Nợ nần dây chuyền trong ngành xây dựng

okmen

Senior Member
Chủ đầu tư nợ nhà thầu chính, thầu chính nợ thầu phụ, nợ thầu ngách… Các công ty xây dựng lớn nhỏ đối diện với cảnh thiếu việc, cắt giảm lao động, nợ nần dây chuyền.

Nhiều nhà thầu xây dựng trải qua một năm khó khăn do bị ảnh hưởng từ thị trường bất bộng sản. Ảnh: QUANG THẾ

Nhiều nhà thầu xây dựng trải qua một năm khó khăn do bị ảnh hưởng từ thị trường bất bộng sản. Ảnh: QUANG THẾ

Hàng loạt công ty xây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các đơn vị thi công cảnh quan, thiết bị phụ trợ cho dự án bất động sản… trải qua năm 2023 cực kỳ khó khăn. Có người còn nói 2023 là năm bết bát nhất của ngành xây dựng trong vòng một thập niên qua. Dự báo thị trường bất động sản năm 2024 vẫn chưa khởi sắc nên biểu đồ tăng trưởng của các nhà thầu lẫn các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chưa thể đi lên.

Nhà thầu làm ăn bết bát

Hằng năm, vừa hết Tết là các công trình rôm rả đón công nhân trở lại. Nhưng sau kỳ nghỉ Tết năm 2024, đã qua mùng 10 tháng giêng, nhiều nhà thầu vẫn còn "nghỉ Tết" vì không có công trình. Trước Tết, nhiều công ty thi công xây dựng còn phải nghỉ sớm bởi năm qua chỉ nhận được vài công trình nhỏ. Và không chỉ khối thi công, các kỹ sư, thiết kế và nhân viên văn phòng cũng thiếu việc làm.

Vừa hoàn thành một công trình nhà ở tại TP Thủ Đức trước Tết, ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc một công ty xây lắp hoạt động hơn 10 năm, cho biết chưa bao giờ doanh nghiệp này làm ăn bết bát như năm qua. Theo ông Tuấn, những năm trước doanh nghiệp ông tới tấp nhận thầu các công trình, làm không hết việc. Những công trình cấp bách còn trả thêm lương để khuyến khích công nhân làm việc đến những ngày cận Tết.

Nhưng từ cuối 2022 và cả năm 2023, công ty ông chỉ nhận được vài công trình, công ty còn chấp nhận làm nhà thầu phụ, xây dựng những phần rất đơn giản như hệ thống sân bãi của chung cư. "Hiện nay, chỉ cần có công trình là tôi nhận để có việc nuôi anh em. Quan trọng hơn là có công trình, còn doanh thu là còn dòng tiền, còn được vay ngân hàng để cân đối mọi chi phí", ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, công trình ít, dự án đầu tư công cũng không nhiều nên cạnh tranh giữa các nhà thầu rất khốc liệt. Nhiều nhà thầu chấp nhận lợi nhuận rất mỏng hoặc làm dưới giá vốn để có việc làm nuôi quân.

Những năm trước, phần lớn doanh thu của các nhà thầu cơ điện là các dự án nhà ở, văn phòng cao tầng. Hiện tại, thị trường không có nhiều dự án mới nên doanh thu của các nhà thầu cơ điện cũng tụt dốc. Lãnh đạo một công ty thi công cơ điện tại TP.HCM nói năm 2023 vừa qua, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp này giảm mạnh nên phải cắt giảm lượng nhân sự lớn để bảo đảm cân đối thu chi.

Theo ông Lê Mai Hữu Lâm - tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi, các nhà thầu, doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị điện đã dự báo trước kịch bản giảm doanh thu và lợi nhuận khi thị trường bất động sản đóng băng…..

 
Cty nợ 3 tháng lương gần 100tr chưa trả đồng nào, ai mà có gđ thì tâm trí đâu mà làm nổi chời
LTT2cUR.gif
 
Bạn thân tôi đang làm kế toán công nợ cho công ty phân phối gạch đá lát kể tình hình nợ nần của các đại lý be bét lắm.
Sếp thì cứ muốn tiền có ngay còn đại lý thì thẳng thừng luôn là phải cho nợ lại còn đéo cho nợ thì nó quay sang lấy hàng chỗ khác.
Năm trước hàng cao cấp còn bán được chứ năm nay hàng cao cấp ế chỏng chơ, bán chạy mỗi hàng rẻ tiền.
Công ty thì cứ kiếm cớ đuổi dần nhân viên, ép nhân viên cũ phải làm thêm việc do doanh số năm nay giảm mạnh hơn năm cũ nhiều quá.
Ngồi cafe với nó trong lúc đéo có khách đi xe ôm nghe mà nẫu ruột.
Công nhận năm nay kinh tế nát thật.
Đâu đâu cũng thấy các shop kêu ế ẩm.
 
ngành nào chả dây chuyền
chỉ có cha bán cho con, con vay tiền cha mới sống thôi
 
Bạn thân tôi đang làm kế toán công nợ cho công ty phân phối gạch đá lát kể tình hình nợ nần của các đại lý be bét lắm.
Sếp thì cứ muốn tiền có ngay còn đại lý thì thẳng thừng luôn là phải cho nợ lại còn đéo cho nợ thì nó quay sang lấy hàng chỗ khác.
Năm trước hàng cao cấp còn bán được chứ năm nay hàng cao cấp ế chỏng chơ, bán chạy mỗi hàng rẻ tiền.
Công ty thì cứ kiếm cớ đuổi dần nhân viên, ép nhân viên cũ phải làm thêm việc do doanh số năm nay giảm mạnh hơn năm cũ nhiều quá.
Ngồi cafe với nó trong lúc đéo có khách đi xe ôm nghe mà nẫu ruột.
Công nhận năm nay kinh tế nát thật.
Đâu đâu cũng thấy các shop kêu ế ẩm.
Bốc bát họ ăn trước rồi thì giờ lai lưng ra trả thôi.
Mà thằng bốc bát họ lại éo phải thằng trả tiền.
Nên là vẫn phải chờ chu kỳ khởi sắc lại
 
ông bác ruột làm chủ thầu xây dựng cũng khó khăn trong việc nhận xây nhà dân, ông bô tôi đi làm cho bác cũng phải nghỉ luân phiên để bác còn giữ thợ làm.
 
Nghĩ lại cay, còn 200tr từ 2017 đến giờ ko đòi nổi.
Cái nghề này xuống đáy vì nợ dây chuyền, CĐT cả ngàn lý do để ko ký BBNT dẫn đến nhà thầu ko thể nào hoàn thành công trình mà đòi thanh toán.
2016 làm thêm da nọ, thỏa thuận 50 củ nó trả đến 40 còn 10củ quỵt đến giờ, còn làm hs lẻ tẻ quỵt vài củ thì...đầy :doubt:
 
Đã thế lâu nay các diễn đàn cho ngành xây dựng còn biến mất hết chẳng thể nào mà public thông tin nợ xấu được toàn đăng trong các hội nhóm search google thì ko ra. Thành ra các con nợ vẫn cứ vẽ hươu vẽ vượn tùy ý, chủ nợ toàn thợ thuyền với nhà thầu đòi tiền như ăn xin
 
Đất nhà tăng phi mã gà mãi đâu cho mà lùa
Giờ cả ngành nợ qua nợ lại, dân cũng k dám xuống tiền
 
chi phí đầu tư cho 1 công trình là cực kỳ lớn, mà để có vốn thì phải bán từ lúc còn trên giấy thì mới có chi phí mà chay. Sau này đẻ ra món trái phiếu để huy động thì bị gõ sặc tiết hết rồi. Hết tiền mà ko làm tiếp để bán được nữa thì ôm nhau xuống mồ cả lũ thôi. Các dự án làm sai giờ xác định để tồn tại làm tiếp dc khó lắm :byebye:
 
Back
Top