Bước vào tuổi 'gánh' cha mẹ và con cái

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Chúng ta bước vào tuổi trung niên, cha mẹ cũng đến tuổi xế chiều. Nhiều cặp vợ chồng ở tuổi này đã phải đối diện với thực tế: vừa nuôi con ăn học, vừa chăm sóc cha mẹ già mắc nhiều bệnh nền.

Gánh nặng kinh tế và trách nhiệm khiến họ rơi vào vòng xoáy căng thẳng, áp lực.

"Đòn gánh" gánh cả hai đầu: cha mẹ và con cái


Dù dòng họ hai bên đông anh em nhưng chỉ có mỗi vợ chồng bà V.T.P. (53 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định) gần cha mẹ già. Cũng vì thế mà mọi việc lớn nhỏ gì cũng đến tay hai vợ chồng bà. Mỗi ngày cả hai vợ chồng bà đều tới lui hết phía nội đến phía ngoại.

Những năm gần đây, ông bà hai bên đều đổ bệnh, con gái út đang học năm cuối đại học ở TP.HCM nên vất vả gánh trên vai hai vợ chồng bà P. tăng lên gấp nhiều lần.

Đợt gần nhất là mẹ ruột của bà P. bị ung thư bàng quang ở tuổi 82. Tuổi cao, sức yếu nên gia đình chỉ chạy chữa cho bà giảm đau qua ngày. Những ngày tháng này, cuộc sống vợ chồng bà P. thật sự đảo lộn.

Để công việc vẫn duy trì, nhà cửa có người trông, hai vợ chồng chọn phương án hết lượt vợ đến lượt chồng thay phiên nhau vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Muốn kịp giờ làm việc, hai vợ chồng "giao ca" chăm mẹ bệnh lúc 4h sáng vì khoảng cách từ bệnh viện tỉnh về nhà đi mất gần một tiếng đồng hồ.

Trường hợp gia đình bà P. là ví dụ điển hình của phần đông người ở độ tuổi trung niên vừa phải đi làm lo kinh tế, vừa chăm sóc cha mẹ già và nuôi hai con ăn học.

Cũng như gia đình bà P. nhưng vợ chồng bà L.N.M. (46 tuổi, ngụ TP.HCM) là ba thế hệ sống chung một mái nhà. Vợ chồng bà M. đưa mẹ từ ngoài quê vào TP.HCM sinh sống được mấy năm nay.

Vài tháng gần đây, mẹ chồng của bà M. thường xuyên bị cao huyết áp, kèm theo bệnh đái tháo đường nhiều năm.

Hằng tháng, mẹ chồng bà M. phải đến bệnh viện gần nhà lấy thuốc bảo hiểm y tế về uống. Tuổi cao, không rành đường sá nên mỗi lần đến bệnh viện tái khám, nhận thuốc là bà M. hoặc chồng đều chở mẹ đi. Chưa kể thỉnh thoảng huyết áp của mẹ chồng bà tăng cao đột ngột, phải đi cấp cứu, nhập viện theo dõi vài ngày.

Bà M. tâm sự nhiều lúc bản thân bận rộn việc nhà, việc công ty, lo cho đứa con ở tuổi ăn học nên không thể quán xuyến mọi sinh hoạt, sức khỏe của mẹ chồng. Có lúc mẹ chồng bà M. dỗi, tủi thân, đòi về quê sống, không thì gọi điện thoại than vãn các con ruột.

"Giữa trách nhiệm làm con dâu, làm mẹ, công việc và thời gian cho cá nhân đến giờ tôi chưa thể cân bằng được. Nặng nề nhất là áp lực kinh tế trong một gia đình ba thế hệ, mà chỉ thế hệ thứ hai chúng tôi làm ra tiền, trong khi mẹ già bệnh cần được chăm sóc, nhưng quỹ thời gian thì chỉ có thế" - bà M. chia sẻ.

Lời giải cho câu chuyện thiếu người chăm sóc ở tuổi ốm đau?

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Theo PGS Lê Đình Thanh - giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, trưởng bộ môn lão khoa Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), người cao tuổi không những mắc nhiều bệnh phải điều trị mà cần người phục vụ, chăm sóc nên chi phí xã hội cho người cao tuổi rất lớn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ) đang dần thay thế cho mô hình gia đình truyền thống (có từ ba thế hệ trở lên) khiến số người thân chăm sóc cho người cao tuổi cũng ít đi.

Do đó, cần nghiên cứu điều trị, chăm sóc người cao tuổi trong mỗi gia đình là chiến lược phải đặt ra sớm, đồng thời cần có giải pháp đồng bộ giữa ngành y tế với các ngành khác để giải quyết thực trạng già hóa dân số.

PGS Lê Đình Thanh cho biết thêm, hiện tuổi thọ bình quân đầu người của Việt Nam lên đến 73,6. Đây là số tuổi chưa cao nhưng so với những thế hệ trước thì tuổi thọ này đã vượt bậc. Thế nhưng việc chăm sóc, điều trị, định hướng cho người cao tuổi có chất lượng cuộc sống tốt tại nước ta chưa đạt như mong muốn.

Vậy nên ngoài câu chuyện báo hiếu ở riêng mỗi gia đình, những trăn trở chăm lo cho cha mẹ già có được một đời sống tinh thần và sức khỏe được tốt nhất vào cái tuổi xưa nay hiếm vẫn còn là nỗi niềm canh cánh trong lòng của không ít người con...

.................
 
Thằng hàng xóm giữa trưa không cho mẹ ngủ , cứ nằng nặc đòi lôi mẹ ra gánh đây . Khổ vl
H3HeiI6.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Tuần rồi 6h50 đưa con đi học, làm cơm rồi vô viện tới 15h về. :burn_joss_stick: ngồi chơi có 3 bữa muốn sụm nụ luôn :sweat: Đó là chăm người khỏe đó. :burn_joss_stick:
 
Tính ra thời điểm này là vất vả mệt mỏi nhất trong đời nhưng cũng là quãng thời gian tốt lành nhất. Có công việc, có cha mẹ, có vợ, có con. Hy vọng ông bà còn khoẻ lâu, việc làm còn ổn định, con cái biết suy nghĩ, vậy là viên mãn. Nghĩ đến thiếu 1 cái nào thôi cũng thấy não lòng
 
Tính ra thời điểm này là vất vả mệt mỏi nhất trong đời nhưng cũng là quãng thời gian tốt lành nhất. Có công việc, có cha mẹ, có vợ, có con. Hy vọng ông bà còn khoẻ lâu, việc làm còn ổn định, con cái biết suy nghĩ, vậy là viên mãn. Nghĩ đến thiếu 1 cái nào thôi cũng thấy não lòng
cuộc sống nào viên mãn đc anh, công việc cũng có áp lực, cha mẹ vợ con thì cũng đau ốm bệnh tật, tiền nhiều kiếm đủ thì ko sao, chứ thiếu tiền lúc này là xích mích chán chường đủ đường :sad:
 
Back
Top