Chiêm ngưỡng cây sao cát 'ngàn năm tuổi' quý hiếm suýt bị đốn hạ

Ma Sieu

Senior Member
Cách đây hơn 30 năm, cây sao cát "ngàn năm tuổi" ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) suýt bị cưa hạ nhưng vì cây quá to nên may mắn thoát chết và nay là biểu tượng giữ rừng.

0:00/0:00
Nam miền Bắc
Ngày 24-12, ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum), xác nhận có một “đại lão mộc” ngàn năm tuổi quý hiếm thuộc lâm phần của công ty đang quản lý, được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Sao cát ngàn năm tuổi
Cây sao cát "ngàn năm tuổi" tại xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô. Ngày 20-12, gần trăm hộ dân tụ tập dưới gốc cây sao cát, thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô. Ảnh: TC.
Cây gỗ ngàn năm tuổi này là cây sao cát, có đường kính thân hơn bốn mét, cao hơn 35 mét ở thôn Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô –thuộc lô 3, khoảnh 2, tiểu khu 281 lâm phần do công ty quản lý).
“Đây là cây gỗ rất quý hiếm, có đường kính lớn cho đến nay vẫn còn tồn tại, sinh trưởng tốt. Đường kính thân hơn bốn mét, khoảng 10 người ôm mới xuể. Lâu nay, cây này được người dân, chính quyền địa phương và công ty bảo vệ nghiêm ngặt. Hình ảnh cây sao sừng sững là biểu tượng sống động cho việc giữ rừng ở đây”, ông Chung nói.
Sao cát ngàn năm tuổi
Cây có đường kính bốn mét, cao 35 mét... phải 10 người lớn ôm mới bao hết thân cây. Ảnh: TC
Theo ông Chung, cho đến nay vẫn chưa có đơn vị nào đo, kiểm tra, phân tích tuổi thật sự của cây sao cát này. Ước tính, giải tích sinh trưởng từ tâm cây ra hơn 2.000 ly, về năm tuổi thật sự từ 250 năm trở lên. Người dân nhiều thế hệ vùng này quen gọi là cây sao ngàn năm tuổi.
Mới đây (ngày 20-12), gần trăm hộ dân của sáu xã, gồm Ngọc Tụ, Đăk Rơ Nga, Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), xã Đăk Tờ Can, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông) và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô tụ tập về dưới gốc cây này, hoàn thành ký biên bản cam kết bảo vệ rừng. Cây sao cát là minh chứng sinh động cho cam kết.
Từ nhiều năm qua, cây sao cát này được người dân, chính quyền địa phương và công ty bảo vệ tuyệt đối, không bị xâm hại. Người dân thường xuyên tổ chức các nhóm tuần tra, bảo vệ cây 24/24, tránh kẻ xấu nhòm ngó.
Sao cát ngàn năm tuổi
Cách đây 30 năm, cây này suýt bị đốn hạ nhưng do cây quá to, không thể kéo ra khỏi rừng nên may mắn thoát chết và được bảo vệ an toàn cho đến nay. Nay hai vết sẹo vẫn còn lộ rõ. Ảnh: TC.


 
hồi năm 9 mấy ở đắc lắc cây kiểu này đầy, rừng nó nằm sát nhà giờ đi tới biên giới cũng chỉ còn tre trúc với cây bụi nhỏ
đi xe từ SG về nhà ở BMT, 2 bên đường đồi núi trọc lóc, toàn cây trồng và cây bụi nhỏ
nhưng thống kê rừng thì diện tích đồi núi trọc đó vẫn được tính là rừng mới hay
 
hồi năm 9 mấy ở đắc lắc cây kiểu này đầy, rừng nó nằm sát nhà giờ đi tới biên giới cũng chỉ còn tre trúc với cây bụi nhỏ
đi xe từ SG về nhà ở BMT, 2 bên đường đồi núi trọc lóc, toàn cây trồng và cây bụi nhỏ
nhưng thống kê rừng thì diện tích đồi núi trọc đó vẫn được tính là rừng mới hay
Tầm những năm 2k10 tôi vào Tây nguyên vẫn còn mấy gốc cây cháy dở to phải vài người ôm :byebye: sau bị đào hết lên làm lục bình với bàn cmnr
 
hồi năm 9 mấy ở đắc lắc cây kiểu này đầy, rừng nó nằm sát nhà giờ đi tới biên giới cũng chỉ còn tre trúc với cây bụi nhỏ
đi xe từ SG về nhà ở BMT, 2 bên đường đồi núi trọc lóc, toàn cây trồng và cây bụi nhỏ
nhưng thống kê rừng thì diện tích đồi núi trọc đó vẫn được tính là rừng mới hay
Cứ màu xanh là tính cho nó xông xênh, cả làng cùng vui :D
 
Tầm những năm 2k10 tôi vào Tây nguyên vẫn còn mấy gốc cây cháy dở to phải vài người ôm :byebye: sau bị đào hết lên làm lục bình với bàn cmnr
hồi tầm 2000 vẫn còn nhiều rừng, hồi đó người người nhà nhà mua xe cày xe tải đi phá rừng lấy gỗ
giờ thì chả còn gì
 
hồi tầm 2000 vẫn còn nhiều rừng, hồi đó người người nhà nhà mua xe cày xe tải đi phá rừng lấy gỗ
giờ thì chả còn gì
làm rẫy nên mới đốt, gỗ nào xịn lắm thì cố vác về đổi lấy bao gạo ăn lấy sức phá tiếp :byebye: nhà tôi có mấy ông cậu, ông bác mỗi ông đốt ít thì 1 quả đồi, nhiều thì 2 quả đồi tầm 5-7 héc :oh:. Có ông khỏe đốt được tầm 20 héc giờ giàu vl
 
làm rẫy nên mới đốt, gỗ nào xịn lắm thì cố vác về đổi lấy bao gạo ăn lấy sức phá tiếp :byebye: nhà tôi có mấy ông cậu, ông bác mỗi ông đốt ít thì 1 quả đồi, nhiều thì 2 quả đồi tầm 5-7 héc :oh:. Có ông khỏe đốt được tầm 20 héc giờ giàu vl
đốt đâu, đốt cây bụi tre trúc làm rẫy thôi, cây lớn mới đầu là cưa về làm nhà
thập niên 90 là toàn cưa gỗ về làm nhà, toàn căm xe, cà chích, dầu thì làm ván thôi
tầm 2000 thì đi phá rừng bán cho xưởng gỗ với công ty
lúc đấy máy cày xe tải gỗ chạy như trẩy hội
tầm 2004, 2005 tôi đi học trên SG, đi xe khách mà dưới chân toàn cây gỗ dưới đó chở lên SG, bình dương
 
Tầm những năm 2k10 tôi vào Tây nguyên vẫn còn mấy gốc cây cháy dở to phải vài người ôm :byebye: sau bị đào hết lên làm lục bình với bàn cmnr
Nhà tôi ở Buôn Ma Thuột, sát nhà có cái cây bự lắm, chắc cũng phải cả trăm tuổi

1703479724613.png
 
hồi năm 9 mấy ở đắc lắc cây kiểu này đầy, rừng nó nằm sát nhà giờ đi tới biên giới cũng chỉ còn tre trúc với cây bụi nhỏ
đi xe từ SG về nhà ở BMT, 2 bên đường đồi núi trọc lóc, toàn cây trồng và cây bụi nhỏ
nhưng thống kê rừng thì diện tích đồi núi trọc đó vẫn được tính là rừng mới hay
Cao su cũng tính là rừng thì mong gì hơn fen ạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top