Smartkey xe máy 'đột tử' vì hàng rào hồng ngoại chống trộm

đã hồng ngoại rồi lại phát tần số :v
7FoUImz.png
 
Bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, đoàn công tác đã xác định tín hiệu 434 MHz được phát ra từ hệ thống chống leo rào điện tử (hàng rào hồng ngoại chống trộm) trên tường rào của một hộ dân gần đó bị lỗi kỹ thuật. Đây được xác định là “thủ phạm” gây nhiễu sóng smartkey.
Tôi thì chỉ thắc mắc cái hệ thống chống leo rào điện tử này hoạt động theo nguyên lý nào thôi ??
 
Tôi thì chỉ thắc mắc cái hệ thống chống leo rào điện tử này hoạt động theo nguyên lý nào thôi ??

Báo nó viết sai đấy. Thực chất nó là hàng rào điện tử như mô hình này

1713773510200.jpeg


Hoặc như này


1713773533781.jpeg



Nó hoạt động dựa trên công nghệ Photo Beam và dùng sóng RF433Mhz để truyền về trung tâm.
Khi hoạt động, như trên mô hình sẽ có 1 đầu phát và 1 đầu thu, bên phát phát ra nhiều hơn 1 tia hồng ngoại, các tia này song song với nhau và hướng về bên thu. Bên thu trong điều kiện bình thường sẽ nhận đầy đủ các tia hồng ngoại này, khi các tia hồng ngoại này bị chặn, tuỳ theo cấu hình, nó sẽ nhận dạng được là có vật cản và truyền về trung tâm cảnh báo thông qua sóng RF433Mhz. Trung tâm báo động sẽ kích hoạt còi, hoặc ánh sáng để gây chú ý.

Tới đây thì có vẻ như nó chả liên quan gì tới việc các smartkey ko hoạt động được đúng ko? tuy nhiên ở VN, theo thông tư 02/2022 của bộ 4 chữ T thì các thiết bị smartkey của ô tô, xe máy sẽ hoạt động chung ở dải băng tần 433.05 đến 434.79 Mhz.
Như vậy, nếu cái hàng rào điện tử kia khi nó hoạt động mà bị cấu hình sai thì sóng mà nó phát ra có thể sẽ đè lên dải băng tần hiện tại của các thiết bị smartkey, và nó làm cho smartkeky với xe máy hoặc ô tô ko liên lạc đc với nhau và bị vô hiệu hoá.

Phương pháp này gần giống cách mà các súng áp chế drone đang hoạt động.
 
Báo nó viết sai đấy. Thực chất nó là hàng rào điện tử như mô hình này
Tên là hệ thống chống leo rào điện tử là đúng đấy bác: Thiết bị chống leo rào điện tử AoLin SH-100TPF - SIEU THI VIEN THONG (https://www.sieuthivienthong.com/thiet-bi-chong-leo-rao-dien-tu-aolin-sh-100tpf-69631.html)
Mà thực ra cũng không phải do cấu hình sai, mà là do thiết bị bị lỗi, liên tục phát ra sóng vô tuyến trong dải tần số 433 MHz, đè lên tín hiệu của điều khiển từ xa xe máy, ô tô ở gần đó, làm cho nó không hoạt động được.
 
Tên là hệ thống chống leo rào điện tử là đúng đấy bác: Thiết bị chống leo rào điện tử AoLin SH-100TPF - SIEU THI VIEN THONG (https://www.sieuthivienthong.com/thiet-bi-chong-leo-rao-dien-tu-aolin-sh-100tpf-69631.html)
Mà thực ra cũng không phải do cấu hình sai, mà là do thiết bị bị lỗi, liên tục phát ra sóng vô tuyến trong dải tần số 433 MHz, đè lên tín hiệu của điều khiển từ xa xe máy, ô tô ở gần đó, làm cho nó không hoạt động được.
giá cũng rẻ phết nhỉ, không biết lắp đặt có phức tạp không
 
giá cũng rẻ phết nhỉ, không biết lắp đặt có phức tạp không
2 trụ 1 tr7 bác ơi. Hàng rào bác càng zic zac thì càng phải lắp nhiều bộ, ngoài ra còn bộ điều khiển trung tâm nữa.
 
Báo nó viết sai đấy. Thực chất nó là hàng rào điện tử như mô hình này

View attachment 2454515

Hoặc như này


View attachment 2454516


Nó hoạt động dựa trên công nghệ Photo Beam và dùng sóng RF433Mhz để truyền về trung tâm.
Khi hoạt động, như trên mô hình sẽ có 1 đầu phát và 1 đầu thu, bên phát phát ra nhiều hơn 1 tia hồng ngoại, các tia này song song với nhau và hướng về bên thu. Bên thu trong điều kiện bình thường sẽ nhận đầy đủ các tia hồng ngoại này, khi các tia hồng ngoại này bị chặn, tuỳ theo cấu hình, nó sẽ nhận dạng được là có vật cản và truyền về trung tâm cảnh báo thông qua sóng RF433Mhz. Trung tâm báo động sẽ kích hoạt còi, hoặc ánh sáng để gây chú ý.

Tới đây thì có vẻ như nó chả liên quan gì tới việc các smartkey ko hoạt động được đúng ko? tuy nhiên ở VN, theo thông tư 02/2022 của bộ 4 chữ T thì các thiết bị smartkey của ô tô, xe máy sẽ hoạt động chung ở dải băng tần 433.05 đến 434.79 Mhz.
Như vậy, nếu cái hàng rào điện tử kia khi nó hoạt động mà bị cấu hình sai thì sóng mà nó phát ra có thể sẽ đè lên dải băng tần hiện tại của các thiết bị smartkey, và nó làm cho smartkeky với xe máy hoặc ô tô ko liên lạc đc với nhau và bị vô hiệu hoá.

Phương pháp này gần giống cách mà các súng áp chế drone đang hoạt động.
Nhưng nếu thế thì cái hàng rào kia chỉ phát sóng xxxMhz kia khi có người trèo thôi đúng ko pro.Chỉ khi nó bị lỗi nó phát sóng hoài thì lúc đó mới xảy ra vấn nạn trên
 
Nhưng nếu thế thì cái hàng rào kia chỉ phát sóng xxxMhz kia khi có người trèo thôi đúng ko pro.Chỉ khi nó bị lỗi nó phát sóng hoài thì lúc đó mới xảy ra vấn nạn trên
Đúng rồi, khi cái tia hồng ngoại giữa 2 đầu bị ngắt thì mới có tín hiệu gửi về khối điều khiển trung tâm để kích hoạt loa, tin nhắn, ....
 
Nó bán đầy trên mạng á, có mấy trăm k. Nhưng phá thì sẽ mất luôn cả wifi vs Bluetooth cả khu luôn thì phải. Ko biết sóng điện thoại 4G có bị ko.
bậy nào. cơ chế nó ko chính xác là "phá sóng". Dùng mạch ESP32 nạp chương trình để bắt chính xác tên mạng wifi cần phá, ko cần biết mật khẩu. Rồi mạch nó tự phát ra hơn chục SSID ảo với tên y chang như vậy, có mật khẩu, và dĩ nhiên ko có internet.
Thiết bị đang dùng mạng đó sẽ bị rối, bị điên bị ngáo do ko phân biệt được SSID nào là thật, cái nào là ảo.
Phá như vậy gọi là "Jamming"
Chương trình đổ vào ấy là mã nguồn mở, có hẳn giao diện web xịn sò, tùy biến đủ thứ.
Tất cả chỉ cần 1 mạch ESP32 với cục pin dự phòng thôi. Anh nào ở post trên tìm high gain antenna booster nữa thì... mà tôi nghĩ anh có động cơ gì đó chứ ko hẳn chỉ đi phá sóng wifi chơi đâu :canny:
 
bậy nào. cơ chế nó ko chính xác là "phá sóng". Dùng mạch ESP32 nạp chương trình để bắt chính xác tên mạng wifi cần phá, ko cần biết mật khẩu. Rồi mạch nó tự phát ra hơn chục SSID ảo với tên y chang như vậy, có mật khẩu, và dĩ nhiên ko có internet.
Thiết bị đang dùng mạng đó sẽ bị rối, bị điên bị ngáo do ko phân biệt được SSID nào là thật, cái nào là ảo.
Phá như vậy gọi là "Jamming"
Chương trình đổ vào ấy là mã nguồn mở, có hẳn giao diện web xịn sò, tùy biến đủ thứ.
Tất cả chỉ cần 1 mạch ESP32 với cục pin dự phòng thôi. Anh nào ở post trên tìm high gain antenna booster nữa thì... mà tôi nghĩ anh có động cơ gì đó chứ ko hẳn chỉ đi phá sóng wifi chơi đâu :canny:
Nhưng cái này chỉ wi-fi, còn loa kéo thì Bluetooth mà fen. Chủ yếu phá ko cho kết nối loa hay mic gì đấy.
 
Nhưng cái này chỉ wi-fi, còn loa kéo thì Bluetooth mà fen. Chủ yếu phá ko cho kết nối loa hay mic gì đấy.
Có 2 loại phá đấy bác. Phá kiểu spam SSID và phá kiểu phát sóng 1 dải tần số trùng với dải tần wifi, bluetooth, micro, sóng của thiết bị phá mạnh hơn đè lên các thiêt bị kia nên các thiết bị kia không kết nối được (phương pháp này tương tự với phương pháp phá sóng drone, smartkey, phá sóng di động...).
Các thiết bị phá sóng nói chung tuyệt đối không được dùng nhé các bác. Chỉ có 2 lực lượng quân đội và công an mới được sử dụng thôi.
 
Back
Top