• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

Người dân ở Thanh Hóa dựng lều lán nhiều ngày để phản đối xây bãi rác

Aya Shalkar

Senior Member
Thanh Hóa - Lo ngại về nguy cơ ô nhiễm, nhiều ngày qua, người dân ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy đã dựng lều lán, tập trung phản đối việc chính quyền địa phương tiến hành xây dựng khu bãi rác gần khu dân cư và khu nghĩa địa.
Theo đó, nhiều ngày qua, người dân tại thôn 1 Bình Hòa, thôn 3 Bình Hòa, thôn 5 Bình Hòa và thôn Vinh của xã Cẩm Bình đã dựng lán trại, tập trung phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải tại thôn 5 Bình Hòa.
Nhiều ngày qua, người dân ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) dựng lán để phản đối việc xây dựng bãi rác. Ảnh: Minh Hoàng
Nhiều ngày qua, người dân ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) dựng lán để phản đối việc xây dựng bãi rác. Ảnh: Minh Hoàng
Theo nhiều hộ dân, sở dĩ họ tập trung phản đối việc xây dựng bãi rác là do địa điểm xây dựng bãi rác ở gần khu dân cư, gần khu nghĩa địa và có nguy cơ ô nhiễm sau khi bãi rác này được xây dựng.
Cũng theo các hộ dân, việc tập trung phản đối bắt đầu diễn ra từ sáng 17.4, khi đơn vị thi công đưa máy móc đến khu vực trên để tổ chức thi công. Thấy vậy, các hộ dân đã tập trung tới ngăn cản, phản đối.
Thậm chí, việc tập trung không chỉ ban ngày, mà cả ban đêm. Ảnh: Minh Hoàng
Thậm chí, việc tập trung không chỉ ban ngày, mà cả ban đêm. Ảnh: Minh Hoàng
“Bãi rác nằm gần khu dân cư, khi làm xong kiểu gì chẳng ô nhiễm. Không những mùi mà nguồn nước ở đầu nguồn núi Ma Mường - khu Đá Bạc cũng có thể bị ô nhiễm. Ngoài ra, bãi rác nằm sát khu nghĩa địa, nơi an nghỉ của những người đã khuất trong làng, làm sao chúng tôi để xây bãi rác nơi này được” - một người dân bức xúc nói.
Liên quan đến sự việc trên, đại diện lãnh đạo UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa xác nhận, sự việc trên kéo dài trong nhiều ngày qua. Đến hôm nay (21.4), vẫn có hàng chục hộ dân tại thôn 1 Bình Hòa, thôn 3 Bình Hòa, thôn 5 Bình Hòa và thôn Vinh đang có mặt tại lều trại để phản đối việc xây dựng bãi rác.
Dung-Lan-Phan-Doi-2.jpg
Người dân mang các vật dụng, đồ dùng ra lán trại để nấu nướng. Ảnh: Minh Hoàng
Người dân mang các vật dụng, đồ dùng ra lán trại để nấu nướng. Ảnh: Minh Hoàng


"Kể từ hôm xảy ra sự việc, xã đã báo cáo đến huyện, đồng thời tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu được mục đích, tầm quan trọng của dự án. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa đồng thuận” - đại diện UBND xã Cẩm Bình thông tin.
Được biết, dự án Bãi tập kết và xử lý rác tại xã Cẩm Bình có diện tích 5.000m2, tổng mức đầu tư hơn 2,8 tỉ đồng, do UBND xã Cẩm Bình làm chủ đầu tư.
Khu vực quy hoạch xây dựng bãi rác (dấu khoanh đỏ). Ảnh: Minh Hoàng
Khu vực quy hoạch xây dựng bãi rác (dấu khoanh đỏ). Ảnh: Minh Hoàng
Theo chính quyền địa phương, việc xây dựng bãi rác tại đồi Ma Mường - khu Đá Bạc là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại xã Cẩm Bình, vì nơi đây là trung tâm giữa các thôn giáp ranh (thôn Xanh, thôn Bình Sơn, thôn 1 Bình Hòa, thôn 3 Bình Hòa, thôn 5 Bình Hòa, thôn Vinh). Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các thôn (thôn Chợ, thôn Tô, thôn Sẻ, thôn Hạc Sơn và thôn Bình Yên) vận chuyển thu gom rác về khu tập kết và xử lý rác.
Ngày 21.4, ông Nguyễn Tiến Lực - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - cho hay, ngày 17.4 vừa qua, huyện nhận được báo cáo của UBND xã Cẩm Bình về sự việc.
Ngay trong chiều cùng ngày, UBND huyện Cẩm Thủy dự định tổ chức đối thoại với người dân, tuy nhiên do có ít người tham dự nên cuộc họp đã phải hủy.
Hiện chính quyền tạm thời dừng xây dựng dự án, tiếp tục tuyên truyền, đối thoại và vận động để người dân ủng hộ thực hiện dự án.
 
Vị trí giáp ranh thì thuận lợi, nhưng không thấy đề cập khoảng cách đến khu dân cư nhỉ
 
không hiểu sao ở Đông lào xây mấy cái hệ thống thu gom, xử lý nước thải với xử lý rác nó lại khó đến vậy. Toàn để tới lúc ngập rác ô nhiễm thải thẳng ra sông các kiểu mới bắt đầu đi làm.
Hoặc có làm thì cũng quy mô nhỏ lẻ và lạc hậu
 
không hiểu sao ở Đông lào xây mấy cái hệ thống thu gom, xử lý nước thải với xử lý rác nó lại khó đến vậy. Toàn để tới lúc ngập rác ô nhiễm thải thẳng ra sông các kiểu mới bắt đầu đi làm.
Hoặc có làm thì cũng quy mô nhỏ lẻ và lạc hậu
Thứ nào có “lợi” ích hơn thì làm, tập trung dăm ba bãi rác làm gì :shame:
 
Công ty FDI thì bắt bẻ vụ mtruong, xử lý nước thải, xử lý rác nghiêm chỉnh. Trong khi các doanh nghiệp VN, Nhà nghỉ thì coi mấy cái luật bảo vệ môi trường chả là gì. Chán
 
bãi rác mà có 2,8 tỉ thì chôn lấp rác à. Làm kiểu này ô nhiễm chắc, người dân phản ánh là đúng rồi.
Bãi này thì tôi nghĩ chắc đào các hố diện tích lớn, xe thu gom đổ vào, sau san phẳng cho lớp đất khác lên rồi chôn tiếp. Kiểu này chứ không có hệ thống xử lý nước rỉ rác cmn gì cả đâu
 
không hiểu sao ở Đông lào xây mấy cái hệ thống thu gom, xử lý nước thải với xử lý rác nó lại khó đến vậy. Toàn để tới lúc ngập rác ô nhiễm thải thẳng ra sông các kiểu mới bắt đầu đi làm.
Hoặc có làm thì cũng quy mô nhỏ lẻ và lạc hậu
Vậy mới gọi là Đông Lào :misdoubt:
Có tầm nhìn, quy hoạch tốt thì đã sánh vai cường quốc năm châu cmnr :sure:
 
không hiểu sao ở Đông lào xây mấy cái hệ thống thu gom, xử lý nước thải với xử lý rác nó lại khó đến vậy. Toàn để tới lúc ngập rác ô nhiễm thải thẳng ra sông các kiểu mới bắt đầu đi làm.
Hoặc có làm thì cũng quy mô nhỏ lẻ và lạc hậu
Thực ra vụ này cũng khó. Tiền phí xử lý rác thu lèo tèo, mà đi thu cũng còn mất công mà chưa chắc dân hợp tác thì tiền đâu mà xây với vận hành chứ. Giờ đóng phí xử lý rác cao lên sẽ có người làm thôi.
 
Nhầm nha. Rác ăn đẹp, thử đầu tư 1 hệ thống bãi + công nghệ xử lý khép kín từ đầu tới cuối xem, ăn ngập mõm chó ngay. Anh phải nhớ là từ cái cây, viên gạch đều là thức ăn hết.
Nhưng mà nó khó, không đủ trình, và dễ phát sinh nhiều cái nhạy cảm. Đó mới động vô đất quy hoạch làm bãi rác đã bị phản đối rồi. Bởi vì thực tế rất nhiều bãi rác đã được xây, nhưng kết quả có xử lý cái gì ra hồn đâu, cũng chỉ là điểm tập kết. Rồi hôi thối, ô nhiễm dân ăn đủ.
Chung cư dễ ăn hơn, nhanh hơn, ít hệ lụy. Và tầng lớp bần nông không ý kiến gì được.
Rác không “ăn” được
 
không hiểu sao ở Đông lào xây mấy cái hệ thống thu gom, xử lý nước thải với xử lý rác nó lại khó đến vậy. Toàn để tới lúc ngập rác ô nhiễm thải thẳng ra sông các kiểu mới bắt đầu đi làm.
Hoặc có làm thì cũng quy mô nhỏ lẻ và lạc hậu
ở nông thôn mà thu tiền rác có chưa đầy 15k 1 tháng, thì ai mà đầu tư. Cá biệt có hộ dân éo thèm đóng tiền rác, ra quăng mẹ xuống mương nước, ở chỗ tôi có cả nguyên xóm luôn, thì chịu thua.
Chửi nhà nghỉ cũng tùy chuyện thôi. vấn đề xử lý rác này thì phải có hợp tác của người dân nữa mới được
 
Back
Top