Người được giới thiệu cầu mưa cho TP.HCM nói sẽ dùng cách cầu nguyện, sau 4 ngày sẽ có mưa

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Sáng 14-4, ông Lê Minh Hoàng, người được TS Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TP.HCM về khả năng cầu mưa, cho biết từng cầu cho lúa ở Hà Nội bớt ngã đổ vì gió.

1713068578502.png

Ảnh minh hoạ: CHÍ QUỐC

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 14-4, ông Hoàng chia sẻ mong được chấp thuận được cầu mưa cho TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam.

Cầu mưa cho TP.HCM bằng… cầu nguyện

Ông Hoàng cho biết có kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu độc lập về lĩnh vực biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn. Ông đã từng cầu mưa cho Lâm Đồng, Bến Tre… và một số tỉnh khác.

Khi Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi việc cầu mưa bằng cách nào? Áp dụng khoa học kỹ thuật hay phương pháp nào khác?

Ông Hoàng cho biết ông chỉ cầu nguyện. Sau khoảng 4 ngày thì sẽ có mưa, nếu người dân thành tâm thì mưa sẽ sớm hơn.

"Tôi không thể tự đến các tỉnh thành rồi nói mình cầu mưa được. Do đó tôi có gặp tiến sĩ Điệp nhờ ông giới thiệu để các nơi có giấy mời tới tôi. Sau đó tôi sẽ vào để cầu mưa", ông Hoàng nói.

Chia sẻ thêm hiện nay các đề xuất của ông đã được các tỉnh thành chấp nhận chưa, ông Hoàng cho biết có liên hệ và được cho biết "đang trình lãnh đạo xem xét".

Từng cầu cho lúa Hà Nội bớt gãy đổ

Sáng 14-4, ông Hoàng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online một văn bản có con dấu và chữ ký của giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Trong văn bản này ông Hoàng trình bày mình có khả năng đặc biệt giúp giảm được thiên tai cho ngành nông nghiệp. Ông Hoàng cũng phân tích do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã ảnh hưởng.

Ông Hoàng viết: "Trong nhiều năm tôi đi tham quan nhiều nơi thấy vụ xuân hè toàn gieo mạ và cấy lúa đúng vào những ngày rét đậm, gây cho mạ chết.

Lúc cấy nhiệt độ quá thấp khiến cho thợ cấy tê cứng chân tay.

Vụ hè thu do nắng nóng bà còn phải đi cấy đêm. Tôi trăn trở xót xa.

Tôi thấy xã viên xã Mỹ Thành đi buộc lúa do ngã đổ. Nhiều nhà không buộc kịp dẫn lúa bị mọc mầm cả cánh đồng.

Tôi bảo tôi muốn giúp bà con đỡ thiệt hại và lúa đỡ bị ngã đổ các bà có đồng ý không?

Họ bảo được thế thì tốt quá chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Trước tình hình đó tôi âm thầm nghiên cứu cầu nguyện tìm giải pháp giúp đỡ bà con nhân dân giảm được thiệt hại do mưa gió gây ra".

Văn bản còn thể hiện sau thời gian quan sát, giữa lúc lúa chín vào tháng 8 năm 2023 thì xảy ra gió giật mạnh. Ông Hoàng đã cầu nguyện để bớt thiệt hại cho xã viên.

Kết quả thiệt hại vụ mùa đó giảm 80% so với vụ mùa 2021-2022. Văn bản này còn có chữ ký và xác nhận của ông Đinh Quang Thành - giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Thành.

Hiện Tuổi Trẻ Online đang liên hệ với người ký xác nhận văn bản trên tìm hiểu thêm sự việc.

.......................

Chắc khầy xem dự báo thời tiết rồi mới ra hạn 4 ngày
lhKRXFi.png



1713068642180.png
 



Chắc khầy xem dự báo thời tiết rồi mới ra hạn 4 ngày
lhKRXFi.png



View attachment 2440490
Gia cát khổng minh đây mà, xem dự báo thời tiết rồi cầu diễn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ông Hoàng viết: "Trong nhiều năm tôi đi tham quan nhiều nơi thấy vụ xuân hè toàn gieo mạ và cấy lúa đúng vào những ngày rét đậm, gây cho mạ chết.

Lúc cấy nhiệt độ quá thấp khiến cho thợ cấy tê cứng chân tay.

Vụ hè thu do nắng nóng bà còn phải đi cấy đêm. Tôi trăn trở xót xa.

Tôi thấy xã viên xã Mỹ Thành đi buộc lúa do ngã đổ. Nhiều nhà không buộc kịp dẫn lúa bị mọc mầm cả cánh đồng.

Tôi bảo tôi muốn giúp bà con đỡ thiệt hại và lúa đỡ bị ngã đổ các bà có đồng ý không?

Họ bảo được thế thì tốt quá chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Trước tình hình đó tôi âm thầm nghiên cứu cầu nguyện tìm giải pháp giúp đỡ bà con nhân dân giảm được thiệt hại do mưa gió gây ra".

Văn bản còn thể hiện sau thời gian quan sát, giữa lúc lúa chín vào tháng 8 năm 2023 thì xảy ra gió giật mạnh. Ông Hoàng đã cầu nguyện để bớt thiệt hại cho xã viên.

Kết quả thiệt hại vụ mùa đó giảm 80% so với vụ mùa 2021-2022. Văn bản này còn có chữ ký và xác nhận của ông Đinh Quang Thành - giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Thành.
Mua đá về rủ ông giám đốc HTX chơi chung luôn. Nể.
 
theo lịch mọi năm thì mùng 3-4 sẽ mưa, nay mùng 6 chưa mưa, anh chơi 4 ngày nữa thì huề vốn cmnr :LOL:
ngon thì chơi kèo 2 tiếng mưa liền
 
Pháp sư cần hiến tế ko, chúng tôi có đội hồng ngưu và cao cấp hơn có đội Đ nữa, vừa cầu đc mưa vừa bỏ đc bớt lũ vô dụng :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-G780G bằng vozFApp
 
Đài khí tượng vs Thầy Hoàng cầu mưa
1713074865074.png


P/s: Mà để thầy Hoàng cầu mưa thì không phải phép lắm. Sử sách ghi lại khi bậc quân vương tạ lỗi với trời đất thì mới mưa to được.

Năm 1128, vua Lý Thần Tông lên ngôi, mùa hè tháng 4 năm ấy gặp hạn hán nặng. Vua trai giới ăn chay, tạ tội trước trời đất cầu đảo, nhờ đó mà xin được mưa.

Mùa hè năm 1134 lại hạn hán nặng, vua Lý Thần Tông cho rước tượng Phật chùa Pháp Vân ở Cát Châu đến Đông Kinh, rồi tạ tội cầu mưa, nhưng đêm ấy chưa có mưa.

Nguyễn Thiên Hựu sốt ruột dâng sớ tâu rằng: “Bệ hạ sửa đức, tha tù oan, thả bớt cung nữ mà trời không mưa thì xin chém đầu thần để tạ trời đất.” (Đại Việt Sử ký Toàn thư). Tờ sớ vừa gửi đi chưa kịp đến tay Vua thì trời đã đổ mưa. Các lộ như Thanh Hoá ở phía nam, Tuyên Quang ở phía bắc đều báo đã có mưa to.

Đến năm 1137 lại gặp phải hạn hán, vua đến chùa Báo Thiên, tạ tội với trời đất, rồi làm lễ cầu mưa. Vua vừa cầu xong đêm ấy trời mưa rất to.


Vua Minh Mạng
Minh Mạng trọng nông, rất quan tâm đến mùa màng, lo lắng mỗi khi có hạn hán, cuốn “Minh Mạng chính yếu” có ghi chép về việc này.

Mùa hè năm 1824 hạn hán, trời lâu ngày không mưa, Vua sai các quan làm lễ cầu đảo nhưng mưa không xuống. Vua lo lắng nói với các quan rằng:

“Từ khi trẫm lên ngôi đến nay, không ngày nào là chẳng lấy sinh dân làm lo, sao lại gặp hạn này vậy. Hay là về chính trị có thiếu sót chăng? Trẫm thấy các vua đời trước, gặp tai biến thì xuống chiếu trách mình và cầu lời nói thẳng. Ôi! Lỗi của mình thì mình tự trách vậy, sao lại phải xuống chiếu; đến việc cầu lời nói thẳng là một việc hư văn. Trẫm ngày thường vẫn mong những thần hạ đều được nói hết lời, há phải đợi đến có thiên biến rồi mới cầu lời nói thẳng hay sao?”

Rồi Vua lệnh cho bộ Lễ xem nơi nào còn sót chưa được phong tặng thì làm, bộ Hình rà soát lại xem án nào còn tồn đọng thì xử ngay. Những kẻ tội nặng thì hoãn xử, hoãn thi hành án với tử tù, những ai tội nhẹ thì khoan hồng giảm án.

Vua cũng chú ý thực hiện ngay việc giảm hình phạt, tiết kiệm chi tiêu, miễn giảm tô thuế, chẩn cấp cứu trợ, v.v..


Đúng tiết Vạn Thọ tức ngày sinh nhật của Vua trời đột nhiên cho mưa lớn. Nhưng Vua cũng tổ chức khánh tiết thật tiết kiệm. Vua nói với các quan rằng:

“Mùa xuân năm nay trong kinh kỳ ít mưa, tỉnh Thanh Hóa về phía bắc có động đất, tỉnh Nghệ An dân đói, lại trộm cắp quấy nhiễu. Gần đây trẫm thường xuống chiếu khoan hồng; giảm hình ngục, tha tô thuế, thôi công tác, chẩn cấp cho kẻ nghèo đói. Lại lệnh cho quan Đại thần đi kinh lược hai tỉnh Thanh – Nghệ để ủy lạo nhân dân, còn sợ trên chưa đáp ứng được lòng trời, dưới chưa yên được nhân dân. Sao dám lấy ngày khánh tiết để tự mình vui vẻ được.”

Rồi Vua lệnh bãi bỏ 23 việc ca nhạc, rước đèn, múa hoa.

Năm 1826 trời lại không mưa, Vua cho lập đàn ở điện Trung Hòa, ăn chay rồi làm lễ cầu đảo, nhận tội với trời đất, lập tức đến ngày hôm sau trời đổ mưa lớn.
 
Last edited:
2024 người ta chế ra máy tính lượng tử, con chip cấy vào Não, du hành xuyên vũ trụ, chiếm cứ sao Hỏa.
Đây xứ nào đó vẫn tin vào mê tín dị đoan, hô mưa gọi gió như thời Trụ Vương xưa mấy ngàn năm trc.:doubt:

Khéo đến năm 2150, cả thế giới 200 quốc gia người ta di cư lên Sao Hỏa, ra ngoài HỆ mặt trời sống hết cả rồi, độc chỉ còn mỗi xứ Đao Lồng vẫn còn sống ở Trái Đất.:sad:
 
Này chắc là thủ tục để hợp thức hoá kim bài miễn tử "giấy chứng nhận tâm thần" đề phòng ngã ngựa để về làm người tử tế đây mà.
 
Back
Top