Chặn ngay nạn mua bán... tài khoản ngân hàng

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/chan-ngay-nan-mua-ban-tai-khoan-ngan-hang-2023060823222681.htm

Thời gian qua, nhiều nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng lừa đảo chỉ định nhưng khi công an vào cuộc xác định đây đều là tài khoản không chính chủ, đã được người đứng tên bán cho các đối tượng lừa đảo trước đó.

Nhóm Minh, Cương (phải) mời chào khách thuê tài khoản ngân hàng - Ảnh: cắt từ clip

Nhóm Minh, Cương (phải) mời chào khách thuê tài khoản ngân hàng - Ảnh: cắt từ clip

Những tài khoản ngân hàng không chính chủ này trở thành thứ "vũ khí lợi hại" cho các đối tượng lừa đảo, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi truy vết. Do nhu cầu của các đối tượng lừa đảo rất lớn, "thị trường" mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng luôn sôi động. Nhiều đối tượng đã lập các tài khoản trên mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo..., công khai mua bán tài khoản ngân hàng.

Bán tài khoản ngân hàng kèm CCCD!​

Chỉ cần gõ cụm từ "mua bán tài khoản ngân hàng" trên Facebook, hàng chục hội nhóm xuất hiện như: "Mua bán tài khoản NH - thẻ ATM toàn quốc", "Mua bán tài khoản NH, thẻ ATM, bank ảo, thẻ visa", "Mua bán tài khoản NH tên theo yêu cầu", "Bán tài khoản NH + ATM + rửa tiền"...

Chiều 1-6, chúng tôi có mặt trước chi nhánh Tân Quy đường Nguyễn Thị Thập (quận 7, TP.HCM) của một ngân hàng để gặp người phụ nữ tên D. như đã hẹn để "mua" một tài khoản NH mở mới kèm thẻ CCCD chính chủ. Sau hơn 10 phút chờ đợi, D. từ bên trong ngân hàng đi ra, đưa cho khách xem tờ thông tin khách hàng mới toanh của một NH khác.

Trên tờ thông tin của ngân hàng thể hiện chủ tài khoản tên L.T.M.D., số tài khoản là 190019999xxx. Sau đó, D. đưa cho chúng tôi xem CCCD được khẳng định là vừa dùng để mở tài khoản. Để chứng minh CCCD là thật, D. dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên CCCD và cho ra kết quả gồm: số, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán... tất cả đều trùng khớp với CCCD mà D. đưa. "Combo tài khoản" mà D. cung cấp còn có sim điện thoại mạng Vietnammobile số 0582642xxx.

D. cho biết bản thân cũng là người thu mua tài khoản ngân hàng để bán lại. "Đây là lần đầu em đi mở tài khoản trực tiếp để bán chứ bình thường em cho "lính" em đi mở, tại anh cần gấp quá nên em trực tiếp làm luôn. Cái sim điện thoại này là thằng em của em đứng tên, đã dùng để đăng ký một tài khoản ngân hàng khác nữa, nếu anh có nhu cầu thì em bán luôn", D. giải thích rồi dùng điện thoại chụp lại hai mặt CCCD và lý giải: "Để cớ mất làm lại cái khác".

Một tài khoản Telegram có tên "Kevin Trần" giới thiệu có khả năng mở tài khoản ngân hàng tại quầy với một cái tên bất kỳ mà khách muốn. "Mở tài khoản tại quầy theo tên thì chỉ có mở tại ngân hàng V được thôi, hạn mức 1 - 3 tỉ đồng. Làm theo tên cần chuẩn bị hồ sơ và phôi CCCD. Bạn cung cấp tên họ, số điện thoại, bên tôi sẽ làm hồ sơ giả rồi tạo tài khoản banking theo hồ sơ đó, thời gian làm khoảng hai ngày", người này cho hay.

Tuy nhiên, người này yêu cầu phải chuyển khoản trước 1,4 triệu đồng rồi mới cùng "tay trong" ở NH để mở tài khoản. Một tài khoản trên ứng dụng Telegram rao bán "Tool làm tài khoản ngân hàng". Người này cho biết có sẵn Tool ngân hàng T, ngân hàng V với giá 10 triệu đồng. "Với công cụ này, khách có thể tự mở nhiều tài khoản ảo, không cần đến trực tiếp NH", người này khẳng định.

Đồ họa: TUẤN ANH

Đồ họa: TUẤN ANH

Dễ dàng qua mắt nhân viên ngân hàng?​

Trước đó chiều 18-5, sau khi liên lạc với Nguyên (29 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), người đăng rao bán tài khoản không thẻ cứng với giá "ưu đãi đặc biệt" là 1 triệu đồng, chúng tôi được hẹn đến phòng giao dịch một ngân hàng trên đường Nơ Trang Long (Bình Thạnh). Tại đây, Nguyên giới thiệu một người đàn ông đi cùng tên Hùng, làm nghề phụ hồ, với CCCD tên Nguyễn Minh Hùng (sinh năm 1969, ngụ quận 1).

Sau khi yêu cầu ông Hùng vào quầy giao dịch để làm thủ tục mở tài khoản, Nguyên quay ra nói: "Trong lúc đợi mở tài khoản, phải đưa tiền trước khi ông Hùng ra. Chuyện tiền bạc chỉ bạn với mình biết thôi, ông này chỉ đi vào làm cùng, lát nữa về tôi với ổng tự tính". Theo lời Nguyên, ông Hùng cần tiền nên rủ đi mở tài khoản NH để bán lại.

Đến nay, ông Hùng đã mở ba tài khoản tại các ngân hàng khác nhau rồi bán lại cho Nguyên với giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, rồi Nguyên sẽ bán lại cho khách, hưởng chênh lệch. "Những người này chủ yếu là lao động tay chân, bán tài khoản ngân hàng để lấy ít tiền, còn mình lời chừng 500.000 đồng mỗi tài khoản - Nguyên khoe và khẳng định - Không quan tâm người mua tài khoản để làm gì, làm gì là việc của người ta".

Tuy nhiên, ông Hùng từ ngân hàng trở ra và thông báo là không mở được tài khoản do điện thoại bị trục trặc, không đổi sim mới để đăng ký (!?). Nghe vậy, Nguyên liền mời chúng tôi mua tài khoản mà ông Hùng đã mở trước đó tại một ngân hàng khác. Từ thông tin Nguyên cung cấp, đăng nhập vào số tài khoản 135110001506xxx do "NGUYEN MINH HUNG" đứng tên, được mở ngày 8-4-2023 tại chi nhánh Gia Định.

Trước đó chiều 17-5, theo lời hẹn với một người tự xưng tên là Cương, người đã rao bán "vài bộ banking" kèm với ảnh chụp hai mặt CCCD của chủ thẻ, chúng tôi có mặt tại một quán cà phê trên đường Hoàng Sa (quận 1) để "mua" tài khoản một ngân hàng có CMND gốc với giá 2 triệu đồng. Sau khi thỏa thuận giá cả, Cương yêu cầu chúng tôi tải ứng dụng Mobile Banking của một NH về điện thoại để kiểm tra tài khoản rao bán.

Khi chúng tôi thao tác xong, Cương đọc số tài khoản cũng là tên đăng nhập cùng mật khẩu, mã OTP để khách đăng nhập vào ứng dụng kiểm tra. Thông tin trong ứng dụng thể hiện chủ tài khoản tên "NGUYEN VAN THIEP", cùng đầy đủ ngày tháng năm sinh, số điện thoại cũng như địa chỉ liên hệ. Những thông tin này khớp với thông tin trên CMND mà Cương cung cấp. Tuy nhiên, ảnh chân dung trên CMND không được đóng dấu giáp lai.

Tài khoản thật, giấy tờ giả​

Không chỉ tự nhận bản thân có thể "đáp ứng mọi nhu cầu" mua, thuê tài khoản ngân hàng, nhóm của Minh và Cương còn khoe có sẵn nhiều CMND, CCCD với thông tin, địa chỉ khác nhau nhưng đều dán hình chân dung của Cương. Dù tài khoản cho thuê có thật nhưng các đối tượng này cung cấp cho khách CMND/CCCD giả, đã qua chỉnh sửa, thay đổi thông tin. Địa chỉ trên những giấy tờ này đa phần là "địa chỉ ma".

Minh, người chuyên bán và cho thuê tài khoản, cho biết các tài khoản NH mà Minh đang giữ đều sử dụng CMND, CCCD mua lại tại các nhà nghỉ, khách sạn, tiệm cầm đồ... Tuy nhiên, các phôi ảnh trên CCCD hay CMND đều đã được chỉnh sửa trước khi đến NH mở tài khoản. "ngân hàng không hề phát hiện giấy tờ bị chỉnh sửa. Nếu bị phát hiện, cứ nói là do ảnh mờ, giấy hư. Ngân hàng không kêu công an xuống đâu vì sợ phiền phức", Minh nói.

Theo lời Minh, nếu thuê tài khoản của Minh, khách sẽ vô tư "rửa tiền bẩn" bởi lực lượng chức năng không thể truy ra được địa chỉ thực sự của người nhận tiền. "Nếu muốn kỹ hơn, có thể chuyển tiền lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau, khó truy lắm. Nhưng nếu có kiểm tra, công an chỉ kiểm tra được số chứ đâu kiểm tra khuôn mặt. Việt Nam chưa có máy nhận diện khuôn mặt đâu. Mỗi CCCD sẽ mở được nhiều NH khác nhau", Minh hướng dẫn.

Và theo điều tra của Tuổi Trẻ, tài khoản mà Minh giới thiệu được mở tại chi nhánh Thảo Điền của một ngân hàng có thông tin thật về chủ tài khoản, nhưng CCCD mà Minh cung cấp cho khách là đã qua chỉnh sửa. Tương tự, CMND mang tên "Nguyễn Văn Thiệp" đứng tên tài khoản mà Cương (khi thì xưng tên Bảo) rao bán cũng là giả. "CMND xịn đó, em dán hình của em lên rồi đem đi mở tài khoản này luôn đó.

Trước khi đi mở tài khoản, tụi em sẽ "check" thử số CMND có mở tài khoản chưa nên không có chuyện trùng", Cương khẳng định.

Để tìm hiểu sự thật, chúng tôi đến địa chỉ trên giấy CMND của người tên "Nguyễn Văn Thiệp" ở phường Hiệp Thành, quận 12 nhưng hàng xóm cho biết người này đã bán nhà khoảng bốn năm nay và không rõ đi đâu, làm gì.

Qua kiểm tra cho thấy người này cũng chưa thay đổi từ CMND sang CCCD. Với tài khoản của một NH tại phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ mà Cương đã bán, thông tin chủ tài khoản đăng ký khớp với số, tên tuổi trên CMND nhưng thông tin trên CMND mà Cương cung cấp đã qua chỉnh sửa.

Nam thanh niên tên Cương hướng dẫn khách vào ứng dụng của một ngân hàng để kiểm tra tài khoản mà Cương rao bán - Ảnh cắt từ clip

Nam thanh niên tên Cương hướng dẫn khách vào ứng dụng của một ngân hàng để kiểm tra tài khoản mà Cương rao bán - Ảnh cắt từ clip

...
 
Trên fb bọn scam lừa đảo nhiều như rươi, cứ ai post bài lên cần lm cái này cái kia, nó vào inb nói xí lô xí là tý rồi đòi cọc 1,200k cọc xong nó chạy, ngày lm 10 cái là hơn chạy grab rồi
 
Mấy tài khoản không chính chủ này công an có được phép bảo ngân hàng cho kiểm tra các giao dịch liên quan ko nhỉ ?
 
cứ giã thằng nào đứng tên chủ tài khoản mà bỏ tù thì ai dám bán tài khoản nữa.
 
cứ giã thằng nào đứng tên chủ tài khoản mà bỏ tù thì ai dám bán tài khoản nữa.

Toàn đám ko biết gì về bank cả nên chắc tù nó cũng chả biết :after_boom:

Gửi từ iphone 17ProMaxLuxury bằng vozFApp
 
Mấy tài khoản không chính chủ này công an có được phép bảo ngân hàng cho kiểm tra các giao dịch liên quan ko nhỉ ?
Thím đi đến mấy nơi dân trí thấp, kêu nhờ mở tài khoản, cho họ 50k, họ cho mở ngay thôi.
Giờ mở bank dễ quá mà, chỉ cần cái cmnd, với xác thực khuôn mặt là xong
 
phải ra luật, tài khoản thằng nào dính lừa đảo thì đi tù nó mới sợ
 
Toàn đám ko biết gì về bank cả nên chắc tù nó cũng chả biết :after_boom:

Gửi từ iphone 17ProMaxLuxury bằng vozFApp
thì cứ cho vào tù, rồi nêu lên báo chí, tv, rồi đề nghị những ai đã bán tknh ra bank để yêu cầu hủy tài khoản là xong
 
Mấy năm trước chơi trò làm nhiệm vụ kiếm tiền, scam đặt đơn các kiểu. Hồi đó mấy app web nó hay cho ăn free mấy trăm k rồi dụ nạp, tui đi mua đc mấy cái bank, vì trùng tên nó ko cho rút nữa nên phải kiếm tên khác. Mình chỉ ăn free thôi, tới khi nó bắt nạp thì té qua app khác. Thời đó mua bank rất dễ.
 
Thím đi đến mấy nơi dân trí thấp, kêu nhờ mở tài khoản, cho họ 50k, họ cho mở ngay thôi.
Giờ mở bank dễ quá mà, chỉ cần cái cmnd, với xác thực khuôn mặt là xong
À ý mình là công an có được phép kiểm tra các giao dịch chuyển tiền của các tài khoản không chính chủ này ko ấy ? ví dụ như có một giao dịch chuyển một số tiền khoảng vài chục triệu từ stk ko chính chủ đến một stk chính chủ khác chẳng hạn, công an mà nó tra đc thì kiểu gì chả hỏi thăm :confuse:
 
À ý mình là công an có được phép kiểm tra các giao dịch chuyển tiền của các tài khoản không chính chủ này ko ấy ? ví dụ như có một giao dịch chuyển một số tiền khoảng vài chục triệu từ stk ko chính chủ đến một stk chính chủ khác chẳng hạn, công an mà nó tra đc thì kiểu gì chả hỏi thăm :confuse:
T quote lộn comment.
Còn của thím thì công an nó quyền làm đc tất nhé, muốn truy ai thì truy.
 
cứ giã thằng nào đứng tên chủ tài khoản mà bỏ tù thì ai dám bán tài khoản nữa.
Mấy ng đó bị ăn cắp thông tin để mở tk.
Ví dụ: ảnh KYC leak từ nguồn vay qua các app online
Khả năng những chủ tk đó cũng chỉ là nạn nhân bị lợi dụng thông tin
 
Thím đi đến mấy nơi dân trí thấp, kêu nhờ mở tài khoản, cho họ 50k, họ cho mở ngay thôi.
Giờ mở bank dễ quá mà, chỉ cần cái cmnd, với xác thực khuôn mặt là xong
ko cần tốn time thế, quay ngược time lại trước dịch, se*bank, ncb...chỉ cần cmnd + sim 30p là có 1 bộ, 1 ngày nó làm vài chục bộ. VC còn dễ ác nữa, 15p có 1 acc 1 card xài tẹt gas. Nguồn info thì bên app vay tiền tụi nó leak ra bao la, người bị làm thậm chí còn ko biết cmnd của mình có tk ở mấy cái bank miền núi luôn. Giờ thì khó rồi.
 
Hình như có 1 bọn chuyên mua bank của miền núi mà, toàn họ miền núi: Lò,lí .....
 
Giờ yêu cầu bọn ngân hàng xác thực chủ tk thôi. CHủ tk nào ko xác thực thì xóa :boss:
 
Back
Top