Các tổ chức quốc tế dự báo cơ hội tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

NíchThật*

Senior Member
Cơ hội và thách thức
Theo chuyên gia kinh tế David Dapice (Trường quản lý nhà nước John F.Kennedy, ĐH Harvard, Hoa Kỳ), nhờ chính sách đúng đắn của Chính phủ, đầu tư công đã tăng hơn 20%, cải thiện cơ sở hạ tầng. Lạm phát được giữ trong tầm kiểm soát, hệ thống ngân hàng vẫn lành mạnh dù các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục đè nặng lên giới đầu tư.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc nâng cấp quan hệ hai nước đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút FDI và chuyển giao công nghệ. Một thách thức được đặt ra là tình trạng thiếu lao động chất lượng cao, khiến Việt Nam gặp khó khi muốn tiến xa hơn trong chuỗi cung ứng sản xuất chip.

“Cơ hội tăng cường sử dụng điện tái tạo cũng là cơ hội với Việt Nam khi miền Trung có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời và gió thuận lợi. Điều này có thể là yếu tố quan trọng nếu giá nhiên liệu tăng trở lại do tình trạng thiếu hụt ở châu Âu. Với tình trạng El Nino gây ảnh hưởng khí hậu ở Đông Nam Á, việc sở hữu nguồn năng lượng tái tạo lớn sẽ tạo ra một hệ thống điện sạch hơn và mạnh mẽ hơn” - ông David Dapice phân tích trên Diễn đàn Đông Á (EAF).

Dù vậy, vẫn sẽ có những thách thức trong năm tới: Nền kinh tế Mỹ và EU có thể rơi vào suy thoái hoặc tăng trưởng yếu.

Ông David Dapice cho hay, mức tăng trưởng của Việt Nam hầu hết sẽ phải đến từ việc tăng chất lượng lao động cũng như năng suất làm việc nhằm đưa tăng trưởng khu vực tư nhân lên cao. Hiện tỉ trọng GDP của Việt Nam chỉ khoảng 11% - thấp hơn nhiều khi so với nhiều quốc gia khác (dao động từ 30-50%).
Dự báo về mức tăng trưởng
Vị chuyên gia nhận định, nếu Việt Nam có thể cải thiện nguồn cung năng lượng, chất lượng đào tạo và “cơ sở hạ tầng mềm”, GDP của nước ta sẽ có thể tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm.

Về năm 2024, mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ là 6-6,5%, tương tự như dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á vào tháng 7.2023.

Tổ chức Fitch Ratings kỳ vọng, môi trường kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong vài năm tới nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng và rủi ro tín dụng và thanh khoản của lĩnh vực bất động sản giảm bớt. Theo đó, mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ tăng lên 6,3% vào năm 2024 khi nhu cầu bên ngoài phục hồi và những trở ngại trong nước giảm bớt.

“Chúng tôi tin rằng, những chính sách quyết đoán của cơ quan quản lý đã giúp hạn chế rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Tỉ lệ nợ xấu sẽ chững lại vào năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh mẽ” - Fitch dự báo.

Trong báo cáo “Triển vọng tín dụng toàn cầu 2024” của S&P Global, Việt Nam là nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất trong 3 năm tới, được hỗ trợ bởi các chính sách hội nhập thương mại.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ xu hướng tái cơ cấu nguồn cung toàn cầu. Đến năm 2026, S&P Global đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,8%.

Dự báo tăng trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2024 sẽ duy trì ở mức 6%. Nhu cầu bên ngoài được cho là yếu hơn dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp và dịch vụ.

Ngân hàng này đánh giá, chính sách tiền tệ thận trọng và chủ động, được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát giá xăng, điện, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục hiệu quả, sẽ giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát. Lạm phát được dự đoán sẽ duy trì ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4% cho năm sau. Trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô mới nhất, ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ mạnh mẽ ở mức 6,7% trong năm 2024.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam lần lượt là 5,8% và 6,9% vào năm 2024 và năm 2025.
 
Back
Top