất hiến pháp đầu tiên trên thế giới, Magna Carta là sự khởi đầu cho việc hạn chế quyền lực của nhà nước quân chủ chuyên chế không chỉ ở Anh mà còn trên thế giới, và đến nay một số điều khoản của nó vẫn đang được xem là cấu phần của Hiến phápkhông thành văn của nước Anh. Với những giá trị của Magna Carta đối với lịch sử nhân loại, người ta có thể xem Magna Carta như một báu vật, một món quà vô giá của nước Anh dành cho nhân loại.

 
Last edited:
Nhà con bạn tôi, chị cả lấy chồng r coi như là đi luôn, nó thứ 2, sau còn 1 gái và 1 trai út. Bố mẹ bệnh, con gái bỏ tiền ra chăm, bố mẹ xây trọ, con gái đóng tiền trả lãi bank. Tới khi nhà trọ hết nợ bank và thu tiền rồi thì bố mẹ cất túi tiêu bắt 2 con gái nuôi em trai học đhọc. Tết mọi người sang chơi thì chốt 1 câu "nhà này sau cho con trai nó còn thờ cúng chứ 2 đứa con gái chả dc việc gì, chồng k thèm lấy, bất hiếu"

Giờ con bạn tôi đang muốn ra riêng vì hết chịu nổi bố mẹ nhưng đi làm 7 8 năm rồi vét tk không được 100tr vì nó tốt nghiệp xong nuôi em gái sau đi học xong đhoc dược, con em đó tốt nghiệp tiếp 2 chị em lại chia nhau gánh tạ mẹ bị bệnh và xây nhà trọ. Giờ xong nhà trọ thì thằng em út vừa vặn đi học đhọc, lại chia nhau nuôi em. Tóm lại k xu dính túi không gì cả. Khổ
Cho thằng em học đại học công an là đẹp, nhà nước nuôi
 
Nghe giống chuyện nhà bạn tôi thế, nhà có 2 chị em thôi nhưng chị 2 nó được ưu ái mọi thứ. Lo cho công ăn việc làn ngon, xây nhà xây cửa, lo tiền cho mở công ty, rồi trả nợ bể do bài bạc, đầu tư của thằng rể, đốt của nhà nó từ xưa đến giờ cũng 4 5 lô đất, hết sạch của nãi luôn. Bà này giờ nhà cửa to đẹp, có cty riêng, ô tô con, ... còn thằng con trai éo có cái vẹo gì. Có cái nhà để ổng bả và nó ở giờ cũng nhăm nhe đòi bán chia đôi. Nhìn nó may mà giống y xì cha mẹ ko tôi cũng nghĩ là con nuôi rồi 🤣
Thật ra tôi chẳng oán giận gì cha mẹ tôi cả, nói ra có người sẽ bảo xiaolion nhưng thật!
Thứ nhất vì bố mẹ tôi không ghét tôi, thương tôi rất là khác. Hai vợ chồng chị kế tôi mở xưởng may sao đó hùn hạp đổ nợ, dính cả xã hội đen. Ngày bán nhà là lúc mà tôi gần cưới, bà già khóc hết nước mắt vì bả biết tôi sẽ phải làm lễ cưới trong một cái nhà đi thuê. Tôi nhìn thấy và tôi cũng hiểu hết!
Thứ 2 là của bố mẹ, bố mẹ cho ai thì cho chứ không có quyền phán xét gì cả.
Thứ 3, tôi hiểu cái nguyên do sâu xa. Vd có 1 miếng bánh xé ra đứa nào cũng đói thì chi bằng cho 1 đứa ăn rồi nó khoẻ đi làm kiếm miếng bánh khác cho những đứa còn lại, kiểu thế! Vì obg xưa suy nghĩ đơn sơ, và nhà nội nhà ngoại cũng sống đúng kiểu như vậy nên nghĩ thế cũng chẳng có gì làm lạ!
Cái tôi ghét là :
Đã không lo được gì cho gia đình thì ngậm miệng lại!
Chị hai tôi bây giờ tạm gọi là ổn nhất nhà, có nhà Hà Nội, có xe 4 bánh, có một công việc cũng gọi là có chút danh vị với đời.
Tết chả bao giờ thấy gởi được đồng nào gọi là cho bố mẹ ăn tết.
Đóng góp hội họ, đình đám nội ngoại... út lo vì nó là con trai phải có trách nhiệm.
Tới gởi cái lễ hay tiền cưới xin ai mời cũng ... giùm chị rồi... mất hút.
...
Nhưng, có dịp ngồi với người nào lạ hoặc họ hàng hang hốc gì đó là kể lể. Xong hứng lên lại rút điện thoại ra gọi : "Mẹ ơi con gởi cái này cái kia cho mẹ, hàng công ty abc gì đó bên mỹ bên úc. Con phải nhờ mqh, có tiền cũng chả mua được đâu...!"
Mỗi lần như thế tôi lại hỏi bà già: "Chị đang ngồi với ai vậy mẹ?"
Toàn mấy cái đồ mà tôi search cả bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn... cũng méo ra tên công ty. Nhận rồi toàn bỏ chứ không dám xài. Tôi mua sữa vinamil, thuốc và thực phẩm chức năng của công ty có chứng nhận và có ở nhà thuốc lớn thôi!
Obg tôi thì đương nhiên là làm gì dám phản bác, họ hàng người ta biết nhà mình nát thì còn mặt mũi nào! Thế là tôi đành chịu tiếng bố mẹ ở cùng nhưng chị phải lo.
Còn chị ba tôi, chị kế ấy. Thì vợ chồng ông bả tính ra là hưởng nhiều nhất, hưởng đất nhà của mình và bán luôn cái nhà lý ra phần tôi để trả nợ, cưới nhau cũng là lúc giai đoạn kinh tế gia đình ổn nhất từ khi tôi sinh ra tới giờ nên cũng có điều kiện lo cho nhiều hơn. Nhưng ông bả ngu nên nát, được cái là không dám nói gì, và tôi cũng chả trách gì bao giờ. Có tiền dư dả tôi vẫn cho các cháu bình thường, nhà có cá tôm ngon anh rể cũng đóng thùng gởi cho vợ chồng tôi, và chị em vẫn hoà thuận chứ không xích mích gì to tát cả.
Có điều lâu lâu lại nghe chuyện về chị hai lo cho các em tôi lại cay cú vcl! Lúc ấy thú thực là trách móc obg ghê gớm lắm, cũng may là chưa làm gì, nói gì cả. Lâu lâu chém gió mấy chỗ vô thưởng vô phạt là hết à
JEWoIdl.png
 
Ở VN cũng đầy mà, gần đây có bà cho hết thằng con trái, để miếng đất hẻm cho mấy đứa con gái. Bọn này kéo tới nhà tưới xăng đốt chết.
Nhà vợ tôi, đền bù đất cho mỗi thằng con trai 200tr, con gái 100. Đất con trai 2 nền, gái 1. Giờ mấy thằng con trai có thằng nào nuôi đâu.

Gửi từ Google Pixel 6 bằng vozFApp
 
Xuyên suốt sử tàu gần như cùng 1 motip là bọn ăn cướp khởi nghĩa thành công lên làm tầng lớp cai trị (đến hiện tại vẫn đúng) nên chúng nó tạo ra hệ thống luân lý để hợp thức hóa việc ăn cướp cũng ko có gì đáng ngạc nhiên vì bản chất của bọn thất học đó luôn chỉ là ăn cướp :)
Ko có chuyện tầng lớp quý tộc chống đối triều đình đòi quyền lợi chung cho cả tầng lớp bình dân như tây lông.
Quý tộc tây lông nó bash vua để đòi quyền lợi cho lãnh địa của nó chứ bình dân gì anh. Sử sách phương tây thì toàn mấy thằng sử gia của mấy gia tộc chúa đất viết ra thôi mà, hổng lẽ tụi nó tự trét shit vào mặt mình? Trét mặt vua vẫn hay hơn chứ.
IYqzj0A.png
 
Back
Top