Bi kịch của người già Hàn Quốc

umeshu

Senior Member
Lim Jong-ik vẫn nhớ rõ ngày 26/1/2020, ông nằm một mình trên sàn nhà lạnh lẽo, quấn chăn và cố gắng dỗ giấc ngủ.

Vài giờ sau, người đàn ông 69 tuổi thức dậy với một bên mặt tê cứng. Đó là chứng liệt dây thần kinh mặt. Tấm gương trên tường phản chiếu hình ảnh ông già không tiền, không gia đình, đón Tết một mình trong căn hộ rộng 20 m2 ở quận Seongbuk, Seoul.

Lim chưa bao giờ tưởng tượng rằng đời mình lại khốn khổ đến thế bởi ông có nhiều năm lao động chăm chỉ. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông lao vào nhiều công việc khác nhau, quản lý tiệm giặt khô, sản xuất thép, làm bất cứ điều gì có thể để kiếm tiền.

Ông bắt đầu kinh doanh ở tuổi 30 với số tiền tiết kiệm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, ông chuyển sang quản lý nhà hàng. Công việc kinh doanh không suôn sẻ, vợ chồng ông chia tay nhau từ rất sớm.

Ở tuổi trung niên, ông trở thành người lao động tay chân, kiếm sống bấp bênh và không dám nghĩ đến tiết kiệm nghỉ hưu.

Dù không dựa dẫm ai trong hơn 40 năm nhưng Lim vẫn chẳng có gì ngoài nghèo đói. Biến cố liệt dây thần kinh mặt là khởi đầu cho nỗi đau khổ của ông khi về già.

Nhưng ít nhất, bốn năm trước ông vẫn có thể làm việc. Giờ đây không công ty nào chịu thuê người gần 70 tuổi như Lim. Đơn xin tham gia các tổ chức xã hội của ông ở văn phòng quận liên tục bị từ chối. Mới đây, ông nộp đơn xin việc dọn dẹp tại một bệnh viện ở Seoul nhưng chưa có phản hồi.

Lương hưu cơ bản của Lim là 245 USD, ông xoay xở bằng cách ăn hai bữa một ngày. Thậm chí, Lim còn bỏ sở thích đi bộ của mình. Ông tự cô lập mình, dành cả ngày để xem TV trong căn hộ không có cửa sổ.

Ngày 10/6, ông mở ứng dụng ngân hàng thấy màn hình hiển thị số dư chỉ đủ duy trì cuộc sống trong hai hoặc ba tháng.

Cổ Lim cứng đờ vì căng thẳng.

Ông Lim Jong-ik trong căn hộ ở quận Seongbuk, Seoul, tháng 6/2024. Ảnh: Korea Times

Ông Lim Jong-ik trong căn hộ ở quận Seongbuk, Seoul, tháng 6/2024. Ảnh: Korea Times
Lim gia nhập vào nhóm người lớn tuổi (trên 65 tuổi) đang chật vật với đói nghèo, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 39,3%, gấp bốn lần so với nhóm 18-65 tuổi ở mức 10,6%.
Trong số 37 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ Hàn Quốc và Estonia có khoảng cách hơn 20 điểm phần trăm giữa hai nhóm trên.
Hwang Jae-woo, 74 tuổi, thường ngồi một mình trên băng ghế ở công viên Tapgol, quận Jongno, Seoul thở dài nhìn vào điện thoại. Ông có số dư tài khoản 11 USD vào ngày 4/6.
Trước đó 10 ngày, ông nhận lương hưu 825 USD nhưng đã trả tiền thuê nhà, hóa đơn và các bữa ăn. Dù chật vật nhưng vợ chồng ông cố xoay xở và không nhờ đến sự giúp đỡ của cô con gái 40 tuổi.
Nhưng tháng này là một ngoại lệ. Vợ Hwang bị đau lưng dữ dội còn ông được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày.
Do các bác sĩ nội trú đã nghỉ việc nên rất khó để ông khám bệnh tại địa phương. Vợ chồng ông di chuyển giữa Daegu và Seoul bằng tàu điện. Kể cả khi phương tiện này giảm giá cho người già, họ vẫn mất hơn 80 USD, chưa kể tiền điều trị.
Hwang là tài xế xe buýt trong 30 năm. Ông nghỉ hưu vào năm 2012 nhưng vẫn tiếp tục lao động chân tay trong suốt một thập kỷ sau đó.
Ở Hàn Quốc, nhiều người giống Lim và Hwang, sống đời bình thường ở tuổi trung niên nhưng lại rơi vào cảnh nghèo khó sau khi nghỉ hưu. Nguyên nhân bởi sự thiếu hụt của lương hưu, vốn là nguồn thu nhập chính của người lớn tuổi sau khi ngưng làm việc. Họ buộc phải tái gia nhập thị trường lao động.
Những người không thể làm việc do bệnh tật, họ phải đấu tranh với đói nghèo và cô lập xã hội, dẫn đến tự tử. Tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi ở Hàn Quốc là cao nhất trong số các nước OECD, ở mức 46,4 trên 100.000 người, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề đói nghèo.
Lee Seung-hee, nhà nghiên cứu ở Viện Phát triển Hàn Quốc, đã tính toán tỷ lệ nghèo với giả định rằng người lớn tuổi có thể tạo ra tiền thuê nhà, thu nhập từ tài sản của họ.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo đói là 45,9% đối với những người sinh vào cuối những năm 1930 và 37,2% đối với những người sinh vào đầu những năm 1940. Điều này cho thấy người cao tuổi ở độ tuổi cuối 70 đến giữa 80 đang trong tình trạng nghèo khó, thiếu cả tài sản và thu nhập.
Người già xếp hàng trước nhà thờ ở Seoul để nhận tiền, tháng 6/2024. Ảnh: Korea Times

Người già xếp hàng trước nhà thờ ở Seoul để nhận tiền, tháng 6/2024. Ảnh: Korea Times
Nhưng kịch bản có thể tệ hơn. 9h30 sáng 15/6, hàng dài người hơn 50 m trước nhà thờ quận Gyeyang, Seoul đã hình thành. Nhà thờ tặng 5 USD cho 500 người từ trên 65 tuổi đi lễ đầu tiên.
Tin tức lan rộng, nhiều người già ở Seoul, thậm chí là các tỉnh phía nam Hàn Quốc như Kyunggi cũng xếp hàng sớm tham gia.
Ông Kim, 81 tuổi, sống nhờ vào khoản trợ cấp cơ bản 430 USD cùng với vợ, nói họ chỉ sống bằng kim chi và cơm nhưng nhờ nhà thờ, họ sẽ mua được một bát mì jjajangmyeon.
Cạnh đó, ông Park, 80 tuổi, ở quận Michuhol, Seoul, gần như hụt hơi sau khi đi bộ 1,4 km từ ga Jakjeon trên tuyến tàu điện ngầm số 1 đến nhà thờ.
"Tôi tiết kiệm từng đồng để không phải xin tiền con cái", ông nói.
Các chuyên gia cảnh báo tình trạng này sẽ nghiêm trọng khi thế hệ tương lai phải đối mặt với đói nghèo. Độ tuổi trung bình mà người lao động Hàn Quốc nghỉ công việc chính là 49,3 tuổi. Lương hưu quốc gia được thiết kế để cung cấp 40% thu nhập trung bình (tỷ lệ thay thế thu nhập) sau 40 năm đóng góp.
Lee Sang-hak, giám đốc tổ chức hỗ trợ người cao tuổi Senior Hope Union, nói sự khó khăn của người cao tuổi phản ánh thị trường lao động.
"Cải cách cơ cấu kinh tế xã hội để nâng cao tốc độ tăng trưởng, đẩy nhanh thay đổi lương hưu là rất quan trọng", ông nói.
_986fa65b-9b50-4add-dac9ee4c025c1.jpg
 
Bọn Hàn này nó làm đến lúc chết, như VN mình đa số già hay dựa dẫm được vào con cái, ngoài 60 thường làm chơi chơi chăm con chăm cháu là chính. Còn bọn Hàn này gần như con cái và cha mẹ tự sinh tự diệt, cứ ra chợ dân sinh là thấy rất nhiều người già sắp chết mang vài mớ rau vớ vẩn ngồi lề đường bán, rồi cái bọn già lang thang vất vưởng nghiện rượu sống ở chợ cũng ko thiếu, kiếm được xu nào là làm cahi rượu gạo, vài miếng thịt ngồi bú với nhau :doubt:
 
Còn bọn Hàn này gần như con cái và cha mẹ tự sinh tự diệt, cứ ra chợ dân sinh là thấy rất nhiều người già sắp chết mang vài mớ rau vớ vẩn ngồi lề đường bán, rồi cái bọn già lang thang vất vưởng nghiện rượu sống ở chợ cũng ko thiếu, kiếm được xu nào là làm cahi rượu gạo, vài miếng thịt ngồi bú với nhau :doubt:
Người già ở quê ngại éo lên Seoul sống với con cháu thôi
Chưa kể con cháu cũng nghèo éo có nhà rộng nữa
 
Người già ở quê ngại éo lên Seoul sống với con cháu thôi
Chưa kể con cháu cũng nghèo éo có nhà rộng nữa
Bọn này tham công tiếc việc lắm, chúng nó làm đến chết luôn, ko làm vườn, làm nông thì cũng đi làm công ty :doubt: .
Như quê Vy mỗ cứ tầm 60 70 giờ đại đa số nhàn tênh, chỉ làm vớ vẩn rồi chăm con chăm cháu là chính. :doubt:
 
Back
Top