thắc mắc Cho em về lắp RCCB chống giật hệ tủ bếp

romany123

Senior Member
Nhà em mới thi công hệ tủ bếp inox cánh kính, lúc thi công cũng đã tránh cho đường dây điện đi qua thành tủ hết mức có thể rồi nhưng em vẫn muốn an toàn hơn nữa nên đang muốn lắp CB chống giật cho nhánh điện khu bếp thì có hiệu quả không ạ?
Do tủ bằng khung inox, cánh cũng dùng khung inox nên em muốn an toàn hết mức có thể tránh sự cố rò điện chạm vào tủ có thể giật ạ.

Tóm tắt: - Tủ bếp inox, có sử dụng máy rửa bát, bếp từ, nóng lạnh, cây nước, hút mùi => Lo ngại giật khi rò điện ra khung inox tủ.
Mong muốn: Lắp CB chống giật cho toàn bộ nhánh tủ bếp để chống giật khi rò điện ra inox tủ.

Các bác tư vấn giúp em với ạ.:adore:
 
Không hiểu lắm bạn muốn tư vấn cái gì? Loại CB, hãng CB, thông số CB hay là cái gì :))
Còn nếu để trả lời câu hỏi "có hiệu quả không" thì: CB chống giật chỉ hiệu quả khi có giật :)) còn nếu không có giật thì nó không hiệu quả gì :LOL:)) thậm chí lắp không đúng thông số nó còn nhảy loạn xạ gây ức chế :v
 
Không hiểu lắm bạn muốn tư vấn cái gì? Loại CB, hãng CB, thông số CB hay là cái gì :))
Còn nếu để trả lời câu hỏi "có hiệu quả không" thì: CB chống giật chỉ hiệu quả khi có giật :)) còn nếu không có giật thì nó không hiệu quả gì :LOL:)) thậm chí lắp không đúng thông số nó còn nhảy loạn xạ gây ức chế :v
Đại loại là hệ tủ bếp nhà em là khung inox, trên đó gắn 1 số thiết bị sử dụng điện, em sợ có thể rò điện ra thành tủ lúc chạm vào giật đó ạ ( ví dụ chuột cắn dây gì đó). Thì việc lắp CB chống giật có giúp an toàn trong trường hợp đó không?
 
An toàn thì kiếm chỗ nào kín kín bắn con vít, kéo dây gnd tới.
Với RCCB thì lắp khúc chia tải về cả gian bếp thì hợp lí hơn.
 
Đại loại là hệ tủ bếp nhà em là khung inox, trên đó gắn 1 số thiết bị sử dụng điện, em sợ có thể rò điện ra thành tủ lúc chạm vào giật đó ạ ( ví dụ chuột cắn dây gì đó). Thì việc lắp CB chống giật có giúp an toàn trong trường hợp đó không?
Nếu chỉ đơn giản vậy thì không cần, bạn chỉ cần nối đất cho cái khung inox đó là được nhé!
 
Gắn thêm cũng được - nhiều lớp cho chắc ăn. Vì có sự cố con nầy chưa nhẩy thì con kia nhẩy.
Nhiều nhà gắn tùm lum, mà ko hiểu sao con trong nhà họ chưa nhẩy con tổng điện lực ngoài cột nhẩy trước luôn ấy. Nhà mình kế 1 nhà, trước bị nhẩy vậy 2 lần rồi họ kêu thợ về sửa tới giờ ko bị vậy nữa. Cũng ko rõ bị quá tải hay chạm, chỉ biết nhà người ta bị nhẩy cúp 3 nhà chung CP thôi.
 
Thì lắp thôi.
Vỏ tủ nếu lắp được tiếp địa thì còn tốt nữa vì rò điện là CB chống giật nhảy ngay.
Nếu không có tiếp địa thì đa số người bị giật nó mới nhảy.
 
Gắn thêm cũng được - nhiều lớp cho chắc ăn. Vì có sự cố con nầy chưa nhẩy thì con kia nhẩy.
Nhiều nhà gắn tùm lum, mà ko hiểu sao con trong nhà họ chưa nhẩy con tổng điện lực ngoài cột nhẩy trước luôn ấy. Nhà mình kế 1 nhà, trước bị nhẩy vậy 2 lần rồi họ kêu thợ về sửa tới giờ ko bị vậy nữa. Cũng ko rõ bị quá tải hay chạm, chỉ biết nhà người ta bị nhẩy cúp 3 nhà chung CP thôi.
Nhiều lớp thì hơi khó bác à, em định lắp 1 rccb cho khu bếp tổng thôi :D
Thì lắp thôi.
Vỏ tủ nếu lắp được tiếp địa thì còn tốt nữa vì rò điện là CB chống giật nhảy ngay.
Nếu không có tiếp địa thì đa số người bị giật nó mới nhảy.
Tiếp địa có cần làm cọc không bác? hay cắm đinh vào góc tường ạ?
 
Nhiều lớp thì hơi khó bác à, em định lắp 1 rccb cho khu bếp tổng thôi :D

Tiếp địa có cần làm cọc không bác? hay cắm đinh vào góc tường ạ?
Để kích cho chống giật nhảy thì đôi khi cây đinh đóng xuống sàn cũng được, nhưng làm tiếp địa đạt chuẩn 4 ôm thì hơi căng đấy, chỗ mình đất hơi nhiều đá màu mà đóng một cây cọc tiếp địa d16 dài 2,4m xuống được có 50 ôm, dự là phải đóng tầm 6 cọc may ra được 4 ôm.
 
Để kích cho chống giật nhảy thì đôi khi cây đinh đóng xuống sàn cũng được, nhưng làm tiếp địa đạt chuẩn 4 ôm thì hơi căng đấy, chỗ mình đất hơi nhiều đá màu mà đóng một cây cọc tiếp địa d16 dài 2,4m xuống được có 50 ôm, dự là phải đóng tầm 6 cọc may ra được 4 ôm.
Thế khó bác à. nhà em nhà phân lô đất eo hẹp lắm. :amazed:
 
Mình đóng 3 cọc thì xuống được tầm 11 ôm, vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tiếp địa an toàn.
Hôm nào phải mua tiếp cọc về đóng.
Nhiều bạn cắm cái đinh vào tường và khoe đã tiếp địa xong rồi.
 
Để kích cho chống giật nhảy thì đôi khi cây đinh đóng xuống sàn cũng được, nhưng làm tiếp địa đạt chuẩn 4 ôm thì hơi căng đấy, chỗ mình đất hơi nhiều đá màu mà đóng một cây cọc tiếp địa d16 dài 2,4m xuống được có 50 ôm, dự là phải đóng tầm 6 cọc may ra được 4 ôm.
bạn mua cọc loại gì ở đâu để đóng vậy ? Có cần phải cọc đồng ko ? Mình cũng quan tâm khoản tiếp địa nầy cho nhà đang xây mà chưa biết có làm ko - vì tổng phí so dự tính đang quá cao , chưa tính mấy cái nầy, thêm vào nữa sợ gánh hết nổi.
 
bạn mua cọc loại gì ở đâu để đóng vậy ? Có cần phải cọc đồng ko ? Mình cũng quan tâm khoản tiếp địa nầy cho nhà đang xây mà chưa biết có làm ko - vì tổng phí so dự tính đang quá cao , chưa tính mấy cái nầy, thêm vào nữa sợ gánh hết nổi.
Nếu đất ướt thì mua cọc sắt mạ đồng cũng được, càng ướt thì cọc càng bền mà lại nhanh có điện trở thấp.
Đất khô cọc sắt gặp oxi nhiều nó nhanh rỉ, lúc này phải dùng cọc đồng.
Giá thì chênh lệch rất nhiều, cọc d16 dài 2,4m sắt có 200k nhưng đồng 700k.
Cả dây nối cọc cũng vậy, mua dây sắt d10 (75mm vuông) nhúng kẽm nóng nó rẻ, vài chục nghìn/m, dây đồng 35mm vuông nó hơn trăm.
Mình đóng cọc sắt mạ đồng, dây nối cọc cũng sắt mạ nhúng kẽm cho rẻ, hàn điện nối cọc rồi đúc cục bê tông trên đầu cọc để bảo vệ mối hàn chứ không hàn hoá nhiệt, vì hàn hoá nhiệt cần có khuôn hàn và thuốc hàn nên giá thành cao.
Cứ trước mùa mưa bão thì kiểm tra điện trở xem còn đạt không để khắc phục.
Có tiền làm cọc đồng, dây đồng thì bền cả đời, còn làm bằng sắt chắc được cỡ hơn chục năm tuỳ loại đất.
 
Nếu đất ướt thì mua cọc sắt mạ đồng cũng được, càng ướt thì cọc càng bền mà lại nhanh có điện trở thấp.
Đất khô cọc sắt gặp oxi nhiều nó nhanh rỉ, lúc này phải dùng cọc đồng.
Giá thì chênh lệch rất nhiều, cọc d16 dài 2,4m sắt có 200k nhưng đồng 700k.
Cả dây nối cọc cũng vậy, mua dây sắt d10 (75mm vuông) nhúng kẽm nóng nó rẻ, vài chục nghìn/m, dây đồng 35mm vuông nó hơn trăm.
Mình đóng cọc sắt mạ đồng, dây nối cọc cũng sắt mạ nhúng kẽm cho rẻ, hàn điện nối cọc rồi đúc cục bê tông trên đầu cọc để bảo vệ mối hàn chứ không hàn hoá nhiệt, vì hàn hoá nhiệt cần có khuôn hàn và thuốc hàn nên giá thành cao.
Cứ trước mùa mưa bão thì kiểm tra điện trở xem còn đạt không để khắc phục.
Có tiền làm cọc đồng, dây đồng thì bền cả đời, còn làm bằng sắt chắc được cỡ hơn chục năm tuỳ loại đất.
Chi phí tầm bao nhiêu nếu làm lẻ bác nhỉ? Thấy ít nơi báo giá làm mấy cái này.
 
Chi phí tầm bao nhiêu nếu làm lẻ bác nhỉ? Thấy ít nơi báo giá làm mấy cái này.
Tự làm được thì phải có thời gian, bớt được tiền công nhưng cũng phải có đồ.

Chế cái chụp đóng cọc bằng cách cắt mũi khoan của khoan bê tông ra, lấy cái chuôi mũi hàn chụp vào, sau này dùng chế độ búa mà đóng.

Đồng hồ đo điện trở đất mua cũ cho rẻ, không cần phải cố mua mấy con cao cấp làm gì vì hàng cao cấp có tem kiểm định là để làm công trình có nghiệm thu chặt chẽ. Đồng hồ rẻ hơn nếu nó lệch tí chả sao, không lệch tới 0,5 ôm là được (có cách kiểm tra).

Mua cái khuôn hàn hoá nhiệt T 1650 (cọc 16, dây 50), mua thuốc hàn (gần 100k/liều).
Khuôn mua khuôn cũ cho rẻ, mua mỗi khuôn thôi cho rẻ, về lấy dây sắt cột khuôn lại chứ không cần tay kẹp, mình làm từ từ thì vội gì.

Chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào loại đất, đất nhiều thịt, nhiều sét, thường xuyên ẩm ướt thì chắc đóng tầm 4-5 cọc là được dưới 4 ôm. Đất đồi, khô, nhiều đá, nhiều cát thì đóng chục cọc chưa chắc được.

Cọc d16, dài 2,4m sắt mạ đồng khoảng 200k/ cây, dây đồng m50 khoảng 120k/m, mỗi cọc đóng xa nhau 3m.
Thế thì tính trung bình tiền vật tư cho 5 cọc là 1 triệu tiền cọc, 15m dây đồng là 1,8 triệu.
5 lọ thuốc hàn là 400k.
Đầu cos m50 giá 20k, hộp đấu tiếp địa giá khoảng 300k.
Tầm 4 triệu vật tư cho hệ 5 cọc.
Khuôn hàn 500k, đồng hồ đo 1,5 triệu nữa là hết tầm 5,5-6 triệu.

Còn dùng cọc đồng vàng thì 650k/ cọc, cũng cứ thế nhân lên thôi.

Có nhiều cách khác làm rẻ hơn nữa nhưng tốn công lắm, có thời gian mới làm được.
 
Back
Top