2 từ giúp CEO Nvidia đạt được thành công rực rỡ

4 More Years

Senior Member

Jensen Huang cho rằng một phần thành công của ông là nhờ vào đạo đức làm việc được chui rèn từ quá trình làm công việc rửa bát tại chuỗi nhà hàng Denny's.


Jensen Huang phát biểu tại sự kiện của Foxconn vào tháng 10/2023. Ảnh: Reuters.
anh_thumb.jpg

anh_thumb.jpg
Jensen Huang phát biểu tại sự kiện của Foxconn vào tháng 10/2023. Ảnh: Reuters.


Jensen Huang, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của nhà sản xuất chip Nvidia, tin rằng thành công lâu dài và có ý nghĩa chỉ đến từ 2 thành phần đơn giản: “Nỗi đau và sự hy sinh”.

Đây là cụm từ đã giúp Huang biến Nvidia trở thành nhà cung cấp thống trị toàn cầu về chip trí tuệ nhân tạo. Trong đó, nhu cầu về loại linh kiện này đã vượt xa nguồn cung và giúp giá trị thị trường của Nvidia tăng trưởng chóng mặt.
Hiện tại, các công ty như Google và Meta cũng bắt đầu sản xuất chip AI. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu Omdia, Nvidia vẫn chiếm hơn 70% doanh số bán chip và đi đầu trong việc đào tạo các mô hình AI tổng quát.

Chip của Nvidia thực hiện các nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn, từ tạo văn bản đến nhận dạng khuôn mặt và giọng nói.
“Khách hàng sẵn sàng đợi 18 tháng để mua hệ thống từ Nvidia thay vì mua một con chip có sẵn từ những đối thủ cạnh tranh khác. Điều này thật không thể tin được”, Daniel Newman, nhà phân tích tại Futurum Group cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn với Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford vào ngày 6/3, Huang đã kể về thời kỳ đầu làm việc với mức lương tối thiểu nhằm giải thích cách ông phát triển đạo đức làm việc. Đây là thứ đã giúp CEO Nvidia thành công với tư cách là một CEO ở thời điểm hiện tại.

“Tôi không nghĩ có việc gì đó khó khăn. Hãy nhớ rằng tôi từng là người rửa bát đĩa. Lúc đó, tôi là người rửa bát giỏi nhất của chuỗi nhà hàng Denny’s”, Jensen Huang nói.

Jensen Huang nảy ra ý tưởng thành lập Nvidia trong một bữa ăn tại nhà hàng Denny's cùng với những người đồng sáng lập Chris Malachowsky và Curtis Priem vào năm 1993. Trái với thành công hiện tại, Nvidia từng đứng trước bờ vực phá sản vào năm 1996.
Huang nhớ lại những ngày đầu vất vả khi ông phải tìm cách thích nghi với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Những điều này khiến Nvidia phải loại bỏ công nghệ hiện có của mình và tập trung vào một mẫu chip mới đã chứng minh được sự thành công.
“Sự vĩ đại đến từ tính cách. Tất nhiên, tính cách không được hình thành từ sự thông minh, nó được tạo nên từ những người biết cách chịu đựng”
 
Tôi nghĩ "mối quan hệ" và "chung chi" thì đúng hơn, nếu có tài, có đường lối kinh doanh, có tiền đầu tư nhưng khi đấu thầu không được chọn, bán hàng khách không mua không tin tưởng thì cũng phá sản
 
Tôi nghĩ "mối quan hệ" và "chung chi" thì đúng hơn, nếu có tài, có đường lối kinh doanh, có tiền đầu tư nhưng khi đấu thầu không được chọn, bán hàng khách không mua không tin tưởng thì cũng phá sản
T nghĩ tùy, vd như cty mistral-AI là 1 nhóm engineer unknow làm công nghệ breakout thì đống thằng VC vào xin miếng thôi. Mối quan hệ vs chung chi chỉ đưa được a tới 1 mức độ thôi chứ như Elon Musk hoặc Nivida là đường lối xây hơn chục năm mới đạt đc như hiện tại.

Điển hình nữa là thằng google CEO trùm mqh với chung chi đó mà lo làm business quá nên giờ cty h đang xuống với chậm chân vào AI so với vị thế là người đi đầu.
 
Back
Top