13 năm ấp ủ và hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Hà Nội 15

Rapper LK

Senior Member
Những ngày đầu tháng 3/2024, dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang được thi công gấp rút với mục tiêu hoàn thành cơ bản giai đoạn 1, kịp đón khách tham quan vào giữa năm.

Hiện, máy bay, xe tăng và nhiều loại khí tài cỡ lớn thu thập từ các cuộc kháng chiến, gắn bó với nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng được trưng bày cả trong và khuôn viên bên ngoài của bảo tàng quân sự lớn nhất Việt Nam.

13 năm ấp ủ và hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Hà Nội - 1


13 năm ấp ủ và hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Hà Nội - 2


Là người tham gia tiếp nhận, vận chuyển hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) và các kho lưu trữ để đưa về trụ sở mới, Thượng tá Phạm Vũ Sơn, Trưởng phòng Sưu tầm (Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) bày tỏ vui mừng khi bảo tàng đã có không gian rộng rãi để bài trí thêm nhiều hiện vật lịch sử gắn với sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với công việc, Thượng tá Phạm Vũ Sơn cho biết, với niềm đam mê tìm hiểu lịch sử, sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

"Đến năm 2003, tôi chuyển công tác sang phòng Sưu tầm thuộc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho đến nay", Thượng tá Sơn nói và bày tỏ, hơn 20 năm gắn bó cùng bảo tàng, ông được tiếp xúc, tham gia sưu tầm hàng nghìn hiện vật lịch sử, mỗi hiện vật đều có những giá trị riêng.

Một trong những hiện vật lịch sử để lại cho Thượng tá Sơn nhiều ấn tượng nhất là máy bay vận tải C-130 (còn được gọi là "ngựa thồ"). Với ông Sơn, C-130 không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng đầy tự hào của ông và đồng đội, khi phải mất đến hơn một thập kỷ (từ khi nhận nhiệm vụ) mới đưa được chiếc "ngựa thồ" do Mỹ chế tạo này ra Hà Nội.

13 năm ấp ủ và hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Hà Nội - 3

Việt Nam thu được 7 chiếc vận tải cơ C-130 sau năm 1975. (Ảnh: Tư liệu)
Theo ông Sơn, quân đội Mỹ bắt đầu triển khai máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules đến miền Nam Việt Nam từ năm 1962. Sau đó dòng máy bay này thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, thả truyền đơn và vận chuyển vũ khí dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh.

"Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Việt Nam thu được 7 chiếc C-130 và đã bổ sung ngay vào lực lượng không quân, phục vụ cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam", ông Sơn thông tin.

Đại diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho hay, do tác động của chiến tranh cũng như không có linh kiện sửa chữa, thay thế, đến giữa những năm 1980, không quân Việt Nam quyết định dừng sử dụng C-130, chuyển sang làm hiện vật trưng bày tham quan.

"Cách đây 13 năm, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhận quyết định chuyển giao C-130 về làm hiện vật trưng bày. Tuy nhiên, diện tích trưng bày tại 28A đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội) không đảm bảo nên máy bay được gửi lại Nhà máy A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM)", Thượng tá Sơn nói.

Khi dự án xây dựng bảo tàng mới được thông qua, nhiệm vụ đưa "ngựa thồ" về Hà Nội được đặt ra với quyết tâm cao. Ông Sơn bộc bạch: "Mang được hiện vật C-130 về khuôn viên mới là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ bảo tàng. Sau 13 năm ấp ủ, tôi là thế hệ trẻ, được tiếp nối các chú, các anh đi trước thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao".

13 năm ấp ủ và hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Hà Nội - 4
 
Back
Top