Trung Quốc: Rắn hổ mang kịch độc 'gõ cửa' nhà dân

Bing AI

Senior Member

Người phụ nữ ở Trung Quốc nghe tiếng gõ cửa và hoảng hốt khi phát hiện một con rắn hổ mang đang cuộn tròn ngay hiên nhà.


Rắn hổ mang Trung Quốc chủ yếu hoạt động vào ban ngày và chứa độc tính cực mạnh. Ảnh: Wallpaper.com.
10805132.jpg

10805132.jpg
Rắn hổ mang Trung Quốc chủ yếu hoạt động vào ban ngày và chứa độc tính cực mạnh. Ảnh: Wallpaper.com.
Người phụ nữ khoảng 66 tuổi, sống ở một ngôi làng gần Hàng Châu, miền đông Trung Quốc, cho biết khi đang xem ti vi thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Khi bà mở cửa để xem ai đến, con rắn nhanh chóng bò thẳng vào nhà.
Quá sợ hãi, người phụ nữ chạy khỏi nhà và gọi điện cầu cứu. Khi cảnh sát đến, họ nhận ra rằng con rắn có thể đã vào nhà để tìm nơi trú ẩn khỏi thời tiết nóng bức.
"Tôi nghĩ con rắn muốn trốn vào nhà vì bên ngoài quá nóng. Nó nằm ở cửa và bây giờ đã trườn vào nhà," người phụ nữ nói, theo Global Times.
Cuối cùng, cảnh sát đã bắt được con rắn và thả về môi trường sống tự nhiên của nó.
Một số loài rắn hổ mang có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, bao gồm rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang đơn sắc và rắn hổ mang Đông Dương.
Con rắn hổ mang Trung Quốc, còn được gọi là rắn hổ mang Đài Loan hay rắn hổ mang bành, có độc tính cao, dài tới 1,5 mét, một số cá thể hiếm có thể đạt tới hơn 1,8 mét.
Nọc của rắn rất độc và chứa một hỗn hợp độc tố thần kinh, độc tố tế bào và độc tố tim. Vết cắn có thể dẫn đến đau dữ dội và sưng ở vị trí vết cắn, sau đó là hoại tử, cũng như tê liệt, khó thở và đôi khi tử vong.
Tuy nhiên, việc chăm sóc y tế kịp thời và sử dụng huyết thanh kháng độc sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong. Lượng nọc độc được tiêm vào sau khi bị cắn có thể khác nhau, càng nhiều nọc độc hơn sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn. Trẻ em, người già và những người bệnh nền cũng có nguy cơ cao hơn.
Rắn hổ mang Trung Quốc được tìm thấy ở một số nơi như: rừng, đồng cỏ, vùng đất ngập nước và các khu vực nông nghiệp. Những con rắn này chủ yếu hoạt động vào ban ngày nên người dân khu vực dễ dàng bắt gặp chúng hơn.
Huyết thanh kháng nọc rắn hiếm và đắt tiền. Khi không may bị rắn độc cắn, mọi người cần sơ cứu đúng cách để hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể:
  • Động viên bệnh nhân bình tĩnh và hạn chế cử động.
  • Đặt vùng bị cắn nằm thấp hơn tim để làm chậm mức độ hấp thu độc tố.
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
  • Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng vải hoặc nẹp.
  • Dùng một miếng gạc hoặc vải khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
 
Năm nay miền bắc hổ mang trung quốc cũng rất nhiều, chắc do hợp thời tiết.
Nhà mình đầu năm đến giờ phải thấy gần chục con, trong khi những năm trước không có
 
Mình méo biết rắn gì với rắn gì, cứ thấy rắn là sợ, hôm trước có con rắn nước vào vườn mà phải nhờ người bắt hộ :burn_joss_stick:
 
Dân Tầu chắc không có thói quen xài rượu ngâm rắn độc ấy nhể
Gốc tàu nó ngâm dược liệu sâm, linh chi, các cây thuốc quý, sau này biến tấu tới vn thì ngâm đủ thứ rắn, tắc kè, bìm bịp... các loại động vật.

Nhưng k biết rằng bổ thì có bổ nhưng ngâm các loại protein dù gì cũng bị phân hủy như xác thối.

Rượu bìm bịp, cái ng ta cần là thuốc mà còn bìm bịp nó hái về chữa cho con nó, đây mấy ô ngâm cả con bìm bịp thì chịu luôn
 
mèo tới nhà thì khó
chó đến nhà thì sang
còn rắn gõ nhà có chết :D
Bớt tin mấy cái này đi fen, năm ngoái đứa bạn tôi có con rắn chui vào nhà, trốn ở bàn thờ, lên mạng hỏi ai cũng bảo nhà có người chết, rồi vận xui xẻo các kiểu, bố mẹ nó thì lo vl nhưng nó kệ, kết quả chả có gì, cả nhà yên ấm, chức vụ lại còn tăng tiến ấy chớ.
 
Bớt tin mấy cái này đi fen, năm ngoái đứa bạn tôi có con rắn chui vào nhà, trốn ở bàn thờ, lên mạng hỏi ai cũng bảo nhà có người chết, rồi vận xui xẻo các kiểu, bố mẹ nó thì lo vl nhưng nó kệ, kết quả chả có gì, cả nhà yên ấm, chức vụ lại còn tăng tiến ấy chớ.
chủ yếu là câu cuối á bác :LOL:
chứ 2 cái trên là truyền miệng, câu dưới mình chế :D
 
chủ yếu là câu cuối á bác :LOL:
chứ 2 cái trên là truyền miệng, câu dưới mình chế :D
Kể cả 2 câu trên cũng thế thôi, các cụ ngày xưa quan niệm tâm linh lắm, thấy con mèo nó cứ kêu mew. mèw, thì phát âm hơi giống chữ nghèo, con chó thì gâu gâu gần giống với chữ giàu nên cứ bảo chó vào nhà thì giàu thôi. Ông mình hồi xưa làm thầy dạy chữ nho nên nói vậy, chứ bây giờ người ta lại diễn giải theo cách khác, nhưng chung quy lại thì vẫn ở phạm trù mê tín. :byebye:
 
Xv0BtTR.png

Làm nhớ đợt trước có cái clip, có con rắn nó chui vô phòng.
Làm tưởng tượng: đang ngủ ngon, mà con rắn to cỡ đó mà nó bò vào phòng thì không biết chạy đường nào
 
Bớt tin mấy cái này đi fen, năm ngoái đứa bạn tôi có con rắn chui vào nhà, trốn ở bàn thờ, lên mạng hỏi ai cũng bảo nhà có người chết, rồi vận xui xẻo các kiểu, bố mẹ nó thì lo vl nhưng nó kệ, kết quả chả có gì, cả nhà yên ấm, chức vụ lại còn tăng tiến ấy chớ.
Ngày xưa nhà tôi có con rắn chui vào nhà đây. Con rằn mòng thôi, đoán là sổng vì ở gần cũng có người đi bắt rắn. Cái thời ý còn nghèo, cả nhà ngồi nền đá hoa xem TV, đèn thì tắt hết cho đỡ tốn tiền điện, chỉ tối mờ mờ, tự nhiên thấy con rắn ngay bên cạnh. Lúc đầu không biết gì, thấy nó cử động phát mới tá hoả. May mà nền đá nên nó cũng ko chạy nhanh được, mang gậy vào đập rồi vứt đi thôi.
 
Kể cả 2 câu trên cũng thế thôi, các cụ ngày xưa quan niệm tâm linh lắm, thấy con mèo nó cứ kêu mew. mèw, thì phát âm hơi giống chữ nghèo, con chó thì gâu gâu gần giống với chữ giàu nên cứ bảo chó vào nhà thì giàu thôi. Ông mình hồi xưa làm thầy dạy chữ nho nên nói vậy, chứ bây giờ người ta lại diễn giải theo cách khác, nhưng chung quy lại thì vẫn ở phạm trù mê tín. :byebye:
mê tín thì hên xui tuỳ thằng
có khi chó vào giàu thật
qua mới trúng lô 100k con 91 nên câu đó đúng 101% :D
 
Back
Top