thảo luận các trạng thái thấu hiểu 1 từ trong tiếng anh

toanphusv

Senior Member
Hi all, tớ muốn hỏi các trạng thái khi thấu hiểu 1 từ tiếng anh. ví dụ 1 bài đọc, à từ plunderer tớ hiểu là kẻ cướp, ok khi đọc hay nhìn ở báo chí tớ hiểu từ này, nhưng khi viết bài hay nói, tớ lại chỉ nhớ từ theft vì nó familiar hơn.
 
Hi all, tớ muốn hỏi các trạng thái khi thấu hiểu 1 từ tiếng anh. ví dụ 1 bài đọc, à từ plunderer tớ hiểu là kẻ cướp, ok khi đọc hay nhìn ở báo chí tớ hiểu từ này, nhưng khi viết bài hay nói, tớ lại chỉ nhớ từ theft vì nó familiar hơn.
Một từ nó có thể có rất nhiều nghĩa và đóng vai trò khác nhau trong những ngữ cảnh khách nhau (verb, adj, noun, adverb...). Chưa kể khi ghép vào phrasal verb lại ra nghĩa khác. Thím cứ đọc sách nhiều là sẽ hiểu nhiều nghĩa xong quen thôi mà. Chứ học chay theo 1 nghĩa không ăn thua đâu.
 
Một từ nó có thể có rất nhiều nghĩa và đóng vai trò khác nhau trong những ngữ cảnh khách nhau (verb, adj, noun, adverb...). Chưa kể khi ghép vào phrasal verb lại ra nghĩa khác. Thím cứ đọc sách nhiều là sẽ hiểu nhiều nghĩa xong quen thôi mà. Chứ học chay theo 1 nghĩa không ăn thua đâu.
nếu nói như bạn thì đã không có các thể loại cụm và cấu trúc câu từ mà người học chỉ có thể học theo chúng một cách máy móc để hiểu nghĩa, điều này là trở ngại rất lớn đối với cá nhân mình, vì quá nhiều thứ để học và nhớ, học mãi mà không thấy tiến bộ

thành ra học nghĩa của từ đơn chỉ là cấp độ vỡ lòng, thuộc càng nhiều từ đơn càng nâng cao khả năng đoán nghĩa của cả câu và xác suất chính xác nhỏ hơn 100%

khi học được cụm và cấu trúc câu thì lại nâng trình thêm nữa để đạt cấp độ đoán nghĩa thứ 2

cấp độ đoán nghĩa thứ 3 là dựa vào ngữ cảnh, tình huống, thái độ của người đối diện để giao tiếp

cấp độ thứ 4 là nghe để hiểu (bằng đồng cảm/thấu cảm) cũng là cấp độ cao nhất vì 3 cấp độ trước là nghe để trả lời
 
nếu nói như bạn thì đã không có các thể loại cụm và cấu trúc câu từ mà người học chỉ có thể học theo chúng một cách máy móc để hiểu nghĩa, điều này là trở ngại rất lớn đối với cá nhân mình, vì quá nhiều thứ để học và nhớ, học mãi mà không thấy tiến bộ

thành ra học nghĩa của từ đơn chỉ là cấp độ vỡ lòng, thuộc càng nhiều từ đơn càng nâng cao khả năng đoán nghĩa của cả câu và xác suất chính xác nhỏ hơn 100%

khi học được cụm và cấu trúc câu thì lại nâng trình thêm nữa để đạt cấp độ đoán nghĩa thứ 2

cấp độ đoán nghĩa thứ 3 là dựa vào ngữ cảnh, tình huống, thái độ của người đối diện để giao tiếp

cấp độ thứ 4 là nghe để hiểu (bằng đồng cảm/thấu cảm) cũng là cấp độ cao nhất vì 3 cấp độ trước là nghe để trả lời
Cứ đọc sách, đọc truyện nhiều là quen thôi thím, chứ đừng học chay. Tôi thì toàn cày sách chuyên ngành nên phải hiểu nghĩa chính xác, đôi khi phải cân đo đong đếm từng nghĩa khác nhau xem thực sự câu nói đó tác giả định thể hiện điều gì mới hiểu được ý đồ của tác giả, không là hiểu sai kiến thức ngay. Đôi khi tác giả dùng 1 từ mà nghĩa của nó không có trong từ điển, mà thực sự là tác giả đang chơi chữ, để thể hiện 1 ý tưởng khác hoàn toàn. Cụm và cấu trúc câu như thím nói có phải đang nói đến idioms? Idioms không chỉ phổ biến trong giao tiếp mà trong sách gặp cũng nhiều mà, dựa vào kinh nghiệm đọc sẽ phát hiện nó là idioms rồi tra cả cụm là ra nghĩa thôi. Vậy mấu chốt theo quan điểm cá nhân của tôi là đọc nhiều. Đọc nhiều quen mặt chữ và khả năng phán đoán ngữ cảnh cũng bén hơn rất nhiều. Và 1 điều cũng không kém phần quan trọng là kiến thức của mình tăng lên, kiến thức càng tăng độ hiểu biết của mình về từ vựng cũng tăng theo. Nói thì phức tạp thế chứ thím cày tầm trăm quyển sách chuyên ngành coi, trình lên ngay. :p
 
Back
Top