Bỗng dưng đất lở, đường xe 4 bánh sụt lún ầm ầm

Voz Vui Ve

Senior Member
Cà Mau - Chưa hết tháng Giêng nhưng tình trạng sụt lún, khô hạn diễn ra nhiều nơi tại vùng ngọt tỉnh Cà Mau.

Một điểm sụt lở tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Một điểm sụt lở tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Đường tự nhiên sụt


Ông Võ Việt Tùng (ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) rất vui mừng khi con đường bê tông rộng rãi đi ngang nhà mình. Tuy nhiên, không lâu sau, đoạn đường bị sụt lún, hư hỏng 43 m ngay diện tích đất nhà ông.

Một đoạn đường trước nhà ông Tùng bị sụt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ

Một đoạn đường trước nhà ông Tùng bị sụt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nhật Hồ

"Khoảng 3h chiều, tôi đang dọn dẹp, hàng xóm chạy qua nói, bờ kè nhà có vấn đề cần kiểm tra ngay. Lúc ra thì thấy bị lún một khúc, tôi lấy dây giăng lại để tránh xảy ra tai nạn không đáng có. Khi vừa giăng dây xong, đất lún luôn" - ông Tùng kể lại.

Bà Đinh Thị Xuân kể: “Tôi năm nay đã 73 tuổi mà mới thấy tình trạng lần đầu tiên. Lúc đầu, cây cối kêu rắc rắc rồi con đường đang bằng phẳng tự nhiên sụt ùm một cái. Lộ này mới làm trước Tết, chưa hết mừng nay lại tiêu hết rồi”.

Bà Đinh Thị Xuân cho biết năm nay đã 73 tuổi mà chưa từng thấy sụt đất ầm ầm như thế này. Ảnh: Nhật Hồ

Bà Đinh Thị Xuân cho biết năm nay đã 73 tuổi mà chưa từng thấy sụt đất ầm ầm như thế này. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Phạm Thành Được - Chủ tịch UBND xã Khánh Hải - thở dài, điểm tên những tuyến kênh bị hư hỏng lộ giao thông 3 m và xảy ra lún, sạt lở trên 10 vị trí của xã gồm: Kênh Bờ Tre, kênh Đường Ranh Lớn, Cây Sộp… Trong đó, tuyến kênh Cây Sộp dài 3,8 km, một bên còn là vùng đất đen có đến 70% bị sụt lún, sạt lở đất xuống sông.

Ông Phạm Thành Được cho hay, nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ lở, lún đất ở các tuyến kênh trên địa bàn là rất cao.

"UBND xã đã mua "nóng" cừ tràm, chỉ đạo cho lực lượng dân quân cùng ấp và nhân dân tiến hành gia cố những đoạn có nguy cơ, không để sụt lún, sạt lở lộ giao thông. Những đoạn nào đã sụp lộ xuống thì sửa chữa hoặc làm đường tạm để người dân đi lại. Mong mỏi của xã là các cấp ngành, tỉnh, UBND huyện hỗ trợ khắc phục các đoạn đường hư hỏng này" - ông Phạm Thành Được nói.

Sụt lún, sạt lở tăng hàng ngày

Tình trạng sụt lún, sạt lở không chỉ diễn ra nan giải ở xã Khánh Hải mà ở các xã Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc… trong vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời cũng đến mức báo động.

Số liệu thống kê của UBND huyện Trần Văn Thời thể hiện, từ đầu tháng 2 đến ngày 28.2, toàn huyện xảy ra 127 vụ sụt lún, sạt lở. Đến ngày 28.2, số vụ ghi nhận được đã tăng lên gần 500 điểm; tổng chiều dài sụt lún, sạt lở hơn 12 km; gây thiệt hại hơn 15 tỉ đồng. Điều đáng nói, theo dự báo, mực nước trong vùng ngọt sẽ tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới và tình trạng sụt lún, sạt lở có thể còn nghiêm trọng hơn.

Mỗi ngày đều có đường sụt lở mới gây chia cắt giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Mỗi ngày đều có đường sụt lở mới gây chia cắt giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời được người dân sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Năm nay dứt mưa sớm, hạn hán khắc nghiệt làm lượng nước rút nhanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo sản xuất vụ mùa, người dân đã bơm nước vào nội đồng khiến hệ thống sông, kênh rạch bị khô cạn. Tình trạng này gây ra chênh lệch độ cao giữa mặt đường ven sông và mực nước dưới lòng sông rất lớn, làm mất phản áp dẫn đến sụt lún, sạt lở.

Do các dòng kênh kiệt nước, đường sụt lún, xe 4 bánh không vào được, người dân phải thuê xe máy vận chuyển lúa ra ngoài đường lớn khiến giá lúa giảm sâu, gây thiệt hại lớn. Ảnh: Nhật Hồ

Do các dòng kênh kiệt nước, đường sụt lún, xe 4 bánh không vào được, người dân phải thuê xe máy vận chuyển lúa ra ngoài đường lớn khiến giá lúa giảm sâu, gây thiệt hại lớn. Ảnh: Nhật Hồ

...
 
Back
Top