thảo luận Cole: 'Nói Man City hay nhất lịch sử là thiếu tôn trọng Man Utd, Barcelona'

The Cityzen.

Junior Member
Huyền thoại Andy Cole cho rằng, Man City không phải là đội hay nhất lịch sử bóng đá ngay cả khi ăn ba mùa này.
Năm 1999, Man Utd giành Ngoại hạng Anh với 79 điểm. Cole và đồng đội hơn một điểm so với đội xếp thứ hai Arsenal. Trong trận chung kết Cup FA, họ thắng Newcastle 2-0. Đến chung kết Champions League, đội bóng dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại Alex Ferguson ngược dòng thắng Bayern 2-1, qua đó hoàn tất cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh.
Sau hơn 30 năm, Man City đang tiến gần đến kỳ tích của đội bóng cùng thành phố Manchester - Man Utd. Ở Ngoại hạng Anh mùa này, đội chủ sân Etihad bảo vệ thành công vương miện với 89 điểm, với cách biệt năm điểm so với nhì bảng Arsenal. Trong trận chung kết Cup FA, Man City thắng chính Man Utd 2-1 trong trận đấu trên sân Wembley hôm 3/6. Thầy trò Pep Guardiola còn trận cuối cùng và cũng là quan trọng nhất vào cuối tuần này: chung kết Champions League với Inter tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Chứng kiến sức mạnh vượt trội và được duy trì qua nhiều năm của Man City, nhiều chuyên gia cho rằng đây là tập thể mạnh nhất lịch sử bóng đá Anh. Nhưng Cole không đồng tình. Trên trang BoyleSports hôm 6/6, ông nói: "Cho rằng Man City hiện nay hay nhất lịch sử bóng đá Anh là hoàn toàn thiếu tôn trọng Man Utd, đặc biệt là từ những người không ở vị trí đó. Bạn có thể thấy rằng có rất nhiều sự căm ghét đối với Man Utd vì thành công của CLB. Man City không hay hơn chúng tôi ngay cả khi ăn ba mùa này".

Man Utd giành Champions League và hoàn tất cú ăn ba năm 1999. Ảnh: AP

Man Utd giành Champions League và hoàn tất cú ăn ba năm 1999. Ảnh: AP
Cựu tiền đạo người Anh nhấn mạnh rằng cho đến nay, Man Utd vẫn là đội bóng Anh duy nhất ăn ba, trong khi Man City cần thắng Inter trong trận chung kết Champions League để đạt được điều tương tự. Ông cũng khẳng định không đổi bất kỳ cầu thủ nào trong đội hình Man Utd năm 1999 để lấy cầu thủ của Man City hiện nay, vì cho rằng đó là hành động thiếu tôn trọng đồng đội cũ.
Cole còn lưu ý việc Man City đã chi rất nhiều tiền để xây dựng đội hình hiện nay, trong khi Man Utd năm 1999 tự đào tạo sáu cầu thủ đá chính. "Ronny Johnsen là một cầu thủ tuyệt vời, nhưng cậu ấy không được tôn trọng", Cole cho biết. "Nếu cậu ấy tệ như vậy, tại sao cậu ấy lại cùng Jaap Stam tạo nên một trong những cặp trung vệ hay nhất tại Man Utd?".
Cole khoác áo Man Utd từ năm 1995 đến 2001, chơi gần 200 trận và ghi gần 100 bàn ở Ngoại hạng Anh. Ông từng lập kỷ lục ghi 34 bàn trong một mùa giải 42 trận của giải đấu hàng đầu nước Anh.
Trong lịch sử, bên cạnh Man Utd, còn sáu đội bóng khác từng giành cú ăn ba, gồm Barca năm 2009 và 2015, Bayern năm 2013 và 2020, Inter năm 2010, Celtic năm 1967, Ajax năm 1972 và PSV năm 1988.

Barcelona 2011: đơn giản là vĩ đại​


BARCELONA 2011

Tuần vừa rồi xứ Catalan náo nức kỷ niệm tròn 10 năm ngày Barcelona giành cú ăn 6, kỳ tích có một không hai trong lịch sử túc cầu. Nghĩa khoảng thời gian này kéo dài từ năm 2009 – 2010, nhưng tôi cho rằng, phiên bản xuất sắc nhất trong 10 năm qua của Barcelona nằm ở mùa giải 2010 – 2011. Nhân lúc hứng thú với chủ đề này, hôm nay tôi ngồi xem lại toàn bộ trận chung kết UEFA Champions League ở Wembley giữa Barcelona và Manchester United để thấy hết sự vĩ đại của thế hệ này.
Ở London, họ gặp lại nhau sau 2 năm kể từ ngày ở Rome. Nhưng xét về tương quan lực lượng, vị thế hai bên đã thay đổi hoàn toàn khi United mất đi Cristiano Ronaldo và Carlos Tevez, nghĩa là đi xuống trong khi Barcelona thâu nạp thêm David Villa và Javier Mascherano, trong đó Villa là quân bài chủ chốt giúp Pep hoàn thiện đội ngũ tấn công mà lão hằng mơ ước, bởi sau những “Ngựa chứng” Samuel Eto’o và Zlatan Ibrahimovic, Villa vừa lành tính lại quen thuộc với hệ thống Tiki Taka ở đội tuyển TBN, nói không ngoa khi El Guaje là chi tiết khắc họa sự tinh xảo nhất của phiên bản này so với các phiên bản Barca còn lại.
Manchester United hiểu mình yếu hơn khi mất đi 2 mẫu ngôi sao như Cristiano và Tevez, điều này khiến Sir Alex Ferguson xoay trục lối chơi khi nhấn mạnh về hàng thủ thay vì hàng tấn công. Thế nên, khác với chuyện Barca hủy diệt đối thủ, phong cách phòng ngự chặt phản công nhanh được Fergie khai thác. Bộ tứ vệ gồm Rafael – Rio Ferdinand – Nemanja Vidic – Patrice Evra trở thành tấm lá chắn thép trước khung thành Edwin Van Der Sar, qua đó làm nền cho khả năng chớp thời cơ của Chicharito và Rooney, cho đến trước trận chung kết 2011, MU chỉ để lọt lưới có 4 bàn, ít nhất giải. Nói nôm na là vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn sẽ được tái hiện ở Wembley. Cách tiếp cận đó phần nào thành công trong hiệp 1, khi Barca mặc dù kiểm soát hoàn toàn thế trận nhưng vấp phải hàng thủ quá già dơ, bàn gỡ hòa 1-1 của Rooney như cô đọng quan điểm của Sir Alex, rằng hãy cứ để đối thủ cầm bóng, còn chúng ta chỉ việc ngồi chờ họ mắc sai lầm và trừng phạt.
BARCELONA vs MU 2011

Barcelona năm 2011 là một trong những đội bóng mạnh nhất trong lịch sử.

Tuy vậy, để làm nên tầm vóc vĩ đại của thế hệ này thì Barcelona có những con người quá khó đoán, vì thứ bóng đá họ trình diễn vượt mọi khuôn khổ, toan tính của đối thủ. Bàn nâng tỷ số 2-1 của Leo Messi là như vậy, sau hai pha đan bật với Xavi và Iniesta, khi hàng thủ của United lùi sâu để chờ đợi 1 tình huống xuống biên hay đập nhả trung lộ, Leo rướn 2 nhịp để tung ra cú đá trời giáng, khiến cả hệ thống phòng ngự của Quỷ Đỏ bị đánh lừa, mọi thứ diễn ra trong tích tắc và khi Evra nhận ra thì đã quá muộn.

Sau đó, mọi thứ tuột khỏi tầm tay của Manchester United, trạng thái của họ chuyển từ tự tin sang căng cứng như hình ảnh đôi tay run rẩy của Sir Alex. Như thừa nhận của ông trong cuốn hồi ký, rằng xét về trình độ, thì so với đội bóng ở Rome từng thắng United, Barcelona 2011 đã tăng thêm mười phần công lực khi ông bảo nếu thất bại ở Rome còn gây tiếc nuối nào đó, thì chức vô địch ở Wembley của Barcelona 2011 là hoàn toàn vượt trội.
Tôi đã xem lại 2 lần trận chung kết này chỉ trong 1 ngày để nghiền ngẫm cách Barca vận hành lối chơi, và kết luận duy nhất tôi có thể chỉ ra là Barcelona ngày ấy có thể không cần Messi nhưng chắc chắn sẽ vứt bỏ hệ thống này nếu không có Iniesta và đặc biệt là Xavi, bộ não thể hiện mọi ý tưởng tài tình của Pep trên sân. Thực tế này phản chiếu qua việc Tây Ban Nha thống trị tuyệt đối bóng đá thế giới với hệ thống “Barcelona không Messi”, khi Xavi và Iniesta vẫn ở đấy để dẫn dắt cả đội bóng.
Tôi đã nghe kể về giai thoại hào hùng của những Hungary 1954, Brazil 1970, Hà Lan 1974 và AC Milan 1987. Nhưng cảm xúc khi chứng kiến Barcelona 2011 vẫn vượt trên tất cả bởi nét quyến rũ, sự thăng hoa mà họ để lại thật khó để so bì, và quan trọng hơn là nền tư tưởng của Pep và thế hệ này đã tạo ra chuẩn mực mới cho sân cỏ thế giới cho đến tận ngày hôm nay.
 
Nói Real thì còn dc , Barca peak thì cũng một tay Pep hói làm nên, sau này lão chọn team nào GOAT thì team đó là GOAT. Còn cái clb "you know who" thì làm gì có cửa mà so.
 
Nói Real thời R7 hay Barca thời 2008-1015 thì còn nghe được, nhét MU vào làm gì cho thiên hạ chửi cho hở anh Ăn Đi Câu.
 
cái đội MU 1999 mà đá với cái độc MC hiện tại chắc MC nó ăn cách biệt >2 bàn, ngang kèo bọn MC hiện tại chắc Barca giai đoạn 2009 - 2015
 
Barca thời Pep là GOAT team rồi, vừa mạnh, vừa full cúp, dấu ấn chiến thuật đậm nét ảnh hưởng đến thời đại, và có GOAT player chơi ở đó.
 
Bọn MU cứ lôi cái ăn 3 từ đời tống ra thẩm du trong khi thời hiện đại chúng sinh nó ăn 4 ăn 5 thậm chí ăn 9 ăn 10 như đi chợ rồi.
 
Sơn già trước hay pressing trọng tài nên man đần nhiều lợi thế, chứ giờ có cái nịt, từ lúc Sơn già nghỉ thì man đần có cái gì ngoài 1 đống rác :doubt:
 
Back
Top