Sốt ruột giá USD vọt lên, doanh nghiệp than làm không đủ trả nợ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Giá USD được niêm yết tại các ngân hàng tăng trở lại sau thời gian hạ nhiệt, lên mốc 25.484 đồng bán ra. Các doanh nghiệp cần thanh toán hay trả nợ bằng đồng USD than khó khăn, chật vật khi thu xếp dòng tiền.

1715483149156.png

Giá USD lại tăng lên sau một thời gian hạ nhiệt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ghi nhận giá USD tại các ngân hàng lẫn trên thị trường tự do tăng mạnh trở lại trong ngày 11-5. Theo đó, trên thị trường chính thức, các ngân hàng để giá USD ở mức kịch trần, như Vietcombank mua vào ở mức 25.154 đồng - bán ra 25.484 đồng.

Trên thị trường tự do, đồng bạc xanh cũng tăng mạnh 50 đồng, mua vào với giá 25.720 đồng, bán ra 25.800 đồng.

Sốt ruột nhìn giá USD tăng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại TP.HCM, cho biết những năm trước đơn vị vay USD với lãi suất dao động trên dưới 3%, nhưng nay lên 4-5%, thậm chí có hợp đồng phải trả trên dưới 6-7%.

Chưa kể, lúc vay USD chỉ hơn 24.000 đồng/USD nhưng nay đến lúc trả đã gần 25.500 đồng.

"Doanh nghiệp bán hàng thu về bằng VND nhưng lại phải trả tiền và lãi vay neo theo USD nên khó càng thêm khó. Với lãi suất và tỉ giá USD hiện nay, chúng tôi làm ra gần như không đủ để trả nợ", vị lãnh đạo doanh nghiệp rầu rĩ.

Là đơn vị chuyên sản xuất đồ uống, nước giải khát, ông Nguyễn Đặng Hiến - tổng giám đốc công ty Tân Quang Minh (TP.HCM), cho biết doanh nghiệp đang khá áp lực bởi nhiều sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu... đều cần thanh toán bằng USD, thậm chí có những thứ mua trong nước bằng VNĐ nhưng vẫn quy đổi ra tỉ giá USD.

Theo ông Hiến, với tỉ giá tăng, giá thành sản xuất cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, bán thị trường trong nước thì "không dễ dàng để tăng giá",

"Khoảng 82% lượng hàng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước.

Do đó, nếu giá thành sản xuất tăng 2-3% thôi thì đơn vị cũng "đuối" vì tiêu thụ sẽ chậm, rất khó để tăng giá bán. Khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ thiệt hại nặng với tỉ giá, trường hợp trả nợ vay bằng USD thì càng khó khăn", ông Hiến nói.

Ông Tạ Quang Huyên - chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Sơn 1 (Bình Phước), cho biết hiện 80-85% nguyên liệu cho chế biến phải nhập khẩu, thanh toán đều bằng USD nên doanh nghiệp thấy áp lực.

Tuy nhiên, do lượng điều chế biến phần lớn đều phục vụ cho thị trường xuất khẩu và thu về bằng USD, nên phần nào giúp cân đối lại.

Theo đại diện Hiệp hội điều Việt Nam, để hạn chế rủi ro từ câu chuyện tỉ giá, các doanh nghiệp cần tính toán, cân đối giá nguyên liệu nhập vào và xuất đi, nên có hợp đồng rõ ràng và ưu tiên xuất nhập trong ngắn hạn, hạn chế việc tích trữ, đầu cơ hàng dài hạn.

Ngoài ra, có thể chọn giao kèo tỉ giá trong mức ổn định, hoặc việc ưu tiên thanh toán một phần nhỏ giá trị đơn hàng nhập, về tới Việt Nam mới thanh toán phần còn lại giúp doanh nghiệp chủ động đàm phán giá xuất khẩu có lợi hơn, tranh được rủi ro về tỉ giá.

Bà Hoàng Thị Liên, chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, cho biết với giá trị xuất khẩu gấp nhiều lần nhập và được thanh toán chủ yếu bằng USD, biến động tỉ giá còn có lợi.

Tuy vậy, bà Liên cho rằng vẫn có trường hợp rủi ro và chịu áp lực lớn nếu không tính toán kỹ giá mua vào và bán ra.

"Thay vì vay USD bằng cách thông thường với nhiều rủi ro, doanh nghiệp có thể dùng hợp đồng ngoại thế chấp ngân hàng để vay USD trong ngắn hạn và trả sớm sau đó khi xuất được hàng".

1715483169650.png

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vay nợ bằng USD chịu áp lực kép

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Nhật Nam - cựu phó tổng giám đốc một ngân hàng ở Hà Nội cho biết, doanh nghiệp vay nợ USD có thể chịu thiệt kép từ tỉ giá và lãi suất USD trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ "chật vật" hơn những khoản vay lãi suất cố định. Bởi ngoài chênh lệch tỉ giá hối đoái, doanh nghiệp còn phải chịu thêm chi phí lãi vay khi lãi suất USD neo cao.

Ngoài ra, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ rủi ro hơn.

Về giải pháp dự phòng biến động tỉ giá, ông Trần Nhật Nam cho biết, các doanh nghiệp có thể tính toán sử dụng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn hay hợp đồng tương lai. Đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng vay ngoại tệ. Tùy vào vị thế mỗi doanh nghiệp có thể thỏa thuận điều kiện phù hợp nhằm chủ động ứng phó rủi ro.

"Khi doanh nghiệp xác định phải trả nợ trong một khoảng thời gian xác định, họ có thể mua hợp đồng tương lai theo tỉ giá được thỏa thuận. Đến kỳ hạn thực hiện hợp đồng, dù tỉ giá tăng hay giảm, hai bên vẫn sẽ thực hiện tỉ giá theo hợp đồng", ông Trần Nhật Nam giải thích thêm.

..............
 
ko rõ nếu nhập từ TQ họ chịu nhận NDT thì chắc áp lực đỡ hơn nhỉ, chứ đô la nước Mỹ còn in cho nước Mỹ k đủ dùng mà :beat_brick:
 
Bao năm ko tự chủ nguyên liệu, nhập về gia công => thu lợi nhuận. Làm ăn kdoanh chả bấp bênh. học a HPG ý. cần là ra A4 TĂNG GIÁ BÁN
TAQombK.png
 
Nhập khẩu nguyên vật liệu giá đắt là một phần. Phần lỗ vì đi vay USD, cũng tương đối khủng đấy. Thấy như bọn Novaland Q1 đã lõm hơn 400 tỏi vì USD lên giá (ví dụ vay 100tr đô giá 23 thì nợ 2300 tỏi, nhưng lên 24 thì là nợ 2400 tỏi lỗ 100 tỏi rồi).

Trước kia giá USD ổn định, lãi vay của Tây rất thấp so với lãi vay ở VN nên thi nhau đi vay ngoại tệ hơi bị nhiều, từ công ty BĐS, NH, CK đến các nhà máy sản xuất, nhà máy điện...
 
Nhập khẩu nguyên vật liệu giá đắt là một phần. Phần lỗ vì đi vay USD, cũng tương đối khủng đấy. Thấy như bọn Novaland Q1 đã lõm hơn 400 tỏi vì USD lên giá (ví dụ vay 100tr đô giá 23 thì nợ 2300 tỏi, nhưng lên 24 thì là nợ 2400 tỏi lỗ 100 tỏi rồi).

Trước kia giá USD ổn định, lãi vay của Tây rất thấp so với lãi vay ở VN nên thi nhau đi vay ngoại tệ hơi bị nhiều, từ công ty BĐS, NH, CK đến các nhà máy sản xuất, nhà máy điện...
Năm nay nó mà không cho vay tiếp để xoay dòng tiền là mệt à
 
Bao năm ko tự chủ nguyên liệu, nhập về gia công => thu lợi nhuận. Làm ăn kdoanh chả bấp bênh. học a HPG ý. cần là ra A4 TĂNG GIÁ BÁN
TAQombK.png
Giờ thằng làm đinh còn phải đi đào mỏ chế sắt hay sao anh? Trong nước cugn cấp không được nguyên liệu đáp ứng nhu cầu người ta mới đi mua nước ngoài. SX chứ có phải mua hàng tiêu dùng đâu mà sính ngoại
 
Giờ thằng làm đinh còn phải đi đào mỏ chế sắt hay sao anh? Trong nước cugn cấp không được nguyên liệu đáp ứng nhu cầu người ta mới đi mua nước ngoài. SX chứ có phải mua hàng tiêu dùng đâu mà sính ngoại
ngành nào chả có cái khó? Cố mà tự chủ dần, đa dạng hoá nguồn cung....
  • Thằng vin nó tự chủ đc sx oto ko? Tìm cách mà tự chủ.
  • thằng hpg tự nhiên làm trùm thép? Cũng fai cố mà tự chủ bằng mọi cách.
  • Nguyên liệu của đồ uống nc giải khát là gì quái chiêu mà buộc fai nhập + gia công bán lại nhỉ?
    hN9ELYX.png
  • Ae xkhau lãi to im re, ae nhập khẩu thì kêu như vạc
    MaVzVbd.png
 
ngành nào chả có cái khó? Cố mà tự chủ dần, đa dạng hoá nguồn cung....
  • Thằng vin nó tự chủ đc sx oto ko? Tìm cách mà tự chủ.
  • thằng hpg tự nhiên làm trùm thép? Cũng fai cố mà tự chủ bằng mọi cách.
  • Nguyên liệu của đồ uống nc giải khát là gì quái chiêu mà buộc fai nhập + gia công bán lại nhỉ?
    hN9ELYX.png
  • Ae xkhau lãi to im re, ae nhập khẩu thì kêu như vạc
    MaVzVbd.png
Anh tưởng doanh nghiệp không muốn tự chủ sản xuất à.

Anh lấy ví dụ anh HPG làm chủ ngành thép do tự chủ được sản xuất mà anh ko biết các thằng khác muốn được tự chủ, đầu tư cả đống tiền luôn nhưng nhà nước lúc đầu cho, lúc sau nghỉ lại, say "éo" ngang xương; tốn cả đống của cải xã hội. Việc đó anh lại ko đề cập.

1000014458.jpg
 
Last edited:
ngành nào chả có cái khó? Cố mà tự chủ dần, đa dạng hoá nguồn cung....
  • Thằng vin nó tự chủ đc sx oto ko? Tìm cách mà tự chủ.
  • thằng hpg tự nhiên làm trùm thép? Cũng fai cố mà tự chủ bằng mọi cách.
  • Nguyên liệu của đồ uống nc giải khát là gì quái chiêu mà buộc fai nhập + gia công bán lại nhỉ?
    hN9ELYX.png
  • Ae xkhau lãi to im re, ae nhập khẩu thì kêu như vạc
    MaVzVbd.png
Tự chủ là đi hỏi nhưng nhà cung cấp trong nước có hàng phù hợp với nhu cầu không => hết. Kể cả Mỹ hay Âu cũng được mấy thằng đóng kín quy trình sản xuất của mình. Tesla hay Apple rồi cũng phải đi mua kim loại hiếm từ thằng khác, vẽ ra con chip rồi lặn lội sang nước khác gia công vậy thôi. Hòa Phát với VIn không dính cứng ngắc đến chú phỉnh thì tiền với chính sách đâu ra mà nghiên cứu công nghệ, quốc gia xịn người ta đổ hàng đống tiền cổ vũ nghiên cứu từ hàn lâm đến công ty tư nhân, con Vịt chỉ cần các anh để yên đừng nhũng nhiễu cty là mừng chetme rồi mà cũng không được đấy.
Nguyên liệu của nước giải khát như nước, đường mía, thì ai mà nhập. Nhưng phụ gia Vn mình ai sản xuất với độ tinh khiết đủ chuẩn thực phẩm anh? Bên tôi làm muốn tìm bột màu nguồn gốc Vn đây nhưng không có chỗ nào bán hàng phù hợp nên mới phải nhập, chứ lúc họp trước khi thăm dò là xác định là giữ 1 phần nguyên liệu ở Vn dù giá cao hơn nhé.
Còn sao thằng lãi không than mà thằng khổ than mà cũng phải hỏi lý do?
 
Khoai lắm, định hướng ngay từ đầu sai cmnr. Thay vì định hướng theo chuỗi thì motel khuyến khích theo kiểu, mỗi DN là một cá thể tiêng biệt. Cuối cùng thành đi nhập “thô” cmn hết, xuất cũng “thô” hết cmnl. :sick: Tỉ giá chênh lệch thì ăn đủ thôi
 
ngành nào chả có cái khó? Cố mà tự chủ dần, đa dạng hoá nguồn cung....
  • Thằng vin nó tự chủ đc sx oto ko? Tìm cách mà tự chủ.
  • thằng hpg tự nhiên làm trùm thép? Cũng fai cố mà tự chủ bằng mọi cách.
  • Nguyên liệu của đồ uống nc giải khát là gì quái chiêu mà buộc fai nhập + gia công bán lại nhỉ?
    hN9ELYX.png
  • Ae xkhau lãi to im re, ae nhập khẩu thì kêu như vạc
    MaVzVbd.png
Thì thằng nào lỗ há mồm phải kêu thôi. Tụi xuất khẩu đang rủng rỉnh tiền kêu làm j
 
tỉ giá lên sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài (cụ thể là TQ), đúng ý 1 số anh trên này đòi đánh thuế hàng nhập khẩu, khuyến khích DN trong nước tự chủ còn gì :sexy_girl:
 
Anh tưởng doanh nghiệp không muốn tự chủ sản xuất à.

Anh lấy ví dụ anh HPG làm chủ ngành thép do tự chủ được sản xuất mà anh ko biết các thằng khác muốn được tự chủ, đầu tư cả đống tiền luôn nhưng nhà nước lúc đầu cho, lúc sau nghỉ lại, say "éo" ngang xương; tốn cả đống của cải xã hội. Việc đó anh lại ko đề cập.

View attachment 2488582
bài báo còn đoạn dưới hay lắm. Nhưng có 1 điều chắc chắn là HSG ko ngoo gì bỏ vốn 100% dự án mà là đi vay, Vay fai nhìn rủi ro, dư thép mất giá ai chịu? Bgio nhu cầu thép tăng vọt gấp 2 gấp 3....ngta ms tin tưởng cho VAY Đc.
TAQombK.png
 
Tự chủ là đi hỏi nhưng nhà cung cấp trong nước có hàng phù hợp với nhu cầu không => hết. Kể cả Mỹ hay Âu cũng được mấy thằng đóng kín quy trình sản xuất của mình. Tesla hay Apple rồi cũng phải đi mua kim loại hiếm từ thằng khác, vẽ ra con chip rồi lặn lội sang nước khác gia công vậy thôi. Hòa Phát với VIn không dính cứng ngắc đến chú phỉnh thì tiền với chính sách đâu ra mà nghiên cứu công nghệ, quốc gia xịn người ta đổ hàng đống tiền cổ vũ nghiên cứu từ hàn lâm đến công ty tư nhân, con Vịt chỉ cần các anh để yên đừng nhũng nhiễu cty là mừng chetme rồi mà cũng không được đấy.
Nguyên liệu của nước giải khát như nước, đường mía, thì ai mà nhập. Nhưng phụ gia Vn mình ai sản xuất với độ tinh khiết đủ chuẩn thực phẩm anh? Bên tôi làm muốn tìm bột màu nguồn gốc Vn đây nhưng không có chỗ nào bán hàng phù hợp nên mới phải nhập, chứ lúc họp trước khi thăm dò là xác định là giữ 1 phần nguyên liệu ở Vn dù giá cao hơn nhé.
Còn sao thằng lãi không than mà thằng khổ than mà cũng phải hỏi lý do?
bên công nghệ thực phẩm a thử hỏi Viện công nghệ thực phẩm BK chưa? mà dính đến đồ này đám NDT chả đầy ra lq gì tỷ giá usd
I6Rliqu.png
 
bài báo còn đoạn dưới hay lắm. Nhưng có 1 điều chắc chắn là HSG ko ngoo gì bỏ vốn 100% dự án mà là đi vay, Vay fai nhìn rủi ro, dư thép mất giá ai chịu? Bgio nhu cầu thép tăng vọt gấp 2 gấp 3....ngta ms tin tưởng cho VAY Đc.
TAQombK.png
Chuyện vốn thì khỏi lo. Nội chạy data nhu cầu nhập khẩu cán nóng từ TQ trong 1 năm ra là đủ để các bank ùa vào cho anh Vũ vay rồi.
Nhưng chắc cái anh Vũ éo ngờ được là "tầm nhìn" của các bác.

Cái đoạn dưới bác nói hay lắm chắc là cái này. Thôi thì vật chất quyết định ý thức.
1000014460.jpg
 
Back
Top