Boeing hụt hơi trong cuộc đua không gian

MasterchiefsReborn

Senior Member

Thông báo trên trang thông tin chính thức ngày 21-6, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kế hoạch đưa tàu Starliner của Boeing chở theo các phi hành gia từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) về Trái đất sẽ bị hoãn vô thời hạn.

1719320560328.png

Các phi hành gia NASA của tàu vũ trụ Starliner là Butch Wilmore (phải) và Suni Williams (trái) chụp ảnh tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, vào ngày 5-6 - Ảnh: AFP

Đây là lần hoãn thứ tư kể từ khi tàu Starliner đưa hai phi hành gia người Mỹ của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams lên ISS hôm 5-6. NASA hiện chưa ấn định thời gian dự kiến mới để tái khởi động kế hoạch này, dù trước đó từng tiết lộ họ sẽ đưa tàu Starliner trở về Trái đất vào ngày 26-6, theo Hãng tin Reuters.

Chậm chân so với SpaceX

Trong quá trình kiểm tra tàu, phi hành đoàn đã phát hiện 5 lỗi kỹ thuật ở 28 động cơ đẩy, 5 điểm rò rỉ helium có thể tăng áp suất với những động cơ này và một số vấn đề chưa được khắc phục ở hệ thống van dẫn.

Những trục trặc này làm gia tăng các vấn đề trong chương trình Starliner của Boeing, đồng thời tổn hại đến danh tiếng vốn sa sút trong thời gian gần đây của Boeing do liên quan đến các vụ bê bối về chất lượng máy bay.

Ngoài ra, có thể thấy thành tích của Boeing càng bết bát hơn khi đặt lên bàn cân so sánh với những thành tựu xuất sắc của SpaceX - đối thủ hàng đầu của Boeing trong các thương vụ kinh doanh từ NASA, điển hình như hợp đồng vận chuyển phi hành đoàn đến và đi từ ISS.

Năm 2014, cả Boeing và SpaceX đều giành được thị phần trong hợp đồng vận chuyển phi hành đoàn thương mại của NASA. Boeing nhận được 61,5% nhờ vào uy tín và sức ảnh hưởng tại thời điểm cách đây một thập niên. Tuy nhiên, SpaceX đã gửi phi hành gia lên ISS bằng tàu vũ trụ Crew Dragon tổng cộng 10 lần kể từ năm 2014 mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Trong khi đó, Boeing chưa một lần nào phóng tàu lên ISS mà không gặp sự cố.

Chưa bàn đến những viễn cảnh tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai đối với tàu Starliner, biểu tượng hàng không của nước Mỹ buộc phải chấp nhận thất bại trước SpaceX của tỉ phú Elon Musk trong nhiệm vụ đưa phi hành gia lên ISS.

Tháng 5-2020, tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của SpaceX đã làm nên lịch sử sau khi thực hiện thành công chuyến du hành đầu tiên với sứ mệnh Demo-2. Sự kiện này đã chấm dứt gần một thập niên Mỹ phụ thuộc vào Nga khi đưa người lên ISS, đồng thời đánh dấu cột mốc lần đầu tiên một công ty tư nhân đưa phi hành gia vào vũ trụ.

Trong khi đó, Boeing mất đến 5 năm để đưa người lên ISS. Năm 2019, Boeing thất bại trong lần phóng đầu tiên do lỗi hẹn giờ tự động, khiến tàu vũ trụ không thể đạt quỹ đạo cần thiết để đi đúng hướng và đáp xuống ISS. Ba năm sau, Boeing phóng thành công tàu Starliner không người lái lên ISS dù trước đó gặp phải một số lỗi kỹ thuật.

Điều tích cực Boeing mang lại

Mãi đến ngày 5-6-2024, Boeing và NASA đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ khi tàu vũ trụ Starliner mang theo 2 phi hành gia NASA đã cập bến ISS thành công sau vô số khó khăn.

Thành công trong lần phóng tàu ngày 5-6 vừa qua của Boeing là thành tựu đáng tự hào trong lịch sử hàng không vũ trụ nước Mỹ. Đây là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan sẽ thấy Boeing dường như đã chậm chân hơn trong cuộc đua vào không gian. Ông lớn hàng không của xứ sở cờ hoa mất nửa thập niên để đưa người lên ISS, trong khi SpaceX đã ở đó từ 4 năm trước.

Khi Boeing vừa đưa người lên ISS và phải chật vật tìm cách trở về thì SpaceX lại bận rộn chinh phục các mục tiêu mới mang tính đột phá với tàu vũ trụ Starship. Đây là hệ thống vận chuyển hoàn toàn có thể tái sử dụng với tham vọng đưa con người và hàng hóa lên sao Hỏa, Mặt trăng và các hành tinh xa hơn ngoài không gian.

Các nhiệm vụ của Starliner và Starship diễn ra liên tiếp trong cùng thời điểm có thể đem đến các góc nhìn khác nhau về tương lai của ngành hàng không vũ trụ Mỹ.

Thứ nhất, thành công của Starliner dù còn hạn chế nhưng sẽ giúp Boeing lấy lại được phần nào niềm tin của công chúng sau hàng loạt bê bối của máy bay dân dụng, theo chuyên gia công nghệ cấp cao của Viện Manhattan James B. Meigs.

Thứ hai, không chỉ Boeing mà NASA sẽ giữ được danh tiếng và chỗ đứng nếu cơ quan này giải quyết được vấn đề rò rỉ helium cũng như những sự cố động cơ phát sinh để đưa các phi hành gia trở về an toàn.

Cuối cùng, cựu quan chức NASA dưới thời cựu tổng thống Barack Obama Lori Garver từng nhận định: "SpaceX cần có đối thủ cạnh tranh". Bà Garver và các nhà khoa học khác hy vọng nhìn thấy hệ sinh thái công nghiệp vũ trụ hoàn chỉnh, nơi các công ty khởi nghiệp tư nhân thổi làn gió mới vào cuộc đua chinh phục không gian.

Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho NASA thay vì phải tự sở hữu và vận hành tất cả mọi thứ, cũng như tạo cú hích để gã khổng lồ Boeing bước vào cuộc cạnh tranh một cách nghiêm túc nhằm chứng minh "phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi".

...............................
 
Năm 2014, cả Boeing và SpaceX đều giành được thị phần trong hợp đồng vận chuyển phi hành đoàn thương mại của NASA. Boeing nhận được 61,5% nhờ vào uy tín và sức ảnh hưởng tại thời điểm cách đây một thập niên. Tuy nhiên, SpaceX đã gửi phi hành gia lên ISS bằng tàu vũ trụ Crew Dragon tổng cộng 10 lần kể từ năm 2014 mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Trong khi đó, Boeing chưa một lần nào phóng tàu lên ISS mà không gặp sự cố.
Thuê cho lắm bọn nít gào, bú cho lắm Woke, đi theo đường lối DEI thì tuổi l đòi sánh vai với Mút luôn. Giờ còn liếm láp dc cái gọi là "tuổi đời" chứ cứ thế này thì ngày SpaceX nó đạp vỡ mồm ko còn xa :doubt: :doubt:
 
1, 2, 3 thằng woke cảnh sát vào cắt cúp ,viện dẫn ra đổ thừa do cộng hòa làm boeing ra như vậy
 
Last edited:
Back
Top