Bệnh viện K và 100 năm dài

Cryolite.0

Senior Member

Ba năm trước, tức 97 năm kể từ khi viên gạch đầu tiên được xây Viện Curie Đông Dương, xây năm 1923, nay là Bệnh viện K, Hà Nội, tấm bia đá ghi tên những người đóng góp xây dựng tòa nhà này mới được lật lại lần đầu.

Bệnh viện K cơ sở 1 số 43 Quán Sứ và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hà Nội, xưa là Viện Curie Đông Dương - Ảnh: NAM TRẦN

Bệnh viện K cơ sở 1 số 43 Quán Sứ và số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hà Nội, xưa là Viện Curie Đông Dương - Ảnh: NAM TRẦN

Các y bác sĩ, chủ nhân hiện tại của Bệnh viện K mới được biết tên những tiền nhân đã góp phần tạo nên cơ sở y khoa chuyên về ung thư cách đây đúng một thế kỷ.

Trên tấm bia đá công đức đó, bên cạnh người Pháp còn có nhiều người Việt như Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, doanh nhân Bạch Thái Bưởi...

...

100 năm cứu người ở Hà Nội​

Nguyên giám đốc Bệnh viện K, GS.TS Nguyễn Bá Đức, đã hơn 40 năm làm việc ở ngôi nhà này kể từ năm 1969 khi thành lập Bệnh viện K.

"Cả đời công tác của tôi đều ở ngôi nhà đó, sau này nghỉ hưu thỉnh thoảng có dịp tôi lại tới. Tôi thuộc từng viên gạch, từng bậc cầu thang, từng con người...", GS Đức kể.

Đầu thế kỷ 20, Viện Curie Paris thành lập, sau đó là viện ở Ba Lan quê hương nhà nữ bác học Marie Curie và tiếp đến là Viện Curie đặt ở Hà Nội.

Theo GS Đức, những năm đầu viện như một doanh nghiệp xã hội không lợi nhuận. Đến 1957, người Pháp bàn giao viện cho Việt Nam, Bộ Y tế khi đó đã tổ chức thành khoa ung thư và sáp nhập vào Bệnh viện Việt Đức, đến 1969 lại tách ra thành Bệnh viện K.

"Khi ấy tôi đã có một năm Y6 học hoàn toàn tại bệnh viện, ra trường thì về bệnh viện. Đầu tiên tôi được phân công làm xạ trị.

Cả bệnh viện lúc ấy có 68 y bác sĩ, nhân viên. Thiết bị chỉ có một máy Cobalt của Liên Xô (cũ), mỗi khi cần điều chỉnh vị trí tia xạ phải quay bằng tay; hai máy chiếu xạ; một vài máy chụp X-quang, kính hiển vi để chụp và chẩn đoán huyết học.

"Mọi thứ đều thô sơ nhưng hoạt động như một bệnh viện", GS Đức nhớ lại.

Thời điểm ấy cũng chưa nhiều người biết bệnh ung thư, cũng chưa có điều kiện để chụp chiếu, chẩn đoán. Mỗi ngày bệnh viện (với ba phòng khám) khám cho khoảng 20 bệnh nhân. Hơn 50 năm sau, các đồng nghiệp của ông Đức hiện khám cho 5.000 - 6.000 bệnh nhân/ngày. Về cơ sở vật chất, quy mô bệnh viện đã gấp khoảng 30 lần so với thời ông còn trẻ.

Số thiết bị điều trị ung thư mà bệnh viện hiện có như robot điều trị K đường tiêu hóa, hệ thống thiết bị xạ trị hay các kỹ thuật bệnh viện áp dụng như tạo hình lưỡi sàn miệng bằng vạt đùi; tái tạo hàm trên bằng vạt tự do xương bả vai; phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt toàn bộ qua nội soi ổ bụng, hay sàng lọc sớm để phát hiện và điều trị một số loại ung thư..., theo ông Đức là không thua kém các nước lân cận trong khu vực.

"Điều tồn tại mà tôi còn day dứt là bệnh viện còn quá đông, dù đã mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.

Tôi mong mỏi người dân phải được điều trị tốt hơn, với điều kiện chăm sóc thuận lợi hơn, y bác sĩ của bệnh viện có thu nhập tốt hơn để chất lượng cuộc sống của anh chị em cũng được cải thiện hơn", GS Đức chia sẻ.

Một trong số thiết bị y tế đầu tiên của Viện Curie Đông Dương - Ảnh tư liệu

Một trong số thiết bị y tế đầu tiên của Viện Curie Đông Dương - Ảnh tư liệu

Sáng tạo vì bệnh nhân​

Từng là một trong 10 nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020, bác sĩ Đào Văn Tú - giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Bệnh viện K - chia sẻ mình có mối "duyên nợ" với bệnh nhân ung thư.

Bác sĩ Tú giành giải thưởng Quả cầu vàng trong lĩnh vực công nghệ y dược với sáu bài báo công bố quốc tế, chủ nhiệm tám đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, chủ nhiệm một đề tài cấp quốc gia, ba thử nghiệm lâm sàng; tham gia nhiều hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện, khám sàng lọc ung thư.


"Việc phát triển thuốc chữa ung thư do Việt Nam sản xuất là xu thế tất yếu. Trước đây toàn bộ thuốc này đều được nghiên cứu phát triển ở châu Mỹ, châu Âu thì hiện nay một số thuốc đã được nghiên cứu tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Năm 2020, trung tâm chúng tôi có nhiệm vụ xây dựng đơn vị nghiên cứu lâm sàng pha 1.

Đây là nghiên cứu trên người sau khi có kết quả tốt ở các thử nghiệm tiền lâm sàng. Chúng tôi mong giúp người bệnh ở giai đoạn muộn, phương pháp điều trị hiện tại kém hiệu quả hoặc không còn thuốc điều trị có thêm cơ hội...", bác sĩ Tú nói.

Năm 2023, bác sĩ Ngô Quốc Duy (34 tuổi), phó trưởng khoa ngoại đầu cổ của bệnh viện, tiếp tục giành giải thưởng Quả cầu vàng và được vinh danh với nghiên cứu phát triển kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp qua đường miệng, một kỹ thuật giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân.

Tháng 9-2022, Bệnh viện K trở thành bệnh viện đầu tiên trên cả nước phẫu thuật robot cắt tuyến giáp qua đường miệng trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Trước đó, phẫu thuật mổ mở tuyến giáp là phương pháp kinh điển được áp dụng trong ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này thường để lại sẹo dài ở vùng trước cổ mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Phương pháp mới có ưu điểm hơn, quan sát rõ nét, độ linh hoạt cao của các cánh tay robot, giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác cao hơn. Phương pháp phẫu thuật robot nhiều ưu điểm vượt trội mà bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng, nhất là đảm bảo thẩm mỹ, giảm tối thiểu sang chấn, không chảy máu, giảm đau tối đa và phục hồi nhanh chóng.

Việc đưa phương pháp phẫu thuật mới trong điều trị ung thư tuyến giáp đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền y học Việt Nam.

Những tiến bộ khoa học được các bác sĩ ứng dụng đã giúp bệnh nhân có thêm cơ hội tiếp cận với nền y học hiện đại, giảm thiểu biến chứng, đảm bảo thẩm mỹ.

Bia đá khắc tên những người có công xây dựng Viện Curie Đông Dương đã được phát hiện khi cải tạo tòa nhà - Ảnh: NAM TRẦN

Bia đá khắc tên những người có công xây dựng Viện Curie Đông Dương đã được phát hiện khi cải tạo tòa nhà - Ảnh: NAM TRẦN

Bệnh nhân được bác sĩ tiếp thêm sức mạnh​

Cô gái Đặng Trần Thủy Tiên (23 tuổi, Hải Phòng) có lẽ là cái tên quen thuộc trong cộng đồng bệnh nhân mắc ung thư vú. Biết mình mắc K khi vừa tròn 19 tuổi, Tiên cũng đã có lúc tuyệt vọng.

"Em vẫn nhớ ngày ấy bác sĩ nói em mắc K vú, em đã rất sợ. Nhưng lúc ấy bác sĩ nói với em, bệnh giờ có nhiều phương pháp điều trị và động viên em sẽ vượt qua", Tiên nhớ lại.

16 tháng Tiên kiên cường chiến đấu với bệnh. Không nhớ nổi bao lần truyền hóa chất, từng nghĩ mình là gánh nặng của gia đình, giờ đây Tiên đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Cô nói thời gian điều trị hơn một năm, bác sĩ Bệnh viện K không chỉ điều trị mà như người thân của mình.

Xuất viện, Tiên vẫn duy trì khám định kỳ theo lịch và ghé thăm các bác sĩ đã gắn bó với mình. Tiên cũng muốn nhắn nhủ đến những bệnh nhân K, giờ đây y học đã phát triển rất nhiều, mọi người hãy kiên cường vượt qua.

"Chị sẽ không chết vì ung thư"​

Mắc ung thư đại trực tràng năm 1998, bà Đặng Thị Minh Nguyệt (Hà Nội) tưởng chừng mình đã mang án tử. Thế nhưng, bà đã chiến thắng ung thư và sức khỏe ổn định suốt 25 năm qua.

"Chị không chết vì ung thư", bác sĩ Đoàn Hữu Nghị (nguyên phó giám đốc Bệnh viện K) đã nói khiến bà Nguyệt (sinh năm 1942) tin tưởng vào phác đồ điều trị và chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác.

Cách đây 25 năm, đúng thời điểm nghỉ hưu, bạo bệnh bỗng ập tới, bà được phẫu thuật, điều trị tia xạ và hóa chất, sức khỏe dần ổn định.

Suốt 25 năm qua, bà vẫn duy trì khám định kỳ để theo dõi sức khỏe. Bà khoe sau khi điều trị ung thư bà vẫn tham gia thể dục dưỡng sinh, dạy dưỡng sinh cho tổ dân phố, hội người cao tuổi.

"Tinh thần lạc quan, thể dục đều đặn, vậy cuộc sống mới vui tươi, sức khỏe của mình luôn tốt hơn", bà Nguyệt cười nói.
 
Từng vào đây thăm bố đứa bạn bị K dạ dày 1 lần mà thấy sợ luôn :(
 
cái trang web k tân triều là trc tôi làm, xong sang cty khác làm cả hệ thống xếp hàng của nó luôn.
vẫn nhớ đợt sang trực lỗi cả tuần, đến từ 5r 6h sáng mà đông vcl
quầy tiếp nhận mấy bà y tá bật loa hét ầm lên
 
Vào đây các bạn sẽ thấy khao khát sự sống ntn, sẽ thấy cảnh người ăn thịt người ra sao
 
Back
Top